Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 14

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 14

CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 1

 THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Tuần 1

 Hoạt động 1:

 Tìm Hiểu Di Sản Văn Hóa —

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu , các em có quyền thu nhận những thông tin

và nâng cao hiểu biết về giá trị của di sản văn hóa của địa phương

- Biết cách thu thập thông tin cũng như có thể phân biệt và đánh

 giá về giá trị văn hóa , truyền thống văn hóa đó.

- Hình thành học sinh có thái độ tôn trọng và quan tâm bảo vệ các

di sản văn hóa và truyền thống văn hóa.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1965Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 1
 THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN 
 BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
Tuần 1
 Hoạt động 1:
 Tìm Hieåu Di Saûn Vaên Hoùa
 — & –	
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu , các em có quyền thu nhận những thông tin
và nâng cao hiểu biết về giá trị của di sản văn hóa của địa phương 
- Biết cách thu thập thông tin cũng như có thể phân biệt và đánh
 giá về giá trị văn hóa , truyền thống văn hóa đó.
- Hình thành học sinh có thái độ tôn trọng và quan tâm bảo vệ các 
di sản văn hóa và truyền thống văn hóa.
II. Nội Dung:
1. Quan niệm về di sản: văn hóa , văn hóa phi vật thể , văn hóa vật thể..
2. Gía trị về mặt khoa học , lịch sử , nghệ thuật , ..của các di sản văn hóa.
3. Quyền trẻ em được thừa hưởng di sản văn hóa.
III. Công tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo viên:
a) Tư liệu liên quan đến di sản văn hóa:
- Tìm hiểu từ giáo viên các môn lịch sử, địa lý,.. hoặc các tạp chí , sách báo ,để biết và tham gia hoạt động của học sinh.
- Từ một số điều trong công ước về Quyền Trẻ Em có liên quan đến sự tham gia của học sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, truyền thống văn hóa địa phương, đất nước như điều 30 , 31 .
 b) Câu hỏi gợi ý :
- Các em hiểu như thế nào về di sản , di sản văn hóa?
- Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là gì? Hãy cho ví dụ về hai loại di sản văn hóa này mà em biết.
- Hãy nêu tên những di sản văn hóa Việt Nam mà em biết?
- Hãy mô tả giá trị của một trong số các di sản trên? ( giá trị nghệ thuật , lịch sử, địa lý ).
- Những tiêu chí nào sẽ minh chứng đó là một di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể?
- Năm 2005 không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Việt Nam. Đây là văn hóa vật thể hay phi vật thể?
- Luật di sản VHVN ra đời vào ngày tháng năm nào? Có điều luật nào liên quan đến quan niệm di sản VH? Hãy nêu cụ thể điều luật đó.
- Có ý kiến cho rằng: Học sinh là thiểu số hoặc người bản địa có quyền thừa hưởng nền văn hóa của mình. Theo Bạn ý kiến đó phản ánh nội dung của điều luật nào trong Công ước về Quyền Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc?
- Làm thế nào để thực hiện quyền được thu thập thông tin về các di sản VH và truyền thống VH mà học sinh cần có?
- Trách nhiệm của học sinh cần phải làm gì để bảo vệ , bảo tồn VH của dịa phương, đất nước?
 2) Học Sinh:
a. Nhiệm vụ của cán sự lớp:
- Hội ý phân công trách nhiệm cho nhau.
- Xây dựng chương trình thảo luận ,phổ biến nhiệm vụ: cử người điều khiển chương trình, thư ký ,giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho hoạt động ( trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng..)
b. Nhiệm vụ của cá nhân từng học sinh:
- Các tổ phân công tìm hiểu lựa chọn, xắp xếp thông tin về các di sản VH ( có thể tìm hiểu di tích , di sản VH địa phương, trên sách báo , tạp chí VH qua các tranh ảnh sưu tầm được ). và một số điều vế quyền trẻ em, chú ý định số lượng cho từng thành viên trong tổ hay theo nhóm bạn do tổ sắp xếp.
IV. Hướng Dẫn Tiến Hành Hoạt Động:
 1) Hoạt Động Mỡ Đầu:
- Người điều khiển chương trình nêu ngắn gọn lý do có buổi thảo luận , giới thiệu chương trình .
 2).Hoạt Động 1:
- Người điều khiển chương trình giới thiệu những kết quả sưu tầm của lớp , của từng tổ. Sau đó nêu tóm tắc nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên.
- Người điều khiển đưa ra một vài định hướng thảo luận cho lớp ví dụ như: trước tiên thảo luận về các khái niệm chung , sau đó các tổ lần lượt cử người lên trình bày những kết quả đạt được ,các tổ khác lắng nghe và đóng góp ý kiến, cuối cùng là giới thiệu giá trị của di sản VH mà tổ đã sưu tầm được
.- Bằng những câu hỏi nêu vấn đề : người điều khiển góp phần dẫn dắt toàn lớp thảo luận , đưa ra những kiến nghị riêng của cá nhân của nhóm hoặc của tổ.
 3) Hoạt Động 2:
 * GVCN tổng hợp cá ý kiến của HS rút ra một vài nội dung cơ bản để khắcsâu ví dụ như:
- Trẻ em có quyền thu nhận thông tin về các di sản VH, truyền thốngVH của địa phương và đất nước 
- Trẻ em dân tộc thiểu số được hưởng nền VH của mình.
- Trẻ em có quyền tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để nâng cao hiểu biết vể các di sản VH của địa phương , đất nước.
V. Kết Thúc Hoạt Động:
- Người điều khiển tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của hội thảo. Biểu dương những cá nhân nhóm,tổ có nhiều ý kiến tốt.
- Nêu phương hướng của hoạt động tiết theo : Hoạt động “ Hội thi thời trang”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 14.doc