Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38, 39: Luyện tập chương 3

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38, 39: Luyện tập chương 3

I. MỤC TIÊU

1. Củng cố kiến thức

Hệ thống kiến thức trong chương về:

+ Bản chất của LK HH

+ Phân biệt được các kiểu LK HH

+ Đặc điểm về cấu trúc và tính chất chung của kiểu mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.

+ Phân biệt được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị

2. Rèn kĩ năng

+ Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết.

+ Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết để giải thích và dự đoán tính chất của một số chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử.

+ Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất ion

+ Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng so sánh liên kết, so sánh các loại tinh thể.

- HS:

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1456Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38, 39: Luyện tập chương 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2009
Ngày giảng: 12/11/2009
Tiết 38 – 39: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
I. MỤC TIÊU
1. Củng cố kiến thức
Hệ thống kiến thức trong chương về:
+ Bản chất của LK HH
+ Phân biệt được các kiểu LK HH
+ Đặc điểm về cấu trúc và tính chất chung của kiểu mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
+ Phân biệt được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị 
2. Rèn kĩ năng
+ Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết.
+ Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết để giải thích và dự đoán tính chất của một số chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử.
+ Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất ion
+ Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng so sánh liên kết, so sánh các loại tinh thể.
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nhóm nhỏ, bài tập
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
Thời gian: 10p
ĐDDH: 2 bảng đã chuẩn bị ở trên.
Cách tiến hành:
 - GVđặt câu hỏi cho HS : Chúng ta đã được học các loại LKHH nào ?
 - GV yêu cầu HS điền tiếp các câu trả lời vào sơ đồ.
Liên kết hóa học
Liên kết ion
Liên kết cộng hóa trị
Liên kết kim loại
Bản chất và điều kiện?
Bản chất và điều kiện?
Có cực : Bản chất và điều kiện ?
Không cực : Bản chất và điều kiện ?
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về các loại liên kết.
* Mục tiêu: So sánh được các loại liên kết đã học.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV treo bảng 1, 2 và y/c HS dựa vào phần tổng kết trong SGK điền khuyết vào các cột tương ứng.
Bảng 1:
Loại liên kết
Liên kết ion
Liên kết
cộng hóa trị không cực
Liên kết
cộng hóa trị có cực
Liên kết 
kim loại
Thí dụ
Bản chất
của liên kết
Điều kiện
xuất hiện liên kết
Bảng 2:
Tinh thể ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Tinh thể kim loại
Phần tử cấu tạo
Liên kết giữa các phần tử cấu tạo
Tính chất của
mạng tinh thể
- HS thực hiện
Bước 2:
Dựa vào bảng vừa hoàn thành, GV hướng dẫn HS tổng kết và khắc sâu kiến thức về các loại liên kết, các loại tinh thể và mạng tinh thể.
HS ghi nhớ
Kết luận:
- Liên kết ion: được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
- Liên kết cộng hóa trị: được hình thành nhờ góp chung các electron.
- Liên kết kim loại: được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa ion dương ở nút mạng và các electron tự do.
 3. Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức về hóa trị và số oxi hóa.
 * Mục tiêu: KN, quy tắc xác định số oxi hóa.
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nêu lại KN và cách xác định:
+ Hóa trị trong hợp chất ion.
+ Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
+ Số oxi hóa. (KN và quy tắc)
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi HS trình bày, sau đó GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức.
HS thực hiện và ghi nhớ.
Kết luận:
- Hóa trị trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị. Điện hóa trị = điện tích của ion đó. (phải xác định được số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường hay nhận để trở thành ion)
- Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị. Cộng hóa trị = số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo thành với các nguyên tử khác trong phân tử.
* Quy tắc xác định:
Quy tắc 1: SOH của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0:
Vd: SOH của các nguyên tố Cu, Zn, H, O, N trong phân tử đơn chất Cu, Zn, H2 O2, N2 bằng 0.
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng 0:
 Vd: SOH của N trong:
NH3: x + 3(+1) = 0 ® x = - 3
HNO2: (+1) + x + 2(-2) = 0 ® x = +3
HNO3: (+1) + x + 3(-2) = 0 ® x = +5
Quy tắc 3:
- SOH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó
 Vd: SOH của các nguyên tố ở các ion K+, Ba2+, Al3+, Cl-, S2- lần lượt là: +1,+2,+3, -1,-2
- Trong ion đa nguyên tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion
 Vd: trong NO3-: x + 3(-2) = -1 ® x = +5 
Quy tắc 4: Trong hầu hết hợp chất, SOH của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2). SOH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit (như H2O2)
* Chú ý: SOH được viết bằng số thường, dấu đặt phía trước và được đặt trên kí hiệu nguyên tố.
 4. Hoạt động 3: Giải bài tập
 * Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, khắc sâu lí thuyết.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS chuẩn bị BT 1, 2, 3 SGK, sau đó GV gọi 3 HS lên bảng chữa, HS khác làm ra nháp, theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi HS nhận xét và bổ sung
HS thực hiện
GV bổ sung, sửa chữa và chốt kiến thức.
Kết luận:
Bài 1/95: Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion từ các nguyên tử:
a, b, c, 
d, e, f, 
Bài 2/95: Sự giống và khác nhau giữa 3 loại liên kết: 
Giống nhau: + Nguyên nhân tạo thành liên kết.
 + Liên kết được hình thành nhờ các electron hóa trị
Khác nhau:
+ Liên kết ion: Nhờ lục hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu
+ Liên kết cộng hóa trị không cực: Nhờ cặp electron chung, cặp electron chung nằm ở giữa khoảng cách 2 nguyên tử.
+ Liên kết cộng hóa trị có cực: Nhờ cặp electron chung, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Bài 3/95: Xác định kiểu liên kết trong các hợp chất dựa vào độ âm điện:
Phân tử
Hiệu độ âm điện
Kiểu liên kết
Na2O
Liên kết ion
MgO
Liên kết ion
Al2O3 
Liên kết ion
SiO2 
Liên kết cộng hóa trị có cực
P2O5 
Liên kết cộng hóa trị có cực
SO3 
Liên kết cộng hóa trị có cực
Cl2O7 
Liên kết cộng hóa trị không cực
 5. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài ở nhà
 - GV y/c HS về ôn lại lí thuyết đã ôn tập.
 - Hoàn thiện các bài tập đã chữa vào vở bài tập.
 - BTVN: 4, 5, 6, 7, 8, 9 SGK/96.
 (Hết tiết 38)
 6. Hoạt động 4: Giải bài tập (Tiết 39)
 * Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải các bài tập định tính phần liên kết hóa học.
 * Thời gian: 40p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV kiểm tra bài tập đã giao về nhà cho HS ở tiết trước, y/c HS nêu những bài tập khó, chưa giải được, ít HS làm được.
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi những HS đã làm được các bài khó lên bảng chữa, y/c HS ở dưới lớp thảo luận tìm cách giải sau đó nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
HS thực hiện.
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và rút ra cách giải cho HS:
Bài 6/96: 
Ion
Số electron 
32
50
32
36
10
Bài 7/96: Gọi số proton của X là ZX, của A là ZA. Ta có:
ZA + 3ZX = 40 (1)
ZA + 4ZX = 48 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ZX = 8, ZA = 16
X là oxi, A là lưu huỳnh.
Các ion đã cho là: và 
Bài 4/96: a. Tính phi kim giảm dần theo dãy sau: O, Cl, S, H
 b. Công thức cấu tạo: 
+ Cl2O: + NCl3: + H2S: + NH3: 
 c. Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố trong phân tử ta có: Phân tử phân cực mạnh nhất là NH3.
Bài 5/96: Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn là: Chu kì 2, nhóm VA.
+ Công thức hợp chất với hidro: NH3.
+ Công thức electron của đơn chất: 
+ Công thức cấu tạo của đơn chất: 
Bài 3.69 SBT/28: 
+ Cấu hình electron của X và Y:
X (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2.=> X dễ nhường 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 
Y (Z = 17): 1s22s22p63s23p5. => Y dễ nhận electron tạo thành ion clorua 
+ X là kim loại mạnh và Y là phi kim mạnh.2 nguyên tố này khi kết hợp sẽ tạo ra liên kết ion giữa kim loại mạnh và phi kim mạnh.
 Ca + Cl2 → CaCl2 
Bài 3.70 SBT/28: 
Theo bài ra ta có các phương trình phản ứng:
 2A + 2H2O → 2AOH + H2 (1)
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (2)
Trung hòa dung dịch Y:
HCl + AOH → ACl + H2O (3)
HCl + NaOH → NaCl + H2O (4)
Gọi x, y lần lượt là số mol của kim loại kiềm A và Na.
Theo phương trình (1), (2), (3), (4) ta có:
Ta có hệ phương trình: x + y = 0,2 (I)
 xA + 23y = 3 (II)
Từ (I) và (II) ta có: vì x > 0 ta có: A < 23
Theo gt: A là kim loại kiềm, A < 23 và theo BTH ta thấy Li là thỏa mãn.
Vậy: A là Li có số khối là 9 đvC.
7. Tổng kết toàn bài và HD HS học bài ở nhà
- GV nhấn mạnh nội dung chính toàn chương
- Nhấn mạnh các dạng bài tập thường gặp
- Chuẩn bị cho tiết sau:
	+ Ôn tập lại kiến thức về phản ứng oxi hóa - khử đã học ở THCS: chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử, phản ứng oxi hóa - khử.
	+ KN về sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa - khử theo quan niệm mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38 - 39 Luyen tap Chuong 3.doc