Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 34: Luyện tập Oxi, lưu huỳnh

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 34: Luyện tập Oxi, lưu huỳnh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được oxi – ozon có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ) nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn.

- Nhận biết được ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.

- Trình bày được phương pháp điều chế oxi - ozon trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.

- Nêu được tính chất hóa học và phương pháp điều chế của lưu huỳnh.

- Liệt kê được các ứng dụng của lưu huỳnh.

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi – ozon.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Giải được một số bài tập tổng hợp có liên quan.

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế cuộc sống.

3.Thái độ

- Say mê, hứng thú với kiến thức bộ môn.

- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực

4.Trọng tâm

- Tính chất hóa học của oxi, ozon.

- Tính chất hóa học của lưu huỳnh.

II. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp

1. Phương tiện, thiết bị sử dụng

- Giáo án, phiếu học tập.

2. Phương pháp

- Phương pháp dạy học theo nhóm.

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập

- Phương pháp đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

III. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực tư duy tưởng tượng.

+ Năng lực làm việc độc lập.

+ Năng lực hợp tác.

+ Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

+ Năng lực tính toán.

IV. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức

 

doc 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 34: Luyện tập Oxi, lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP: OXI – LƯU HUỲNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được oxi – ozon có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ) nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn.
- Nhận biết được ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Trình bày được phương pháp điều chế oxi - ozon trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.
- Nêu được tính chất hóa học và phương pháp điều chế của lưu huỳnh.
- Liệt kê được các ứng dụng của lưu huỳnh.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi – ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế...
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Giải được một số bài tập tổng hợp có liên quan.
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế cuộc sống.
3.Thái độ
- Say mê, hứng thú với kiến thức bộ môn.
- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực
4.Trọng tâm
- Tính chất hóa học của oxi, ozon.
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
II. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp
1. Phương tiện, thiết bị sử dụng
- Giáo án, phiếu học tập.
2. Phương pháp
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập
- Phương pháp đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
+ Năng lực tư duy tưởng tượng.
+ Năng lực làm việc độc lập.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực tính toán.
IV. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Oxi – ozon
- Trình bày được tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.
- Trình bày được Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Trình bày được tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.
- Minh họa, chứng minh được tính chất hóa học của oxi, ozon bằng các phương trình hóa học
- Giải thích được tại sao oxi, ozon có tính oxi hóa mạnh.
- So sánh được tính oxi hóa của oxi với ozon và oxi. Viết được phương trình minh họa.
- Trình bày cách nhận biết khí oxi, ozon
- Giải được các bài toán liên quan đến hiện tượng thực tiễn
- Giải được các bài toán liên quan đến tỉ khối hơi của hỗn hợp khí, hiệu suất phản ứng, xác định công thức oxit
Lưu huỳnh
- Nêu được tính chất vật lý, dạng thù hình và trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh trong tự nhiên.
- Giải thích được tại sao lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
- Giải được các bài toán cơ bản về nguyên tố lưu huỳnh
- Giải được các bài toán liên quan đến hiện tượng thực tiễn.
- Giải được các bài toán liên quan đến hỗn hợp kim loại tác dụng với lưu huỳnh, bài toán dư – đủ.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (5 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong quá trình học
3. Hình thành kiến thức và luyện tập
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo các nhóm nhỏ vẽ sơ đồ tư duy các tính chất hoá học của oxi, ozon và của lưu huỳnh. 
-Học sinh tập trung hoàn thành sản phẩm của nhóm.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung:
+ O3 đẩy được I- trong dung dịch KI ra khỏi muối theo phương trình
O3 + 2KI + H2O ® I2 + 2KOH + O2
Do tạo ra KOH nên O3 làm xanh quì tẩm (Phản ứng dùng để nhận biết ozon)
- Giáo viên lưu ý: Dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
A. Kiến thức cần nắm vững
I. OXI
 Oxi là một phi kim hoạt động và là một chất oxi hóa mạnh.
1. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt, Ag)
O2 + KL oxit bazơ
2. Tác dụng với phi kim (trừ halogen)
O2 + PK oxit axit
3. Tác dụng với H2 ® H2O
2H2 + O2 2H2O
4. Tác dụng với hợp chất có tính khử
- Với chất hữu cơ
CH4 +2O2 CO2 + 2H2O
- Với oxit có số oxi hóa thấp
2SO2 + O2 2SO3
5. Điều chế
 Nguyên tắc: phân hủy hợp chất giàu oxi, kém bền với nhiệt.
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
II. OZON
 Ozon có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn O2.
+ Tác dụng với Ag
Ag + O2 ® không xảy ra phản ứng
2Ag + O3 ® Ag2O + O2
III. LƯU HUỲNH
Lưu huỳnh là chất oxi hóa yếu hơn O2, ngoài ra lưu huỳnh còn đóng vai trò là chất khử.
1. Tác dụng với kim loại (tạo sản phẩm ứng với số oxi hóa thấp của kim loại)
S + KL muối sunfua kim loại
2. Tác dụng với H2 : H2 + S H2S
Kết luận: S là chất oxi hóa khi tác dụng với kim loại và H2
3. Tác dụng với phi kim (trừ N2 và I2)
S + O2 SO2
4. Tác dụng với axit
2H2SO4 đặc + S 3SO2 + 2H2O
5. Điều chế:	H2S + SO2 ® 2H2O + 3S
Hoạt động 2: Bài tập về hoàn thành phương trình phản ứng (10 phút)
Phiếu học tập số 1: Bài tập về viết phương trình phản ứng
Bài 1. Lưu huỳnh tác dụng được với các chất nào sau đây: O2, Cl2; Fe; Zn; Al; Hg; C; H2; CuO; H2O; HCl; H2SO4(đặc). Viết PTPƯ minh họa.
B. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1 và lên bảng trình bày.
- HS thảo luận và lên bảng.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
II. Bài tập hoàn thành phương trình phản ứng
Bài 1:
Lưu huỳnh tác dụng được với: O2, Cl2; Fe; Zn; C; Al; Hg; C; H2; H2SO4(đ) 
O2 + S SO2 
 S + 3Cl2 SCl6
Fe + S FeS 
Zn + S ZnS
2Al + 3S Al2S3 
Hg + S ® HgS
C + S CS2 
H2 + S H2S
S + 2H2SO4(đ) ® 3SO2 + 2H2O
Hoạt động 3: Hoá học với thực tiễn
Phiếu học tập số 2: Hoá học với thực tiễn
Bài 1. Thuỷ ngân là một chất độc đối với con người và động vật, mặt khác ở điều kiện thường thuỷ ngân tồn tại dưới dạng lỏng rất linh động. Khi ống chứa thuỷ ngân bị vỡ (ví dụ như nhiệt kế) người ta thường rắc bột lưu huỳnh vào các giọt thuỷ ngân. Hãy giải thích việc làm trên và viết phương trình hoá học (nếu có).
Bài 2. Vì sao sau những con giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn? Hãy giải thích và viết phương trình hoá học (nếu có).
b. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2-3 bạn và hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2 và lên bảng trình bày.
Bài 1. Thuỷ ngân là một chất độc đối với con người và động vật, mặt khác ở điều kiện thường thuỷ ngân tồn tại dưới dạng lỏng rất linh động. Khi ống chứa thuỷ ngân bị vỡ (ví dụ như nhiệt kế) người ta thường rắc bột lưu huỳnh vào các giọt thuỷ ngân. Hãy giải thích việc làm trên và viết phương trình hoá học (nếu có).
Bài 2. Vì sao sau những con giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn? Hãy giải thích và viết phương trình hoá học (nếu có).
- Học sinh thảo luận và lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
III. Hoá học với thực tiễn
Bài 1:
Thuỷ ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở dạng lỏng, rất độc và cũng rất dễ phát tán trong không khí. Mục đích của việc làm trên là làm giảm lượng thuỷ ngân phát tán ra môi trường. Vì lưu huỳnh tác dụng với thuỷ ngân ngay ở nhiệt độ thường tạo thành kết tủa thuỷ ngân (II) sunfua theo phương trình: 
Như vậy thì sẽ dễ dàng thu gọn được lượng thuỷ ngân rơi vãi ra môi trường.
Bài 2.
Sau cơn mưa, nếu dạo bước đi trên đường phố, đồng ruộng người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có 2 nguyên nhân:
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
- Trong mưa giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi: 
- Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn rất mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ thì người ta sẽ cảm thấy trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa trong không khí có lẫn một ít khí ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Hoạt động 4: Bài toán hóa học (15 phút)
Phiếu học tập số 3: Bài toán hóa học
Bài 1. Cho 5,6 g sắt tác dụng vừa đủ với m gam lưu huỳnh. Tính m?
Bài 2. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam S và 14,3 gam Zn trong 1 bình kín. Sau phản ứng thu được chất nào? Khối lượng là bao nhiêu?
Bài 3. Cho 18,6 gam hỗn hợp bột sắt và bột kẽm tác dụng vừa đủ với 9,6 gam lưu huỳnh.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của Fe và Zn trong hỗn hợp đầu.
b. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3 và lên bảng trình bày.
Bài 1. Cho 5,6 g Fe tác dụng vừa đủ với m gam lưu huỳnh. Tính m?
Bài 2. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 g lưu huỳnh và 14,3 g kẽm trong 1 bình kín. Sau phản ứng thu được chất nào? Khối lượng là bao nhiêu?
Bài 3. Cho 18,6 gam hỗn hợp bột sắt và bột kẽm tác dụng vừa đủ với 9,6 gam lưu huỳnh.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của Fe và Zn trong hỗn hợp đầu.
- Học sinh thảo luận và lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
III. Bài toán hóa học
Bài 1:
Fe + S → FeS
0,1 0,1 mol
→mS = 3,2 gam.
Bài 2.
Zn + S ZnS
Ban đầu: 0,22 0,2
Phản ứng: 0,2 0,2 0,2
Còn lại: 0,02 0 0,2
Sau phản ứng thu được Zn dư và ZnS tạo thành
mZn dư= 0,02.65 =1,3 gam
mZnS = 0,2. 97= 19,4 gam
Bài 3.
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Zn trong hỗn hợp
Fe + S FeS
x ® x
Zn + S ZnS
y ® y
Ta có hệ: 
6. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Về nhà làm bài tập trong đề cương và ôn tập kiểm tra bài 15 phút.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_34_luyen_tap_oxi_luu_huynh.doc