TIẾ1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hs nắm lại nguyên tử có cấu tạo như thế nào, được tạo nên từ những hạt gì? Điện tích của chúng ra sao? Thế nào là nguyên tố hoá học? Hoá trị của các nguyên tố , định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí?
- Kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học xác định số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của 1 số nguyên tố. Vận dụng tính hóa trị của các nguyên tố, tính thể tích ở đktc và khối lượng của 1 số chất.
II. Trọng tâm:
- Ôn tập kiến thức.
III. Chuẩn bị:
- Bảng phụ và bài tập.
IV. Hoạt động dạy học:
TIẾ1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hs nắm lại nguyên tử có cấu tạo như thế nào, được tạo nên từ những hạt gì? Điện tích của chúng ra sao? Thế nào là nguyên tố hoá học? Hoá trị của các nguyên tố , định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí? - Kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học xác định số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của 1 số nguyên tố. Vận dụng tính hóa trị của các nguyên tố, tính thể tích ở đktc và khối lượng của 1 số chất. II. Trọng tâm: - Ôn tập kiến thức. III. Chuẩn bị: - Bảng phụ và bài tập. IV. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Gv: cho Hs nêu thành phần cấu tạo của nguyên tử (đã học ở lớp 8) Hs: gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm. Gv: nêu thành phần cấu tạo của hạt nhân? Hs: gồm hạt proton mang điện dương và hạt nơtron không mang điện. Gv: em có nhận xét gì về điện tích của proton và của electron? Hs: có cùng giá trị nhưng khác dấu. Gv: Vì sao khối lượng của nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của các hạt proton và hạt nơtron? Hs: vì e có khối lượng rất bé không đáng kể. Gv: treo bảng phụ hình vẽ số e tối đa trong lớp 1, 2, 3 và minh họa thành phần cấu tạo của nguyên tử H, O, Na. Hs: giải bài tập 1/8 SGV: Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp: Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e LNC Nitơ 7 2 2 Natri 11 2 L. huỳnh 16 2 Agon 18 2 Hoạt động 2: Gv: gọi Hs nhắc lại định nghĩa nguyên tố hóa học. Hs: những nguyên tử trong hạt nhân có cùng số hạt proton. Gv: Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau. Hoạt động 3: Gv: Hóa trị là gì? Hs: là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác. Gv: cho Hs kể hóa trị của 1 số nguyên tố, nhóm nguyên tử. Hs: Hóa trị I: Na, K, H, Ag, Cl, NO3.... - Hoá trị II: Ca, Mg, Ba, Cu, Zn, Fe, CO3, SO4..... - Hóa trị III: Al, Fe, PO4...... Gv: nhắc nhở Hs về nhà học thuộc lòng hóa trị. Hs: nêu quy tắc hoá trị. Gv: Tính hóa trị của Cacbon trong các hợp chất sau: CH4, CO2, CO. Hs: - Trong CH4, C có hoá trị IV - Trong CO2, C có hóa trị IV. - Trong CO, C có hoá trị II. Hoạt động 4: Gv: cho Hs nêu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. Hs: Trong 1 pứ hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. Hoạt động 5: Hs: định nghĩa mol. Hs: nêu các công thức tính số mol, từ đó suy ra cách tính các đại lượng còn lại. Gv: Hãy tính thể tích ở đktc của hỗn hợp gồm 6.4g O2 và 22.4g N2. Hs: nO2 = 0.2 mol; nN2 = 0.8 mol nhh khí = 1 mol Þ Vhh khí = 22.4 lít. Hoạt động 6:củng cố Gv: ý nghĩa của tỉ khối chất khí? Hs: cho biết khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần . Hs: nêu công thức tính tỉ khối. Gv: dA/B < 1: khí A nhẹ hơn khí B dA/B > 1: khí A nặng hơn khí B. Nội dung 1. Nguyên tử: - Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ có 1 hay nhiều e mang điện tích âm. + Electron (e) qe = 1-, e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp. Lớp 1 có tối đa 2e, lớp 2 có tối đa 8e.... + Hạt nhân nguyên tử: Hạt proton (p) qp = 1+, trong nguyên tử số p = số e. Hạt nơtron (n) qn = 0 2. Nguyên tố hoá học: - Là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân. 3.Hóa trị của 1 nguyên tố: - Quy tắc hóa trị: tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. + Nguyên tố A có hóa trị là a, nguyên tố B có hóa trị là b. AxBy: ax = by Þ x/y = b/a = b’/a’ 4.Định luật bảo toàn khối lượng: A + B ® C + D Thì mA + mB = mC + mD. 5. Mol: - Là lượng chất có chứa 6*1023 ngtử (phân tử) - Công thức: + Khối lượng: n = m/M + Thể tích (đktc): n = V/22.4 + Số phân tử chất A: n = A/(6*1023) 6. Tỉ khối của chất khí: - dA/B = MA/MB Þ MA = dA/B*MB - dA/kk = MA/29 Dặn dò: Gv: tiết sau ôn tập về “Dung dịch, sự phân loại các hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” (chuẩn bị trước) Tiết 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tt) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hs nắm lại định nghĩa dung dịch, các loại nồng độ dung dịch, sự phân loại hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (ô nguyên tố, chu kì, nhóm). - Kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập về nồng độ dung dịch, từ vị trí trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử . II. Trọng tâm: - Ôn tập kiến thức. III. Chuẩn bị: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Bài tập. IV. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Gv: em hãy nêu định nghĩa dung dịch. Hs: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Hs: nêu các loại nồng độ dung dịch, định nghĩa và công thức tính từ đó suy ra cách tính các đại lượng còn lại. mct = (mdd*C%)/100% mdd = (mct*100%)/C% n = CM*Vdd Vdd = n/CM Hoạt động 2: Gv: cho Hs phân loại hợp chất vô cơ và định nghĩa. Hs: chia làm 4 loại - Oxit: hợp chất có 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi. - Axit: một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với gốc axit. - Bazơ: một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm Hiđroxit (-OH) - Muối: kim loại liên kết với gốc axit. Hs: Cho ví dụ oxit, axit, bazơ, muối và nêu tính chất hóa học đặc trưng. Gv: gọi Hs viết 1 số phương trình hóa học. Hs: CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O 2HNO3 + CaCO3 ® Ca(NO3)2 + CO2 + H2O FeCl2 + 2KOH ® Fe(OH)2 + 2KCl Hoạt động 3: Gv: treo bảng tuần hoàn, Hs quan sát và cho biết ô nguyên tố cho em biết điều gì? Hs: Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, nguyên tử khối... Gv: giới thiệu Gv: Chu kì là hàng ngang. Gv: Na, Mg, Al, P, S, Cl...đều có 3 lớp e C, O, N.... đều có 2 lớp e. Gv: khi nào các nguyên tố được xếp vào cùng 1 chu kì? Hs: có cùng số lớp e. Gv: giới thiệu Gv: Dựa vào bảng tuần hoàn, em hãy cho biết tên nguyên tố, chu kì, nhóm của nguyên tố có STT là 19. Hs: đó là nguyên tố Kali (K), chu kì 4, nhóm IA. Hoạt động 4: Củng cố Gv: cho bài tập: Trong 800 ml dung dịch NaOH có 8g NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH. Hs: nNaOH = 0.2 mol CM NaOH = 0.2/0.8 = 0.25M Gv: Xác định số p, số e, số hiệu nguyên tử của nhôm. Hs: Al có STT là 13 Þ Số p = Số e = Số hiệu nguyên tử = 13. Gv: cho 8g NaOH vào 42g H2O thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của dung dịch A. Hs: mdd = 50g C%dd NaOH = 8*100%/50 = 16% Nội dung 7. Dung dịch: - Độ tan (S): số gam của 1 chất hoà tan trong 100g H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định. - Nồng độ phần trăm (C%):số gam chất tan có trong 100g dung dịch. C% = (mct*100%)/mdd - Nồng độ mol (CM): số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. CM = n/Vdd 8. Sự phân loại các hợp chất vô cơ: chia 4 loại: a) Oxit: - Oxit bazơ: CaO, Fe2O3.... tác dụng với dung dịch axit ® muối + H2O. - Oxit axit: CO2, SO2.... tác dụng với dung dịch Bazơ ® muối + H2O. b) Axit: HCl, H2SO4.... tác dụng với bazơ ® muối + H2O. c) Bazơ: NaOH, Ca(OH)2.... tác dụng với axit ® muối + H2O. d) Muối: NaCl, K2CO3..... tác dụng với axit ® muối mới + axit mới hoặc tác dụng với dung dịch bazơ ® muối mới + bazơ mới. . 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: - Ô nguyên tố: cho biết số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử = STT = Số electron = Số đơn vị điện tích hạt nhân - Chu kì: gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. - Nhóm: gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau. Dặn dò: Gv: đọc trước bài “Thành phần nguyên tử”.Xem lại các bài tập đã làm. CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ Tiết 3 :THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I Mục tiêu: - Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và hạt notron. - Khối lượng và điện tích của e,p,n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử. II.Trọng tâm : - Hình thành các khái niệm. III.Chuẩn bị : -Phóng to hình 1.3 và hình 1.4 sgk IV. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung -GV: từ đầu lớp 8, các em đã biết được nguyên tử là gì, nguyên tử là hạt như thế nào? Ở lớp 10 các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về nguyên tử. Hoạt động 1: tìm hiểu về electron -GV treo hình 1.3 sgk lên bảng dẫn dắt HS tìm hiểu về thí nghiệm của Thomson ? tia âm cực mang điện tích gì? Và đường truyền của nó như thế nào? -GV gợi ý cho HS rút ra được kết luận về tính chất -GV nhấn mạnh: hạt có khối lượng nhỏ, mang điện tích âm đó là electron. -GV hướng dẫn HS và ghi nhớ các số liệu -GV lưu ý HS : các electron của những nguyên tử khác nhau là hoàn toàn giống nhau. Hoạt động 2: tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử -GV đvđ: nguyên tử trung hoà về điện, vậy nguyên tử đã có phần tử mang điện âm là electron thì ắt phải có phần mang điện dương. -GV treo hình 1.4 sgk lên bảng dẫn dắt HS tìm hiểu về thí nghiệm của Rơ-dơ-pho ? hạt mang điện tích gì? ? hạt bị lệch khi va chạm với phần nào trong nguyên tử? ? phần mang điện tích dương có kích thước như thế nào so với kích thước của nguyên tử? Gt ? vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào? -GV tóm lại: Nguyên tử phải chứa phần mang điện dương, phần mang điện tích dương này phải có kích thước rất nhỏ so với kích thước ntử nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân. Hoạt động 3: tìm hiểu về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử -GV tóm lại TN trên: nguyên tử có cấu tạo rỗng. Trong nguyên tử, các phần tử mang điện tích dương tập trung thành 1 điểm và có khối lượng lớn. Hạt mang điện tích dương khi đi gần đến hoặc va phải hạt cũng mang điện tích dương, có khối lượng lớn nên nó bị đẩy và chuyển động lệch hướng hoặc bị bật trở lại. Hạt mang điện đó chính là hạt nhân nguyên tử. -GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết Rơ-dơ-pho đã tìm ra hạt proton như thế nào? ? Khối lượng và điện tích của proton là bao nhiêu? -GV kết luận: Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân ntử. -GV tiến hành tương tự như trên ? vì sao nơtron không mang điện -GV kết luận: Nơtron (n) cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân ntử. -GV yêu cầu HS trình bày Hoạt động 4: tìm hiểu về kích thước và khối lượng của nguyên tử -GV giúp hs hình dung: nếu hình dung nguyên tử như 1 khối cầu thì đường kính của nó vào khoảng 10-10m, để thuận lợi cho việc biểu diễn kích thước quá nhỏ của nguyên tử người ta đưa ra 1 đơn vị độ dài phù hợp là nm hay 1 = 10-10 m ; 1nm = 10 ; 1nm = 10 m -GV yêu cầu HS xem sgk trả lời: ? nguyên tử hidro có bán kính ? Đường kính của nguyên tử? ? Đường kính của hạt nhân nguyên tử ? Đường kính của electron và của proton? -GV lưu ý hs: với tỉ lệ và kích thước như trên của ntử và hạt nhân thì các electron rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng -GV: thực nghiệm đã xác định khối lượng của nguyên tử cácbon là 19,9265.10-27kg. Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta lấy giá trị khối lượng của nguyên tử cacbon ( kí hiệu là u hoặc đvC) ... lời và giải thích tại sao chọn đáp án đó. Bài 2: GV gọi HS trả lời và giải thích tại sao chọn đáp án đó. Bài 3:GV gọi HS giải thích tại sao? Viết phương trình phản ứng hóa học và nhận xét. A. Kiến thức cần nắm vững I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh 1. Cấu hình electron nguyên tử - Giống nhau: Lớp e ngoài cùng đều có 6 e, ns2 np4 - Khác nhau: + Bán kính nguyên tử tăng + Lớp ngoài cùng O không có phân lớp d, các nguyên tố khác có phân lớp d trống 2. Độ âm điện Độ âm điện của O > S 3. Tính chất hóa học a. O và S có đô âm điện lớn Tính oxi hoá của S < O b. Khả năng tham gia phản ứng hoá học: Oxi - Phản ứng với kim loại 2O2 + 3Fe → Fe3O4 - Phản ứng với phi kim O2 + C → CO2 - Phản ứng với hợp chất 3O2 + C2H5OH → 2CO2 + 3H2O O2 + 2CO → 2CO2 Lưu huỳnh - Phản ứng với kim loại S + Fe → FeS S + Hg → HgS - Phản ứng với phi kim S + O2 → SO2 S + 3F2 → SF6 II. Tính chất các hợp chất của oxi, lưu huỳnh 1. Hiđro sunfua (H2S) Có tính khử 2H2S + O2 → 2S + 2H2O 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O 2H2S + 4Cl2 + 4H2O→ H2 SO4 + 8HCl 2. Lưu huỳnh đioxit: SO2 SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr 3/ Lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric: a) Lưu huỳnh trioxit: SO3 SO3 + H2O → H2SO4 b) Axit sunfuric: H2SO4 6H2SO4(đ,nóng)+2Fe → Fe2(SO4)3 + 6H2O+ 3SO2 2H2SO4(đ,nóng) + S → 3 SO2 + 2 H2O H2SO4(đ,nóng) + 2 HI → I2 + SO2 + 2H2O Bài 1: Đáp án D Bài 2: 1. Đáp án C 2. Đáp án B Bài 3: a. Vì lưu huỳnh trong H2S có số oxi hóa là -2 thấp nhất nên chỉ thể hiện tính khử. Vì lưu huỳnh trong H2SO4 có số oxi hóa là +6 cao nhất nên chỉ thể hiện tính oxi hóa. b. Phương trình hoá học 2H2S + SO2 3S + 2H2O Cu + 2H2SO4đ CuSO4 + SO2+ 2H2O D. Củng cố - Gv y/c Hs căn cứ vào sơ đồ (p. 145 SGK) cho ví dụ bằng phương trình hoá học minh họa cho tính chất của H2S, SO2, SO3, H2SO4? Tiết 58: LUYỆN TẬP (T2) NHÓM OXI – LƯU HUỲNH Mục tiêu: Các dạng bài tập về oxi, lưu huỳnh và hợp chất của no Biết được các ứng dụng của oxi, lưu huỳnh trong đời sống Viết các phương trình phản ứng oxi hoá khử của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của nó Trọng tâm : - Củng cố kiến thức liên quan. Chuẩn bị : GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến chương HS: Ôn tập kiên thức ở nhà và làm các bài tập được giao IV. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Cho HS giải bài tập 4, 5, 6, 7, 8 (SGK): Bài 4: GV gọi HS trình bày 2 phương pháp điêu chế H2S? Viết phương trình hoá học và nhận xét. Bài 5: GV gọi HS trình bày phương pháp phân biệt? Viết pthh nếu có? nhận xét. Bài 6: GV gọi HS trình bày cách nhận biết sau khi đã chọn thuốc thử? Viết phương trình hoá học và nhận xét. Bài 7: GV gọi HS giải thích bằng phương trình phản ứng và nhận xét. Bài 8: GV gọi HS lên bảng trình bày cách giải nhận xét. B. Bài tập Câu 4: Hai phương pháp: Phương pháp 1: Fe + S FeS FeS + 2HCl H2S + FeCl2 Phương pháp 2: Fe + 2HCl H2 + FeCl2 H2 + S H2S Câu 5: - Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2. - Còn lại 2 bình là khí H2S và SO2 mang đốt khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O Bài 6: Lấy mỗi dung dịch 1 ít cho mỗi lần thử: Dùng BaCl2 nhỏ vào 3 ống nghiệm: - Có kết tủa trắng là 2 ống đựng H2SO4 và H2SO3. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl H2SO3 + BaCl2 BaSO3 + 2HCl - Ống còn lại không có hiện tượng là HCl. Lấy dd HCl vừa nhận được cho vào các kết tủa, nếu kết tủa tan là BaSO3 nhận H2SO3 và không tan là BaSO4 nhận H2SO4. BaSO3 + 2HCl BaCl2 + SO2 + H2O Bài 7: a. Khí H2S và SO2 không thể tồn tại trong cùng một bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, khi tiếp xúc với SO2 sẽ xảy ra phản ứng: 2H2S + SO2 3S + 2H2O b. Khí O2 và Cl2 có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2. c. Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh. Cl2 + 2HI I2 + 2HCl Bài 8: Gọi x, y là số mol của Zn, Fe trong hỗn hợp Phương trình hóa học: Zn + S ZnS x x Fe + S FeS y y Vì S dư Zn, Fe phản ứng hết. ZnS + H2SO4 ZnSO4 + H2S x x FeS + H2SO4 FeSO4 + H2S y y Ta có hệ pt: Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: Cũng cố GV: Yêu cầu HS nắm các phương pháp giải về các bài toán hoá học liên quan đến oxi lưu huỳnh GV: Yêu cầu HS chuẩn bị cho tiêt thực hành Tiết 59: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA LƯU HUỲNH Mục tiêu: HS hiểu: Củng cố các thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác, đặc biệt đối với H2SO4(đ), SO2, H2S Khắc sâu kiến thức: H2S có tính khử; Tính oxh và tính khử của SO2; tính oxh mạnh và tính háo nước của H2SO4(đ) Kĩ năng : Thao tác các thí nghiệm về lưu huỳnh Nhận biết các hợp chất của lưu huynh Trọng tâm: - Các thí nghiệm. Chuẩn bị: - GV: - Dụng cụ: - Hóa chất: + Ống nghiệm 2 + d dHCl + Ống nghiệ + H2SO4(đ) + Cặp ống nghiệm : 1 + FeS + Giá ống nghiệm : 1 + Na2SO3 (tinh thể) + Bộ giá thí nghiệm : 1 + d d KMnO4 (loãng) hoặc d d Brom (l) + Đèn cồn : 1 + Cu ( phoi bào) + Ống hút nhỏ giọt : 2 HS: Xem trước bài thí nghiệm ở nha IV. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: GV: Yêu cầu HS tiên hành thí nghiêm 1 như SGK và nhận xét? Hoạt động 2: Yêu cầu HS tiên hành thí nghiêm 2 như SGK và nhận xét? Hoạt động 3: Yêu cầu HS tiên hành thí nghiêm 3 như SGK và nhận xét? Hoạt động 4: Yêu cầu HS tiên hành thí nghiêm 3 như SGK và nhận xét? I Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành 1. Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua - HS tiến hành theo hướng dẫn + H2S cháy trong kk với ngọn lửa xanh nhạt( nếu có lẫn màu vàng có thể do ống d.khí làm = th.tinh kiềm) 2. Tính khử của lưu huỳnh đioxit - HS tiến hành theo hướng dẫn + d d KMnO4 mất màu tím vì SO2 là c.khử td KMnO4 (c.oxh mạnh) tạo thành chất MnSO4 và K2SO4 không màu + Khi dẫn SO2 vào d d H2S, d d bị vẩn đục do tạo kết tủa S màu vàng 3. Tính oxh của lưu huỳnh đioxit - HS tiến hành theo hướng dẫn 4.Tính oxh của axit sunfuric đặc - + Màu trắng của đường(bột) chuyển dần sang màu đen của than II. Viết tường trình thí nghiệm Tên bài thực hành: Họ và tên học sinh trong nhóm: Lớp: Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích Phương trình hoá học 1. Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua 2. Tính khử của lưu huỳnh đioxit 3. Tính oxh của lưu huỳnh đioxit 4.Tính oxh của axit sunfuric đặc Cũng cố Giáo viên nhạn xét ưu khuyết điểm của buổi thực hành. Giáo viên cho học sinh thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm. Tiết 61: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của các yếu tố (nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác) đến tốc độ phản ứng. Nhận biết về sự thay đổi tốc độ phản ứng. Thay đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt để thay đổi tốc độ phản ứng Trọng tâm : - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cân bằng. Chuẩn bị : GV: Một số ví dụ và bài tập liên quan đến tốc độ phản ứng HS: Xem bài trước ở nhà Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV cho HS làm và quan sát thí nghiệm để hình thành khái niệm tốc độ pứ ( SGK ) - Gv y/c HS ( thảo luận ) tìm trong t.tế, c.sống những pứ m.họa cho loại pứ xảy ra nhanh, chậm? - Kết luận : Các pứhh khác nhau xảy ra nhanh chậm rất khác nhau. Để đánh giá mức độ nhanh chậm của pứhh, người ta dùng khái niệm tốc độ pứhh - Gv y/c HS nhận xét về sự thay đổi nồng độ ( h. 7.1 )các chất trong pứhh để thấy được mối l.hệ giữa tốc độ pứ với sự biến đổi nồng độ các chất trong pứ - Khi 1 pứhh xảy ra, nồng độ các chất pứ và các chất sản phẩm của pứ biến đổi n.t.n? - Kết luận : Như vậy, có thể dùng độ biến thiên nồng độ của 1 chất bất kỳ trong pứ làm thước đo tốc độ pứ - GV b/diễn: Cho vào 2 ống n0, mỗi ống 1 hạt Zn như nhau, rót vào ( ống 1) 5ml d.d H2SO4 0,1 M và rót vào ( ống 2) 5ml d.d H2SO4 0,01 M --> Q. sát bọt khí hidro thoát ra ở 2 ống n0 và rút ra kết luận? - Gv y/c HS nhắc lại kiến thức : - Ở những pứ có chất khí t.gia, khi áp suất tăng nồng độ chất khí tăng theo, nên ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ pứ cũng giống như ảnh hưởng của nồng độ --> Kết luận? - Gv h/d Hs q. sát t.n0 đã mô tả trong SGK ( hình 7.2 ) --> Nhận xét ? - Tại sao nhiệt độ ảnh hưởng ảnh hưởng đến tốc độ pứ? ( pứ hh xảy ra nhờ sự va chạm của các chất pứ: Tăng t0 -> chuyển động nhiệt tăng -> tần số va chạm tăng ) - Tần số va chạm của các chất pứ ph.thuộc vào t0. Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất pứ tăng nhanh -> tốc độ pứ tăng => Kết luận? - Gv h/d Hs thực hiện t.n0 ( hình 7.3 SGK ) --> Quan sát bọt khí thoát ra và nhận xét ? + Tại sao khí ở cốc ( b ) thoát ra nhiều hơn ở cốc ( a ) ? + Có thể thay CaCO3 bằng Zn ? => Kết luận ? - GV h/d HS quan sát thí nghiệm p.hủy H2O2 ( SGK ) và nhận xét ? + MnO2 là chất gì của pứ ? + Đ. Điểm của chất xúc tác? ( không bị tiêu hao trong quá trình pứ ) => Kết luận ? * Ngoài các yếu tố trên, môi trường xảy ra pứ, tốc độ khuấy trộn, tác dụng của các tia bức xạ, ... cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ pứ. - Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pứ được vận dụng trong đời sống và sản xuất? - Tại sao khi nhóm bếp than ban đầu ph.quạt? - Tại sao viên than tổ ong phải có nhiều lỗ? I) Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học 1/ Thí nghiệm HS nhận xét hiện tượng thí nghiệm: ( 1 ) : BaCl2 + H2SO4--> BaSO4 + 2HCl kết tủa xuất hiện ngay tức khắc (2):Na2S2O3+H2SO4-->S +SO2+H2O+ Na2SO4 sau 1 thời gian mới thấy kết tủa đục xuất hiện => Pứ ( 1 ) xảy ra nhanh hơn pứ ( 2 ) 2/ Nhận xét Tốc độ pứ là độ biến thiên nồg độ của 1 trong các chất pứ hoặc s.phẩm pứ trg 1 đ.vị t. gian Vdụ: ( SGK ) II) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 1/ Ảnh hưởng của nồng độ HS thảo luận viết và nhận xét được: - pứ ở ( cốc a: có nồng độ Na2S2O3 cao ), xảy ra nhanh hơn ở ( cốc b: có nồng độ Na2S2O3 thấp ) - Tốc độ giải phóng hidro ở ống n0 thứ 1 > ở ống n0 thứ 2 Kết luận: Khi tăng nồng độ chất pứ, tốc độ pứ tăng 2/ Ảnh hưởng của áp suất - Đối với chất khí, khi V và nhiệt độ không đổi, áp suất tỉ lệ với số mol chất Kết luận: Đối với pứ có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ pứ tăng Vdụ: SGK 3/ Ảnh hưởng của nhiệt độ - pứ ở cốc 1 ( a ) xảy ra ở nhiệt độ thường - pứ ở cốc 2 ( b ) xảy ra ở khoảng 500C * Thời gian thực hiện pứ ở cốc ( 1 ) > cốc ( 2 ) Kết luận: Khi nhiệt độ tăng, tốc độ pứ tăng 4/ Ảnh hưởng của diện tích bề mặt Kết luận: Đối với pứ có chất rắn tham gia, khi tăng diện tích bề mặt, tốc độ pứ tăng. 5/ Ảnh hưởng của chất xúc tác HS thảo luận viết và nhận xét được: Ban đầu bọt khí thoát ra chậm. Sau khi cho vào d.d 1 ít bột MnO2 khí thoát ra mạnh hơn Kết luận: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ pứ ( chất làm giảm tốc độ pứ : chất ức chế pứ ) , nhưng còn lại sau khi pứ kết thúc. III) Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng - Nhiệt độ của ngọn lửa C2H2 cháy trong oxi > so với cháy trong kk, tạo t0 hàn cao hơn. - Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín - Than, củi có k.thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn
Tài liệu đính kèm: