Tiết 8: Bài 4 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ(tt)
I.MỤC TIÊU CỦA BÀI
1.Về kiến thức :
Học sinh hiểu :
-Trong nguyên tử , electron chuyển động quanh hạt nhân tạo nên vỏ nguyên tử .
-Cấu tạo vỏ nguyên tử .Lớp và phân lớp electron.Số electron có trong mỗi lớp, phân lớp.
2.Kĩ năng :
Học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập liên quan đến các kiến thức sau : Phân biệt lớp electron và phân lớp electron ;Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp; cách kí hiệu các lớp, phân lớp ; Sự phân bố electron các lớp ( K, L, M . . .) và phân lớp(s, p, d).
3.Thái độ:
-Có thái độ đúng mực khi làm việc cùng nhiều người.
-Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
-Có ý chí vươn lean trong học tập.
Ngày soạn : 13/09/2011: Tiết 8: Bài 4 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ(tt) I.MỤC TIÊU CỦA BÀI 1.Về kiến thức : Học sinh hiểu : -Trong nguyên tử , electron chuyển động quanh hạt nhân tạo nên vỏ nguyên tử . -Cấu tạo vỏ nguyên tử .Lớp và phân lớp electron.Số electron có trong mỗi lớp, phân lớp. 2.Kĩ năng : Học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập liên quan đến các kiến thức sau : Phân biệt lớp electron và phân lớp electron ;Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp; cách kí hiệu các lớp, phân lớp ; Sự phân bố electron các lớp ( K, L, M . . .) và phân lớp(s, p, d). 3.Thái độ: -Có thái độ đúng mực khi làm việc cùng nhiều người. -Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. -Có ý chí vươn lean trong học tập. II.CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV: -Tranh vẽ mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ –đơ –pho và Bo. -Obitan nguyên tử Hiđro. 2. Chuẩn bị của HS: -Đọc trước bài mới, tham khảo trước mô hình nguyên tử. III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Phân lớp electron: 10’ GV: Vậy trong một lớp electron các electron có năng lượng bằng nhau được xếp như thế nào ? GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết kí hiệu các phân lớp ? Số phân lớp trong mỗi lớp ? GV: Em hãy cho biết lớp và phân lớp e khác nhau chỗ nào ? GV: Hướng dẫn HS phân bố e vào các phân lớp. GV: Sắp xếp e của N vào các lớp . Từ đó yêu cầu HS làm các ví dụ khác. GV: Kết luận: lớp n có n phân lớp hay lớp thứ n có n phân lớp. Các e có năng lượng bằng nhau được xếp thành một phân lớp. HS nghiên cứu SGK và trả lời. HS trả lời: lớp electron bao gồm nhiều phân lớp, lớp rộng hơn phân lớp. 3.Phân lớp electron: Gồm các electron có năng lượng bằng nhau. Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái s, p, d, f. Vd: Lớp K(n=1) có 1 phân lớp: 1s. Lớp L(n=2) có 2 phân lớp: 2s,2p. Lớp M(n=3) có 3 phân lớp: 3s,3p,3d. Lớp N(n=4) có 4 phân lớp: 4s,4p,4d,4f. Vậy : Lớp thứ n có n phân lớp. Hoạt động 2: Số electron tối đa của mỗi lớp, phân lớp. 9’ GV :Vậy trong mỗi phân lớp electron chứa tối đa bao nhiêu electron ? . Yêu cầu HS đọc SGK cho biết số e tối đa trong một phân lớp, hướng dẫn HS cách kí hiệu e trên các phân lớp. GV: Đàm thoại cho HS nhắc lại số phân lớp trong mỗi lớp? Sốâ e tối đa trong mỗi phân lớp => Số e tối đa trong một lớp. HS nghiên cứu SGK và trả lời. HS: Lớp K có tối đa 2e, lớp L có tối đa 8e, lớp M có tối đa 18e II.SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP VÀ TRONG MỘT LỚP: 1. số electron tối đa trong một phân lớp Phân lớp : s p d f Số e tối đa : 2 6 10 14 Kí hiệu : s2 p6 d10 f14 2. Số electron tối đa trong một lớp electron :Lớp thứ n chứa tối đa 2n2 electron. STT lớp (n) Số e tối đa (2n2) sự phân bố e Vào các phân lớp n=1(lớp K) 2 1s2 n=2(lớp L) 8 2s22p6 n=3(lớpM) 18 3s23p63d10 n=4(lớp N) 32 4s24p64d104f14 Hoạt động 3: Củng cố. 10’ GV yêu cầu HS cho biết trong nguyên tử lớp và phân lớp có sự khác nhau nào? HS trả lời: phân lớp là đơn vị nhỏ hơn lớp. Mỗi lớp có thể có nhiều phân lớp. 4/ Dặn dò: (2 phút) -Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài. -Làm bài tập sau: 3,4,5,6 sgk/15. IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: