I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2.
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế SO3.
HS hiểu:
- Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của SO2 (vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử)
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của SO2.
- Giải các bài tập liên quan.
Ngày soạn: 25/02/2010 Ngày giảng: 26/02/2010 TIẾT 70 - 71: LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2. Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế SO3. HS hiểu: - Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của SO2 (vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử) 2. Kĩ năng - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2. - Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của SO2. - Giải các bài tập liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, nhóm nhỏ. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: - GV y/c 1 HS nêu tính chất hóa học của H2S, nguyên nhân tính chất hóa học đó. Viết các pthh minh họa. Từ đó GV đặt vấn đề vào bài. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit. * Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của SO2 và 1 số tính chất vật lí cơ bản của SO2. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS viết cấu hình electron của S và cho biết ở trạng thái kích thích thứ nhất S có mấy electron độc thân. Từ đó rút ra cấu tạo của phân tử SO2 HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS nghiên cứu SGK và rút ra tính chất vật lí của H2S. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Cấu tạo phân tử: - Cấu hình electron: 16S: 1s22s22p63s23p43d0 - Cấu hinhg electron ở trạng thái kích thích thứ nhất: 1s22s22p63s23p33d1 → Có 4e độc thân lk với 4e độc thân của 2 nguyên tử oxi tạo thành 2lk cht có cực và 1 lk cho nhận O = S → O - Trong SO2 lưu huỳnh có số oxi hóa là +4 * Tính chất vật lí: - Chất khí, không màu, mùi hắc, độc - Tan it trong nước 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của SO2. * Mục tiêu: HS hiểu SO2 là oxit axit và có tính oxi hóa và tính khử. * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS thảo luận cặp 5p tìm hiểu tính axit của SO2. Khi tác dụng với NaOH tạo những loại muối nào? Dựa theo tỉ lệ số mol của NaOH và SO2 biện luận lạo muối tạo thành HS thực hiện Bước 2: GV ĐVĐ: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2 là +4 (số oxi hóa trung gian) vậy SO2 còn có tính chất gì? Y/c HS thảo luận bàn 4p lấy VD, xác định vai trò của SO2 trong các phản ứng đó. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * SO2 là oxit axit: - Tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu (mạnh hơn H2S) không bền SO2 + H2O H2SO3 (axit sunfuro) - Tác dụng với bazo: Tạo muối axit (chứa ion ) và muối trung hòa (chứa ion ) SO2 + NaOH → NaHSO3 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O Đặt T= + Nếu 0<T1: tạo muối axit NaHSO3 + Nếu 1<T<2: tạo muối axit NaHSO3 và muối trung hòa Na2SO3 + Nếu T2: Tạo muối trung hòa Na2SO3 - Tác dụng với oxit bazo: SO2 + CaO → CaSO3 * SO2 là chất khử và là chất oxi hóa. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2 là +4 (số oxi hóa trung gian) → khi tham gia phản ứng SO2 có thể bị oxi hóa hoặc bị khử: - Tính khử: khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh VD: - Tính oxi hóa: khi tác dụng với các chất khử VD: 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự gây ô nhiễm môi trường của SO2 * Mục tiêu: HS hiểu SO2 là chất gây ô nhiễm môi trường. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS nghiên cứu SGK kết hợp với thực tiễn tìm hiểu nguồn sinh ra SO2 và sự gây ô nhiễm của SO2. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * Nguồn sinh ra SO2: - Đôt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) * Tác hại: - SO2 là nguyên nhân chính gây mưa axit. - Mưa axit tàn phá nhiều rừng cây, các công trình kiến trúc bằng đá - Không khí có lẫn SO2 gây hại cho sức khỏe con người (viêm phổi, mắt, da) 5. Tổng kết và HD học bài - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. + Tính axit của SO2 + Tính oxi hóa và tính khử của SO2 do số oxi hóa +4. + SO2 là chất gây ô nhiễm môi trường - BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 SGK/186 (hết tiết 70) (tiết 71) 6. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: - GV y/c 1 HS nêu tính chất hóa học của SO2, nguyên nhân tính oxi hóa và tính khử. Viết các pthh minh họa. 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit. * Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng và điều chế của SO2 * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu ứng dụng của SO2. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS thảo luận cặp 4p và kết hợp SGK rút ra phương pháp điều chế SO2. Viết pthh. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Ứng dụng: - Sản xuất H2SO4 - Tẩy trắng bột giấy, giấy. - Chống nấm mốc lương thực, thực phẩm * Điều chế: - Ptn: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O SO2 được thu vào bình bằng cách đẩy không khí. * Cn: - Đốt S: S + O2 → SO2 - Đốt quặng piris sắt: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 8. Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu tạo phân tử SO3. * Mục tiêu: HS hiểu SO2 là oxit axit và có tính oxi hóa và tính khử. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS cho biết ở trạng thái kích thích thứ 2 S có bao nhiêu e độc thân → Rút ra công thức cấu tạo của SO3 HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS dựa vào công thức phân tử suy ra số oxi hóa của S trong SO3. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * Cấu tạo phân tử: - Ở TTKT 2 S có 6e độc thân → lk với 6e độc thân của 3 nguyên tử O tạo 2 lk cht có cực và 2 lk cho – nhận. - CTPT: SO3 - CTCT: O = S → O ↓ O - Số oxi hóa của S trong SO3 là +6 (số oxi hóa cực đại) 9. Hoạt động 6: Tìm hiểu tính chất, ứng dụng và điều chế SO3 * Mục tiêu: HS nắm được tính chất, ứng dụng và điều chế SO3. * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS nghiên cứu SGK thảo luận cặp 5p tìm hiểu tính chất và điều chế SO3 HS thực hiện Bước 2: GV giới thiệu ứng dụng của SO3, y/c HS ghi nhớ HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * Tính chất vật lí: - Chất lỏng, không màu - Tan vô hạn trong nước và trong axit H2SO4 * Tính chất hóa học: là oxit axit - Tác dụng mạnh với nước tạo thành axit sunfuric: SO3 + H2O → H2SO4 - Tác dụng với bazo: Tạo muối trung hòa (chứa ion ) SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O - Tác dụng với oxit bazo SO3 + CaO → CaSO4 * Ứng dụng: - Sản xuất H2SO4 * Điều chế: 2SO2 + O2 SO3 5. Tổng kết và HD học bài - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. + Điều chế SO2 + Cấu tạo, tính chất của SO3 BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 SGK/186 Chuẩn bị bài: Axit sunfuric – Muối sunfat + Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng + Tính chất của dung dịch H2SO4 đặc, nguyên nhân. + Điều chế H2SO4 + Nhận biết ion sunfat
Tài liệu đính kèm: