Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 44: Hidro sunfua

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 44: Hidro sunfua

I – CÔNG THỨC PHÂN TỬ:

 - CTPT: H2S.

S có hai e độc thân ở phân lớp 3p tạo 2 liên kết cộng hoá trị có cực với 2 nguyên tử H và S có số oxi hoá –2 trong H2S.

- Liên kết hóa học trong phân tử H2S là LKCHT có cực ( sự phân cực yếu hơn so với H2O )

II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ:

- Chất khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.

- Tan ít trong nước.

- Rất độc: ( Xem thêm thông tin cuối bài học)

III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:

1. Tính axit yếu:

- Tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric là một axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic).

 Khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo muối axit hoặc muối trung hoà hoặc hỗn hợp 2 muối

H2S + NaOH NaHS + H2O (Lượng NaOH ít nhất để hấp thụ H2S)

H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O

 

docx 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 44: Hidro sunfua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 44 HIĐRO SUNFUA
TN: ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA H2S
https://www.youtube.com/watch?v=tvjyq09Hxuw
I – CÔNG THỨC PHÂN TỬ: 
 - CTPT: H2S. 
S có hai e độc thân ở phân lớp 3p tạo 2 liên kết cộng hoá trị có cực với 2 nguyên tử H và S có số oxi hoá –2 trong H2S.
- Liên kết hóa học trong phân tử H2S là LKCHT có cực ( sự phân cực yếu hơn so với H2O )
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Chất khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.
- Tan ít trong nước.
- Rất độc: https://www.youtube.com/watch?v=yEi9SAnr1pU ( Xem thêm thông tin cuối bài học)
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
1. Tính axit yếu:
- Tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric là một axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic).
 Khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo muối axit hoặc muối trung hoà hoặc hỗn hợp 2 muối
H2S + NaOH NaHS + H2O (Lượng NaOH ít nhất để hấp thụ H2S)
H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O 
NaHS
H2S dư
NaHS
Vừa đủ
NaHS, Na2S
Vừa đủ
Na2S
Vừa đủ
Na2S
NaOH dư
2. Tính khử mạnh:
 Trong H2S, S có số oxi hóa -2 thấp nhất nên H2S có tính khử mạnh.
VD1: Tác dụng với oxi:
- Ở đk thường hoặc thiếu oxi: CÓ BỘT S MÀU VÀNG TẠO THÀNH
 -2 0 -2 0
2H2S + O2 ® 2H2O +2S
- Ở nhiệt độ cao và đủ oxi:
 -2 0 -2 +4 
2H2S + O2 ® 2H2O + 2SO2 
-H2S cháy trong không khí có ngọn lửa màu xanh nhạt
-DD H2S để lâu trong KK bị vẫn đục vàng do bị O2 của KK oxi hóa
-H2S được tạo ra nhiều trong tự nhiên nhưng không tích tụ lâu trong 
KK là do bị O2 của không khí oxi hóa.
VD2: Tác dụng với clo:
 -2 0 +6 -1 
H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4+ 8HCl
VD3: Tác dụng với brom:
 -2 0 +6 -1 
H2S + 4Br2 + 4H2O ® H2SO4+ 8HBr ( hiện tượng: mất màu da cam dung dịch brom)
VD4: Tác dụng với dd KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng
 -2 +7 0 +2 
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5S↓ + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O ( hiện tượng: mất màu tím và có ↓ vàng)
VD5: Tác dụng với SO2
 -2 +4 0 
2H2S + SO2 → 3S↓ + 2H2O 
VD6: Khí H2S tác dụng với khí Cl2 
 -2 0 0 -1 
 H2S + Cl2 → 3S↓ + 2HCl 
VD7: Tác dụng với dd FeCl3
 -2 +3 0 +2 
H2S + FeCl3 → 3S↓ + 2HCl + FeCl2
3. H2S tác dụng với muối của một kim loại nặng tạo kết tủa không tan trong axit
H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4
H2S + Pb(NO3) →PbS + 2HNO3
H2S + FeCl2: không phản ứng vì FeS tan được trong HCl
IV – TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN. ĐIỀU CHẾ:
1. Trạng thái thiên nhiên: (SGK)
2. Điều chế:
Nguyên tắc: dùng muối sunfua kim loại (trừ các kim loại nặng) tác dụng với dd axit mạnh.
VD: FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S­
V – TÍNH CHẤT CỦA MUỐI SUNFUA:
- Muối tan trong nước và tác dụng với dung dịch axit như: Na2S, K2S,...
VD: Na2S + 2HCl ® 2NaCl + H2S­
- Muối không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch axit như: PbS, CuS, Ag2S
- Muối không tan trong nước nhưng tác dụng với dung dịch axit như ZnS, FeS, MgS,...
VD: ZnS + H2SO4 ® ZnSO4 + H2S­
- Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CdS (vàng), CuS, FeS, Ag2S...(đen).
MƯU SINH CHỐN ĐỊA NGỤC 
https://pt-br.facebook.com/vtvchatluongcuocsong/videos/1454747031323311/
BÀI TẬP
1. Nung hỗn hợp X gồm Al và S trong bình kín không có không khí tới khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch HCl (dư) thu được có tỷ khối hơi đối với H2 là 9. Dẫn Y qua dung dịch CuSO4 dư thu được 19,2 gam kết tủa. Xác định % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp X.
2. Cho m gam hỗn hợp bột Fe và S với tỉ lệ số mol sắt bằng 2 lần số mol lưu huỳnh rồi đem nung nóng không có oxi, thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,4 gam chất rắn B, dung dịch X và khí D. Sục khí D từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa đen. Tính hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A (theo S). Tính m.
3. Tính khối lượng muối tạo thành khi hấp thụ hoàn toàn
a. 6,8 gam H2S vào 50 gam dd NaOH 12%
b. 3,36 lít H2S (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M
4. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít H2S (đktc) vào + 500 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l chất tan trong A.
5. Cho V lít khí hidrosunfua H2S (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1,4M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 12,28 gam muối. Tính thể tích khí H2S đã phản ứng.
Cách nào nhận biết khí H2S, tránh nguy cơ ngộ độc?
13/12/2019 20:01 GMT+7
TTO - Trong tự nhiên, khí H2S có tác động rất mạnh và nhanh đối với cơ thể, gần giống chất độc xyanua.
 Nhiều trường hợp ngộ độc khí H2S đã dẫn đến tử vong - Ảnh: GETTY IMAGES
Mới đây, trong quá trình trục vớt tàu chìm ở Cần Giờ, TP.HCM, 5 thợ lặn bất ngờ gặp nạn nghi do ngộ độc khí H2S từ thùng hàng container bị bung ra. Khí này hình thành như thế nào, độc hại ra sao?
Theo Cơ quan Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ, H2S là hợp chất khí độc có mùi trứng thối đặc trưng.
Trong tự nhiên, khí H2S thường có trong khí núi lửa hoặc sinh ra từ các chất protein bị thối rữa trong quá trình phân hủy một số loại chất hữu cơ, trong các hầm kín, đường ống nước rác, giếng sâu...
Các khoang chứa cá trên tàu biển cũng có thể là nguồn khí H2S dồi dào.
Tùy theo nồng độ H2S mà độ nguy hiểm của khí này sẽ khác nhau. Do có khả năng tước oxy rất mạnh, khí H2S rất dễ gây ngạt.
Cũng theo tài liệu của Cơ quan Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ, nồng độ khí H2S dưới 0,025ppm cho mùi không rõ ràng, tùy người có thể cảm nhận được hay không. Với nồng độ 3 - 5ppm, khí H2S cho mùi rõ ràng hơn, giống mùi trứng thối.
Khí H2S thường có nhiều trong các hầm kín, bể chứa... - Ảnh: TIMPLUS56.RU
Nồng độ khoảng 100ppm, khí có mùi nặng, gây kích thích màng phổi, nếu hít thở lâu khoảng 1 giờ, mắt và đường hô hấp bị kích thích. Nếu tiếp tục hít trên 8 giờ liên tục có thể gây tử vong.
Nồng độ khoảng 400ppm đến 700ppm, khí sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong khoảng 30 phút, nồng độ trên 800ppm có khả năng gây mất ý thức người gặp nạn và có nguy cơ làm tử vong ngay lập tức.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia (Mỹ), trong tự nhiên khí H2S có tác động rất mạnh và nhanh đến cơ thể gần giống chất độc xyanua.
Theo thống kê ở Mỹ, trung bình 24% tai nạn ngộ độc khí H2S gặp trong quá trình xử lý rác, 18% trong công nghiệp khí tự nhiên.
Đặc biệt, 87% các ca tử vong do ngạt H2S xảy ra ngay tại hiện trường, 21% tai nạn thường có từ hai người mất mạng trở lên. Nhiều trường hợp chính những người lao vào cứu hoặc hỗ trợ nạn nhân lại là người tử vong.
 Hiện trường vụ tai nạn lao động ngộ độc khí H2S tại Alabama vào năm 2002 - Ảnh: GETTY IMAGES
Trên tạp chí Nature, các chuyên gia khuyến cáo người dân trong quá trình lao động và sinh hoạt nếu phát hiện mùi trứng thối - mùi đặc trưng của khí H2S - cần chú ý bảo vệ bản thân ngay lập tức.
Nếu thấy đau đầu, choáng với mùi trứng thối, cần nhanh chóng đến ngay nơi thoáng, nếu bị nặng có thể nằm thở oxy.
Những nơi như giếng, bể nước thường có lượng khí H2S cao nên khi vệ sinh, cần chú ý để không bị ngộ độc khí. Trước khi dọn bể hay hầm, có thể thổi quạt hoặc phun dưỡng khí; khi tiến hành vệ sinh cần chủ động có những thiết bị bảo hộ.
Khi người lao động buộc phải xuống cống, hầm... cần có người hỗ trợ bên trên và có thể buộc dây vào người để xử lý khi gặp trường hợp khẩn cấp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_44_hidro_sunfua.docx