Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 43, 44: Flo – brom – iot

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 43, 44: Flo – brom – iot

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Sơ lược về tính chất, trạng thái, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng

HS hiểu:

- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa; Flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét.

- Viết pthh chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

- Tính khối lượng brom, iot và 1 số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

- HS:

III. PHƯƠNG PHÁP

- Nêu vấn đề, nhóm nhỏ.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3658Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 43, 44: Flo – brom – iot", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/2010
Ngày giảng: 29/01/2010
TIẾT 43 – 44: FLO – BROM – IOT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Sơ lược về tính chất, trạng thái, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng
HS hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa; Flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét.
- Viết pthh chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và 1 số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 	
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, nhóm nhỏ.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành: Y/c HS nêu tính chất hóa học của clo. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng). Từ đó GV đặt vấn đề vào bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí, trạng thái tự .
* Mục tiêu: HS nắm được 1 số tính chất vật lí cơ bản và trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot và hoàn thiện vào bảng:
Tiêu chí
Flo
Brom
Iot
Tính chất vật lí
Trạng thái TN
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi 3 HS lên bảng điền khuyết, sau đó gọi HS nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Tiêu chí
Flo
Brom
Iot
Tính chất vật lí
- Chất khí, màu lục nhạt, rất độc
- oxi hóa nước
- Chất lỏng, màu đỏ nâu, đễ bay hơi, rất độc
- Tan trong nước → nước brom
- Chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím
- Rất it tan trong nước
- Khi đun nóng iot thăng hoa
Trạng thái TN
- Chỉ có ở dạng hợp chất: CaF2 hoặc Na3AlF6, trong men răng, lá 1 số loại cây
- Chủ yếu ở dạng hợp chất, ít hơn nhiều so với flo, clo
- Nước biển
- Chủ yếu là hợp chất muối iotua
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của flo, brom, iot.
* Mục tiêu: HS nắm được tính chất hóa học, viết được các pthh minh họa các tính chất.
 * Thời gian: 25p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận nhóm 10p tìm hiểu tính chất hóa học, viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng) điền khuyết vào bảng:
Tính chất hóa học 
Flo
Brom
Iot
Tác dụng với H2 
Tác dụng với KL
Tác dụng với H2O
Tính chất khác
HS thực hiện.
Bước 2:
GV y/c các nhóm treo kết quả và trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS.
Tính chất hóa học 
Flo
Brom
Iot
Tác dụng với H2 
- Phản ứng nổ mạnh xảy ra ngay trong tối và nhiệt độ thấp tạo khí HF:
- Chỉ oxi hóa được ở nhiệt độ cao tạo khí HBr:
- Chỉ oxi hóa được ở nhiệt độ cao, có xúc tác tạo khí HI, phản ứng thuận nghịch
Tác dụng với KL
- Oxi hóa được tất cả các kim loại tạo muối florua
- Oxi hóa nhiều kim loại
- Oxi hóa nhiều kim loại, phản ứng xảy ra khi có chất xúc tác, t0:
Tác dụng với H2O
- Oxi hóa nước ở điều kiện thường:
- Tác dụng rất chậm với nước:
- Không tác dụng với nước.
Tính chất khác
- Tác dụng với hợp chất:
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 
- Tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất có màu xanh
=> nhận biết hồ tinh bột
* Flo: Khí HF tan vào nước tạo thành axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt: ăn mòn thủy tinh: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
4. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học
HD HS làm BT 2, 3.
BTVN: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 SGK
Chuẩn bị tiết sau: 
+ Ứng dụng và sản xuất halogen
(Hết tiết 43)
(Tiết 44)
5. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành: 
- GV gọi 2 HS lên bảng:
	+ HS 1: So sánh tính chất hóa học của các halogen, viết pthh minh họa.
	+ HS 2: Làm BT 5 SGK/113
6. Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế halogen.
* Mục tiêu: HS nắm được 1 số ứng dụng và phương pháp điều chế halogen.
* Thời gian: 20p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận nhóm 7p nghiên cứu SGK tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế halogen. Tại sao phải dùng phương pháp đó?
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
Flo
Brom
Iot
Ứng dụng 
- Điều chế 1 số dẫn xuất hidrocacbon chứa flo để sản xuất chất dẻo.
- Trong CN hạt nhân làm giàu 235U
- Dung dịch NaF loãng làm thuốc chống sâu răng
- Sản xuất hidrocacbon C2H5Br2 và C2H4Br2 trong CN dược phẩm
- Sản xuất AgBr để tráng phim.
- Hợp chất dùng trong CN dầu mỏ, hóa chất
- Sản xuất dược phẩm. Cồn iot 
- Chất tẩy rửa
- Muối iot phòng bệnh bướu cổ.
Điều chế
- Phương pháp duy nhất là điện phân hỗn hợp KF và HF
- Dùng khí clo oxi hóa NaBr:
Cl2 +2NaBr →2NaCl + Br2
7. Hoạt động 4: Tìm hiểu muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua.
*Mục tiêu: HS nắm được tính chất 1 số muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất và ứng dụng của 1 số muối clorua.
HS thực hiện
Bước 2:
GV biểu diễn TN nhận biết muối clorua và axit HCl, y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra phương pháp nhận biết ion clorua.
HS thực hiện
Kết luận
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Muối clorua
- Là muối của axit clohidric. Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan, CuCl, PbCl  it tan.
- Ứng dụng:
+ KCl làm phân kali
+ ZnCl2 chống mục
+ AlCl3 làm xúc tác trong tổng hợp hóa hữu cơ
+ BaCl2 làm thuốc trừ sâu
+ NaCl làm muối ăn, nguyên liệu sx các hóa chât 
* Nhận biết ion clorua
- Hiện tượng: Có kết tủa trắng
- Pthh: AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 
 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 
=> Vậy dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua (có kết tủa AgCl trắng)
8. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh ội dung trọng tâm bài học
+ Phương pháp điều chế HCl trong PTN và trong CN
+ Ứng dụng của muối clorua
+ Phương pháp nhận biết ion clorua
BTVN: 3, 5 SGK/106
Chuẩn bị bài sau: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
+ Ứng dụng, tính chất, điều chế của nước Gia-ven và clorua vôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docFlobromiot.doc