Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 49 đến 54

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 49 đến 54

1. Năng lực hóa học

a) Nhận thức hóa học

- Vị trí, cấu hình electron của lưu huỳnh

- Tính chất vật lý của H2S, SO2, SO3, H2SO4, muối sunfat

- Trạng thái tự nhiên của H2S, SO2

- Ứng dụng, phương pháp điều chế/sản xuất, S, H2S, SO2, SO3, H2SO4 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat

- Tính axit yếu của H2S, tính oxit axit của SO2, SO3

Trình bày và giải thích được

- Tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh, lưu huỳnh dioxit

- Tính khử mạnh của H2S

- Tính axit mạnh của H2SO4

- Tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4

đặc, nóng

b) năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

-Quan sát TN, nêu và giải thích được hiện tự TN

 c) Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học:

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của chất

- Viết PTHH chứng minh tính chất của chất

- Phân biệt các chất/dung dịch bằng phương pháp hóa học

- Tính khối lượng, thể tích của chất tham gia, chất sản phẩm theo PTHH

2. Năng lực chung

Góp phần phát triển các năng lực chung, cụ thể:

- Năng lực học trực tuyến, giao tiếp, quản lý nhóm và phân công lao động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất

Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân.

 

docx 23 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 49 đến 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Tiết 49 - 54 CHỦ ĐỀ: LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
I-MỤC TIÊU
1. Năng lực hóa học 
a) Nhận thức hóa học
- Vị trí, cấu hình electron của lưu huỳnh
- Tính chất vật lý của H2S, SO2, SO3, H2SO4, muối sunfat
- Trạng thái tự nhiên của H2S, SO2
- Ứng dụng, phương pháp điều chế/sản xuất, S, H2S, SO2, SO3, H2SO4 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat
- Tính axit yếu của H2S, tính oxit axit của SO2, SO3
Trình bày và giải thích được
- Tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh, lưu huỳnh dioxit
- Tính khử mạnh của H2S
- Tính axit mạnh của H2SO4
- Tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4 
đặc, nóng
b) năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
-Quan sát TN, nêu và giải thích được hiện tự TN
	c) Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của chất
- Viết PTHH chứng minh tính chất của chất
- Phân biệt các chất/dung dịch bằng phương pháp hóa học
- Tính khối lượng, thể tích của chất tham gia, chất sản phẩm theo PTHH
2. Năng lực chung
Góp phần phát triển các năng lực chung, cụ thể:
- Năng lực học trực tuyến, giao tiếp, quản lý nhóm và phân công lao động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất
Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân.
II. CHUẨN BỊ 
1.Phương pháp :Trực quan, Hợp tác nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn
2.Phương tiện:
 Bảng HTTH , S, Fe, ống nghiệm , đèn cồn, giá ống nghiệm, bảng phụ.
III.Tổ chức các hoạt động học tập
Tiết 49:
 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học của Oxi và viết ptpu minh họa?
 3.Bài mới :
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chiếu một số hình ảnh ứng dụng của lưu huỳnh. GV dẫn dắt vào bài
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 30 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Trình bày được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tinh chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
Giải thích được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
Hoạt động của GV -HS
Nội dung
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng tuần hoàn lên bảng, yêu cầu HS cho biết vị trí của lưu huỳnh, viết cấu hình e, nhận xét số electron lớp ngoài cùng.
.
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ tinh thể hai dạng thù hình của lưu huỳnh, từ đó yêu cấu HS rút ra nhận xét về tính bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong các chất: H2S, S, SO2, H2SO4 và dự đoán tính chất của lưu huỳnh, viết phương trình phản ứng minh họa.
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- các nhóm khác nhận xét.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Các thành viên ở thảo luận
* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện lên trình bày kết quả
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
I.Vị trí, cấu hình electron của ng/ tử 
-Vị trí: + Z = 16
 + Chu kì 3
 + Nhóm VI
- Cấu hình electron:
 1s22s22p63s23p4
=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
-S có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa), lưu huỳnh đơn tà (Sb).
Kết luận: Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lý, có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo nhiệt độ
III. Tính chất hóa học 
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim lọai và hiđro
+ Tác dụng với kim loại:
 0 0 -2
S + Cu CuS
 0 0 -2
S + Fe FeS
+ Tác dụng với H2:
0 0 -2
S + H2 H2S
=> Trong các phản ứng này S thể hiện tính oxi hóa:
 0 -2
S+ 2eS. 
S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường:
0 0 -2
S + Hg HgS
2. Tác dụng với phi kim
- ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với nhiều phi kim mạnh hơn:
 0 0 +4 -2
S + O2 SO2.
 0 0 +6-1
S + F2 SF6.
=> Trong các phản ứng này, S thể hiện tính khử: 
 0 +4
S S + 4e
0 +6
S S + 6e.
IV. ứng dụng của lưu huỳnh
- Dùng để sản xuất axit H2SO4 :
S SO2 SO3 H2SO4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, phẩm nhuộm,(SGK).
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
+ Trạng thái tự nhiên:
Có nhiều ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lớn trong lòng đất.
ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua,
+ Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên: dùng thiết bị đặc biệt.
Hoạt động 3 (5 phút): Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi và làm bài tập:
+ bài 1 (SGK trang 132)
+ bài 2 (SGK trang 132) 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:+ bài 1: Đáp án A
+ Bài 2: Đáp án B 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 4: 
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào kiến thức đã học và trên internet hãy trình bày phương pháp thu hồi Hg bị rơi vào kẽ ghế, kẽ bàn..
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
IV.Tổng kết và hướng dẫn học tập
1.Tổng kết
GV chốt lại kiến thức trọng tâm
2.Hướng dẫn học tập
GV yc hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị phần thực hành.
Tiết 50
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới
 3.Bài mới :
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chiếu hình ảnh về sự xuất hiện của H2S ở núi lửa ở Thái Bình Dương. GV dẫn dăt vào bài
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 (35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
A. Hidro sunfua
I. Tính chất vật lí
Mục tiêu: Trình bày được:
- Tính chất vật lí của H2S.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Cho HS tìm hiểu SGK trang 134 SGK yêu cầu HS tính chất vật lý của H2S?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận và trả lời câu hỏi
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, hơi nặng hơn không khí, tan ít trong nước(S=0,38 g/100 g nước ở 200C và 1 atm)
- Hóa lỏng ở -600C 
- Hóa rắn ở -860C
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức
Hoạt động hình thành kiến thức
A. Hidro sunfua
II. Tính chất hóa học
Mục tiêu: Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành phiếu học tập:
Em hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau và xác định vai trò của H2S trong các phản ứng hóa học đó ? 
- Nhóm 1,3: 
1, H2S + NaOH 
 1 mol : 1 mol
2, H2S + NaOH 
 1 mol : 2 mol
3, H2S + FeCl2 
- Nhóm 2,4: 1, H2S + O2 thiếu 
2, H2S + O2 dư, nhiệt độ cao 
3, H2S + Br2 + H2O
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên
Nhóm 1 (3): 
1. Tính axit yếu
H2S tan trong nước tạo thành d.d axit yếu
 H2S + NaOH → NaHS + H2O
 (natri hiđrosunfua)
 H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
 (natri sunfua)
Nhóm 2 (4)
2. Tính khử mạnh
- Oxi hóa chậm ( khi không đủ O2(k.k) hoặc ở nhiệt độ không cao lắm)
 2H2S + O2(thiếu) → 2S + 2H2O 
- Ở nhiệt độ cao H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh tạo SO2
2H2S + 3 O2(dư) → 2SO2 + 2H2O 
- Phản ứng của H2S với chất oxi hóa mạnh 
H2S + 4Cl2 + 4H2O --> H2SO4 + 8HCl
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức 
 Hoạt động hình thành kiến thức mới
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế
Mục tiêu: Trình bày được: - trạng thái tự nhiên và điều chế H2S
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: cho HS đọc SGK rút ra nhận xét: Trạng thái tự nhiên? Nguyên tắc điều chế H2S trong phong thí nghiệm?
1. Trạng thái tự nhiên
Có trong 1 số nước suối, khí núi lửa, chất protein bị thối rữa, ...
2. Nguyên tắc điều chế H2S trong phòng thí nghiệm :
 Cho muối sunfua(trừ PbS,CuS,...) + d.d a. mạnh 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện  ... - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào ?
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
IV.Tổng kết và hướng dẫn học tập
1.Tổng kết: GV chốt lại kiến thức trọng tâm
2.Hướng dẫn học tập
Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK
Tiết 54 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới
3.Bài mới :
Hoạt động 1(3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-Hoạt động cá nhân: GVyêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
+ H2S có tính chất hóa học đặc trưng nào ? lấy ví dụ chứng minh.
+ H2SO4 đặc có tính chất hóa học đặc trưng nào ? lấy ví dụ chứng minh.
+ Trả lời câu hỏi trong phần vận dụng và tìm tòi của tiết trước : em hãy giải thích tại sao :
. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng và cháy da.
- Hoạt động chung cả lớp : GVyêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung, GVhướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
- GVnhững cơn mưa axit có thể phá hủy mùa màng, những công trình xây dựngnhưng H2SO4 là một hóa chất quan trọng.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày, HS khác thảo luận, nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua câu trả lời của HS, GVkịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý
Hoạt động 2: hình thành kiến thức
Kiến thức cần nắm
Mục tiêu: Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái oxi hoá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: bằng các PUHH hãy chứng minh tính khử của H2S và tính oxi hóa của H2SO4( 15 phút)
-GVtổ chức HS hạt động nhóm 
-GVchia lớp thành 4 nhóm các nhóm hoàn thành phiếu hoạt động sau
Phiếu học tập 1
Câu 1 hoàn thành các PTPU sau. Chỉ ra vai trò của các chất
 a/ H2S + O2(kk) →.
 b/ H2S + Cl2 →
 c/ H2S + NaOH(dư) →
 d/ H2SO4(đ) + Fe2O3 →
 h/ H2SO4(đ) +FeO →
 g/ H2SO4(đ) +S →
Câu 2: Bằng PPHH hãy phân biệt các dung dịch không màu sau
 a/ HCl, H2SO4, BaCl2, K2CO3
 b/ H2SO4, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2.
 c/ Na2SO4, NaOH, H2SO4 , HCl. 
- Hoạt động chung cả lớp: GVmời 1 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả đã hoàn thành, HS khác sẽ bổ xung nếu cần thiết theo sự chỉ định của giáo viên
Câu 1:
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
2H2S + 4Cl2 → HS + HCl
H2S + NaOH => Na2S + H2O
H2SO4(đ) + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + H2O
H2SO4(đ) +FeO → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
 H2SO4(đ) +S → SO2 + H2O
Câu 2:
a/ HCl, H2SO4, BaCl2, K2CO3
+ Quỳ tím: đỏ : HCl , H2SO4 
Xanh: K2CO3
Ko hiện tượng: BaCl2
Cho BaCl2 vào 2 ống nghiệm chuyển đỏ, ống nào tạo kết tủa trắng là H2SO4
 b/ H2SO4, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2.
+ Quỳ tím: đỏ : H2SO4 
Xanh: Ba(OH)2
Ko hiện tượng: NaCl, Na2SO4
Cho Ba(OH)2 vào 2 ống nghiệm ko đổi màu, ống nào tạo kết tủa trắng là Na2SO4
 c/ Na2SO4, NaOH, H2SO4 , HCl. 
+ Quỳ tím: đỏ : H2SO4 , HCl 
Xanh: NaOH
Ko hiện tượng: Na2SO4
Cho Ba(OH)2 vào 2 ống nghiệm ko đổi màu, ống nào tạo kết tủa trắng là H2SO4
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác.
Hoạt động hình thành kiến thức
II. Bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động 2 :Nghiên cứu dạng bài tập kim loại tác dụng với axit(10 phút)
-GVtổ chức HS hạt động cá nhân.
-GVghi đầu bài lên bảng và hướng dẫn HS làm.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
Câu 1: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch H2SO4 loãng xM thì thu được 3,36 lít khí bay ra (đkc) và dd A. 
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và x = ?
 b. Nếu cho hỗn hợp X ở trên tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc nóng, thì thu được dd A và V lít khí SO2 (đkc) duy nhất. Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Tính V SO2 ; m và khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng? 
GVhướng dẫn HS viết ptpu kim loại tác dụng với H2SO4 loãng sinh khí H2 còn H2SO4 đặc thông thường sinh khí SO2.
HS: viết ptpu và tính số mol đặt ẩn làm bài.
a/ %m Mg = 17,65% ; %m Fe = 82,35% ; m muối =21,2 gam; x=1M
b/ V SO2 = 4,48 lít; m muối = 26 gam; m H2SO4 =39,2 gam
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chốt được các kiến thức sản phẩm khử của kl tác dụng với axit.
 * Hoạt động 3: luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3 :Nghiên cứu dạng bài tập hỗn hợp kim loại và oxit kim loại tác dụng với H2SO4 đ
-GVtổ chức HS hoạt động chung cả lớp.
-GVhướng dẫn HS làm bài tập sau.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp Cu và CuO vào dung dịch H 2SO 4 đặc nóng thu được 2,24 lít SO 2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tính % khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu. 
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 được chia thành 2 phần bằng nhau: 
Phần 1: Tác dụng với 90 ml dd H 2SO4 loãng 1M. 
Phần 2: Tác dụng với dd H 2SO4 đặc nóng dư thu được 560 ml khí SO 2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Viết các ptpư xảy ra. Tính khối lượng mỗi chất trong X? 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chôt được các kiến thức Hợp chất có số OXH cao nhất khi tác dụng với H2SO4 đ chỉ thể hiện tính axit.
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS giải thích được hiện tượng mưa axit phá hủy mùa màng, các công trình xây dựng.
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
IV.Tổng kết và hướng dẫn học tập
1.Tổng kết: GV chốt lại kiến thức trọng tâm
2.Hướng dẫn học tập
Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK
Câu hỏi/ bài tập kiểm tra. đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
a. Mức độ nhận biết
Câu 1: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp khí vào dung dịch:
	A. Dung dịch NaOH dư.	B. Dung dịch HCl dư.
	C. Dung dịch nước brom.	D. Dung dịch Ba(OH)2 .
Câu 2 Cấu hình electron của ion S2- là:
	A. 1s22s22p63s23p6	 	B. 1s22s22p63s23p4	
	C. 1s22s22p63s23p64s2	D. 1s22s22p63s23p2
b. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Có 3 dung dịch mất nhãn đựng các hóa chất: HCl, Na2SO3, H2SO4 . Có thể phân biệt 3 dd bằng phương pháp hóa học với một hóa chất nào sau đây?
	A. Quì tím	B. NaOH	C. BaCl2	D. NaCl
Câu 2 : Dung dịch H2SO4 đặc có thể dùng để làm khô khí nào sau đây :
	A. CO2	B. NH3 	C. H2S	D. SO3
Câu 3: Cho phản ứng : H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4 . 
Hệ số của các chất tham gia pứ là dãy số nào trong các dãy sau ?
A. 3 , 2 , 5	B. 5, 2, 3	C. 2, 2, 5	D. 5, 2, 4
Câu 4 : Cho các phản ứng sau : 2SO2 + O2 → 2 SO3 (I)	
 SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (II) 	
	 SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (III)	
 SO2 + NaOH → NaHSO3 (IV)
Các phản ứng mà SO2 có tính khử là :
	A. (I) và (III)	 B. (I) và (II)	 C. (I) , (II) và (III)	 D. (III) và (IV)
c. Mức độ vận dụng
Câu 1: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp đầu là:
A. 38%; 62%	 	 B. 40%; 60%	 	C. 45%; 55%	 	D. 49%; 51%
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 13 gam một kim loại A có hóa trị 2 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Mg	 	 B. Zn	 	C. Fe	 	D. Ca
d. mức độ vận dụng cao
Câu 1 Viết PTHH của các phản ứng để hoàn thành dãy biến hóa sau :
 	FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → H2S → S → SO2 → H2SO4
Câu 2: Cho 48,8 gam hỗn hợp gồm sắt và sắt (III) oxit vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được dung dịch A và khí SO2 . Cô cạn dung dịch A thu được 140 gam muối khan.
a) Viết các phương trình phản ứng. Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu.
b) Cho toàn bộ khí SO2 trên vào 450 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch muối tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
HD Viết ptpu và tính k sử dụng pp quy đổi.
Duyệt kí ngày:.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_49_den_54.docx