Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 20: Luyện tập nhóm halogen

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 20: Luyện tập nhóm halogen

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố tính chất hoá học của hal và các hợp chất

- Biết được phương pháp điều chế hal, hợp chất của hal

- Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.

2. Kĩ năng

- Viết phương trình phản ứng hoá học

- Làm bài tập định tính và định lượng

- Rèn luyện khả năng tính toán và tư duy lôgic

3. Tình cảm thái độ

- Tạo hứng thú học tập

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1701Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 20: Luyện tập nhóm halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
10A1
10A2
10A3
10A4
 Tiết 20. LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố tính chất hoá học của hal và các hợp chất 
- Biết được phương pháp điều chế hal, hợp chất của hal 
- Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình phản ứng hoá học
- Làm bài tập định tính và định lượng
- Rèn luyện khả năng tính toán và tư duy lôgic
3. Tình cảm thái độ
- Tạo hứng thú học tập
II. Chuẩn bị
 GV: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
 HS: Ôn tập
III. Tiến trình bài giảng: 
Ổn định tổ chức lớp 
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: Đưa ra một số bài tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm bài
Bài 1. 
Hoàn thành dãy biến hoá sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
7
 6 8
 Fe(OH)2 Fe(OH)3
HS: Thảo luận làm bài
Bài 2. 
Cho 15,8g KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc,dư. Thể tích khí thu được ở đktc là :
4,8 lít	 B. 5,6 lít	
C. 0,56 lít	 D. 8,96 lít 
HS: Làm bài
Bài 3. 
Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24lít khí (đktc). Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp và thể tích dung dịc HCl đã dùng.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài
Gv: Nhận xét sửa sai cho HS.
Bài 4.
Hoà tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit đã tham gia phản ứng là :
0,8 mol B. 0,08 mo
C. 0,04 mol	D. 0,4 mol
Bài 1. 
Bài 2. 
Đáp án B
Bài 3. 
Viết PT phản ứng 
Bài 4. 
 Tính khối lượng H2 rồi tính khối lượng axit
Đáp án: A
Củng cố: GV sử dụng bài tập :Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X.Cô cạn X thu được bao nhiêu gam muối khan?
55,5	 B. 91,0	C. 90,0	 D. 71,0
HS: Áp dụng địng luật bảo toàn khối lượng hoặc định luật bảo toàn nguyên tố để giải bài tập: Đáp án: A
BTVN: Có 5 gói bột tương tự nhau là CuO, FeO, MnO2, Ag2O, (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch nào dưới đây để phân biệt 5 chất trên?
HNO3	B. AgNO3	C. HCl	D. Ba(OH)2 
Ngµy so¹n
Ngµy gi¶ng
Líp
TiÕt theo TKB
SÜ sè
/ /10
/ /10
10A4
/ /10
/ /10
10A5
Tiết 21. BÀI TẬP VỀ HALOGEN
I. Muc tiêu :
	1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về hal, hợp chất hal 
 - Làm quen với dạng bài tập nhận biết
	2. Kĩ năng
 - Viết phương trình phản ứng hoá học
 - Làm bài tập định tính và định lượng
II. Chuẩn bị
 GV: Nội dung kiến thức bài học
 HS: ôn tập, luyện tập
III. Tiến trình bài giảng:
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ ( kết hợp với bài mới)
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: Đưa ra bàu tập cho Hs thảo luận nhóm. Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài tập.
Bài 1. 
Cho các dung dịch Na2CO3, FeCl2, AlCl3, NaCl, HCl, NaOH.
Chỉ dùng một hoá chất duy nhất hãy nhận biết tất cả các dung dịch trên.
GV: Nhận xét sửa sai và chú ý phương pháp trong bài tập nhận biết có giới hạn thuốc thử thuốc thử ta chọn có thể nhận biết các mẫu thử hoặc nhận biết được 1 đến 2 mẫu thử. Trong trường hợp đó ta có thể dùng những mẫu thử đã nhận biết được để làm thuốc thử. 
Lưu ý tính lưỡng tính của Al(OH)3.
Bài 2. 
Hỗn hợp A gốm 3 kim loại Al, Fe, Cu.
Cho 17,4g hỗn hợp A tác dụng với dd HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lit khí H2 và một chất rắn không tan B. Hoà tan B bằng dd axit H2SO4 đặc thấy có 2,24 lit khí SO2 bay ra. ( các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Tính khối lượng các chất trong A. 
Bài 3
Hoà tan hoàn toàn104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch, thu được 58,5g muối khan. khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là:
A. 17,55g B. 29,25g C. 58,5g
GV: sửa sai và hướng dẫn HS làm theo phương pháp tăng giảm khối lượng. 
Bài 1. 
- trích mẫu thử
- Dùng quỳ tím cho vào tất cả các dung dịch
Dung dịch nào làm quỳ chuyển màu xanh là Na2CO3 và NaOH, quỳ chuyển màu đỏ là HCl
- Dùng dd HCl vùa tìm được cho vào dd Na2CO3 và NaOH dung dịch nào có khí không màu thoát ra la Na2CO3
chất kia là NaOH.
- Dùng NaOH cho lần lượt vào các dung dịch còn lại, dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa trắng là FeCl2, xuất hiện kết tủa nâu đỏ là FeCl3, xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan ra là AlCl3
PT:
Bài 2. 
Các phương trình phản ứng
Gọi số mol của Al, Fe, Cu lần lượt là x, y, z trong 17,4 g hỗn hợp.
Ta có pt: 27x + 56y + 64z = 17,4g
Theo pt 1 và pt 2 ta có: 3x + y = 
Theo pt 3 ta có: z = 
Giải PT: x = 0,2; y = 0,1; z = 0,1
Bài 3. 
Đáp án đúng: B
4. Củng cố: Các bước làm một bài tập nhận biết: Trích mẫu thử, Chọn thuốc thử, Hiện tượng nhận biết, Viết PTHH đã dùng
5. BTVN Cho các dung dịch AgNO3, HCl, NaOH, Na2CO3, KNO3, CuCl2, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết các dung dịch trên mà không sử dụng thêm bất kì thuốc thử nào?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20.doc