I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được: Sơ lược về ứng dụng điều chế brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
- Hiểu được: tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, . rút ra nhận xét.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và có tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, tích cực tham gia xây dựng bài, phát biểu những kiến thức mình tìm hiểu được, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực thực hành Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
- Năng lực vận dụng Hóa Học vào đời sống thực tiễn.
5. Trọng tâm:- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
II. Phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình vấn đáp.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
- Giáo Viên: Giáo án, phương tiện trực quan.
- Học Sinh: Học bài, nghiên cứu bài trước ở nhà, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ngày soạn:10/01/2020 Người soạn: Huỳnh Minh Trung Bài 25: FLO - BROM – IOT (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được: Sơ lược về ứng dụng điều chế brom, iot và một vài hợp chất của chúng. - Hiểu được: tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,. rút ra nhận xét. - Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và có tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. - Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, tích cực tham gia xây dựng bài, phát biểu những kiến thức mình tìm hiểu được, có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học. - Năng lực thực hành Hóa Học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học. - Năng lực vận dụng Hóa Học vào đời sống thực tiễn. 5. Trọng tâm:- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. II. Phương pháp: - Phương pháp thuyết trình vấn đáp. - Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: - Giáo Viên: Giáo án, phương tiện trực quan. - Học Sinh: Học bài, nghiên cứu bài trước ở nhà, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy học. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ứng dụng và sản xuất brom trong công nghiệp - Giới thiệu sơ lược cho học sinh về nhà tự tìm hiểu. Theo định hướng. - Nêu các ứng dụng của brom? - Trình bày phương pháp sản xuất brom trong công nghiệp? - HS dựa vào SGK trình bày ứng dụng và sản xuất brom trong công nghiệp 3. Ứng dụng. - Sản xuất một số dẫn xuất hidrocacbon của brom như C2H5Br (brometan), C2H4Br2 (đibrometan) làm dược phẩm. - Sản xuất AgBr dùng để tráng phim. 4. Sản xuất trong công nghiệp. Cl2 + 2NaBr ® 2NaCl + Br2 Hoạt động 2: IOT. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên - Yêu cầu HS quan sát lọ đựng iot và nêu tính chất vật lý của iot ở điều kiện thường? - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm “sự thăng hoa của iot”Þ nêu hiện tượng, khái niệm sự thăng hoa? - Cho biết tính tan và trạng thái tự nhiên của iot? - Trả lời: Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím. - Khi đun nóng iot chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi. - Hiện tượng thăng hoa là hiện tượng biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái khí (không qua trạng thái lỏng). - Trả lời: + Iot tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. + Trong tự nhiên iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối iotua: NaI II. Iot (I2) 1. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên. - Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím. - Khi đun nóng iot thăng hoa. - Iot tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. - Trong tự nhiên iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối iotua: NaI Hoạt động 3: Tính chất hóa học - Yêu cầu HS nêu tính chất hóa học cơ bản của iot? - Yêu cầu HS viết phương trình hóa học chứng minh? - Yêu cầu HS rút ra khả năng phản ứng của iot so với flo, clo, brom? - Rút ra kết luận. - Ngoài ra iot còn có tính chất riêng là gì? - Trả lời: Iot có tính oxi hóa Þ + Tác dụng với một số kim loại (to, xt). + Tác dụng với H2 ( to,xt) + Hầu như không tác dụng với nước. - Phương trình hóa học: - Iot tham gia phản ứng khó khăn hơn flo, clo, brom. - Lắng nghe, ghi chép. - Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. 2. Tính chất hóa học. Iot có tính oxi hóa: + Tác dụng với một số kim loại (to, xt). + Tác dụng với H2( to,xt) + Hầu như không tác dụng với nước. - Phương trình hóa học: Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom. - Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. Hoạt động 4: Ứng dụng và sản xuất iot trong công nghiệp. Giới thiệu sơ lược cho học sinh về nhà tự tìm hiểu. Theo định hướng. - Hãy nêu những ứng dụng của iot? - Trình bày phương pháp sản xuất iot trong công nghiệp? - HS trả lời : Trình bày ứng dụng và phương pháp sản xuất iot. 3. Ứng dụng. ( Về nhà làm) - Sản xuất dược phẩm: cồn iot - Sản xuất chất tẩy rửa. - Muối iot dung để phòng bệnh bướu cổ. 4. Sản xuất iot trong công nghiệp. - Sản xuất iot từ rong biển V. Tổng kết đánh giá. - GV yêu cầu HS nêu: + Cho biết sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, clo, brom, iot? Lấy ví dụ minh họa bằng phương trình hóa học? + Vì sao tính oxi hóa của các halogen khi đi từ flo đến iot lại giảm dần? + So sánh tính axit của các dung dịch axit HF®HI ? - Dặn dò: + Về nhà học bài + Làm BT 7,8,9 SGK/114 + Chuẩn bị Bài mới: Bài 24 Sơ lược hợp chất có oxi của clo.
Tài liệu đính kèm: