Giáo án Hóa học 10 - Tiết 85: Bài thực hành số 7: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 85: Bài thực hành số 7: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :

 Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

 Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng.

 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2326Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 85: Bài thực hành số 7: tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/03/2010
Ngày giảng: 19/03/2010
TIẾT 85: BÀI THỰC HÀNH SỐ 7:
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm :
- Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
- Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 
 + Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm Φ 15mm, ống hút nhỏ giọt, kẹp ống dẫn cao su, giá ống nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh Φ 22mm, ống cao su, cốc thủy tinh (loại 100ml), kẹp ống nghiệm
+ Hoá chất: dd HCl 18%, dd HCl 6%, dd H2SO4 15%, HNO3 đặc, Zn kích thước lớn, Zn kích thước nhỏ, Cu mảnh nhỏ, nước đá, nước nóng 80 – 900C.
	Số lượng dụng cụ hoá chất trên chuẩn bị cho 1 nhóm thực hành x 4 (nhóm)
HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu GV đã giao.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, thực hành.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c HS nêu nội dung bài thực hành, kiến thức áp dụng vào bài thực hành.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức và lưu ý khi thực hành
* Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cần củng cố trong bài thực hành và chú ý an toàn khi thực hành.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV nhấn mạnh những nội dung kiến thức cần áp dụng và nội dung bài thực hành cho HS. Lưu ý HS an toàn khi tiến hành các TN.
HS ghi nhớ
Bước 2:
GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành TN, cho HS làm TN chéo nhau
HS thực hiện
Kết luận:
3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành
* Mục tiêu: Thực hành được nội dung bài học theo tiến trình SGK.
* Thời gian: 30p
* ĐDDH: Hợp chất và dụng cụ như trên.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c các nhóm về vị trí tiến hành TN
HS thực hiện
Bước 2:
GV theo dõi, quan sát và uốn nắn HS khi thao tác thực hành chưa chính xác
HS thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
Kết luận:
4. Công việc sau buổi thực hành
- HD HS hoàn thành bản tường trình
- Y/c bàn trực nhật vệ sinh PTN, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất.
- GV nhận xét buổi thực hành
- Chuẩn bị ôn tập HK II: 
	+ Chương 5: Nhóm halogen
	+ Chương 6: Nhóm oxi – lưu huỳnh
	+ Chương 7: Tốc độ pu và cân bằng hóa học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 85 Bai Th so 7 Toc do pu va cbhhh.doc