Giáo án Quốc phòng an ninh Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - THPT Đầm Hồng

Giáo án Quốc phòng an ninh Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - THPT Đầm Hồng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhằm đánh giá lại kết quả học tập của học sinh từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy và học tập

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

- Khả năng phân tích câu hỏi

- Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm bài kiểm tra

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

doc 97 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 197Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Quốc phòng an ninh Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - THPT Đầm Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên lớp
Ngày dạy
TS HS
Ghi chú
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Tiết 1- BÀI 1: 
LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ;
- Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang dân tộc.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các bức ảnh về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gòn 
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: Biết được một số thông tin về lịch sử quân đội Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu cho HS một số bức ảnh về thời chiến tranh và lý giải từng tranh.
- Giới thiệu bài: Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Trải qua trên 60 năm xây dung, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân đã lập bao chiến công hiển hách, xây dựng truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và niềm tin tưởng của nhân dân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Mục tiêu:Nắm được sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam
b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm:Hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu những quan điểm đầu tiên của Đảng về việc thành lập tổ chức quân đội?
- Trình bày sự hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời
- GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bướ 4: Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức
- HS ghi nội dung vào vở
:I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
1.Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
a)Những năm đầu cách mạng, trong quá trình phát triển phong trào cách mạng quần chúng,  trang đã ra đời như: Tự vệ đỏ, Du kích Nam Kì, Du kích Bắc Sơn, các đội cứu quốc quân ,...Đây là những đội Vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944  Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập,Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đội gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Từ đó, ngày 22/12 trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.Nghệ thuật quân sự của ta trong giai đoạn này chủ yếu vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, di chuyển linh hoạt. tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân.
b)Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954), Quân đội ta lần lượt mang tên: Vệ quốc đoàn (11/1945 - 5/1946); Quân đội Quốc gia Việt Nam (5/1946 - 1950) và quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.Thời kì đầu, nghệ thuật quân sự chủ yếu là vận dụng lối đánh du kích, quy mô cấp tiểu đội, trung đội đại đội. Vừa chiến đấu vừa trưởng thành, Quân đội ta từng bước đánh địch quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn và chiến dịch; cùng toàn thể dân tộc góp phần làm nên chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
c)Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), thực hiện chủ trương đánh thắng từng chiến lược chiến tranh của địch, Quân đội ta không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Thời kì này nghệ thuật quân sự của ta đã có sự phát triển, từng bước thực hiện các trận đánh lớn, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng để tiêu diệt ngày càng lớn lực lượng của địch; góp phần quan trọng của toàn thể dân tộc làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất nước nhà.
d)Sau khi đất nước thống nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; làm nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần quan trọng và giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Hoạt động 2: Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Mục tiêu:Nắm được sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam
b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm:Hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu những quan điểm đầu tiên của Đảng về việc thành lập tổ chức quân đội?
- Trình bày sự hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời
- GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bướ 4: Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức
I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
2.Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam
  Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động 3: Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Mục tiêu:Nắm được sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam
b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm:Hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu những quan điểm đầu tiên của Đảng về việc thành lập tổ chức quân đội?
- Trình bày sự hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời
- GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày câu trả lời
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bướ 4: Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức
- HS ghi nội dung vào vở
I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
3.Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam
  Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta đã viết nên truyền thống vẻ vang: Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng; tính bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động; kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần Kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống; đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa chí tình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: GV giao câu hỏi, yêu cầu HS vận dụng sgk và kiến thức đã học để trả lời
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS về nhà trả lời: Nêu tóm tắt quá trình hình thành, xâydựng và trưởngthành của quân đội nhân dân Việt Nam?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà trả lời câu hỏi
- GV chuẩn kiến thức bài học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu tên các anh hùng trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ?
Câu 2.Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến việc “Tổ chức ra quân đội công nông”?
a. Chính cương sách lược văn tắt tháng 2 năm 1930.
b. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.
c. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 (1951)
d. Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 4 năm 1945
Câu 3. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày
a. 22 -12-1945 b. 22 - 5 -1946
c. 22-12-1944 d. 22-5-1945.
Câu 4. Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sĩ?
a. 32 chiến sĩ b. 34 chiến sĩ
c. 23 chiến sĩ d. 43 chiến sĩ
Câu 5. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành:
a. Vệ quốc đoàn.
b. Quân đội quốc gia Việt Nam.
c. Việt Nam giải phóng quân.
d. Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 6. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ khi nào?
a. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945
b. Ngày 22-5-1946, ngày Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL
c. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951)
d. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm dự kiến: Câu 1: Lê Mã Lương, anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, anh hùng Phạm Tuân bắn rơi pháo đài bay của Mỹ...Câu2:a, Câu 3: c, Câu 4:b, Câu 5: c, Câu 6:c.
- GV chuẩn kiến thức bài học.
* Hướng dẫn về nhà
- Dặn dò HS học bài cũ và đọc trước bài mới
Tên lớp
Ngày dạy
TS HS
Ghi chú
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Tiết 2- BÀI 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM. ( Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ;
- Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức trân trọng truyền thống dân tộc Việt Nam
- Nắm được những nét cơ bản của lực lượng vũ tra ... uan sát, theo dõi các tổ, nhóm luyện tập, phát hiện sai sót để uốn nắn, sữa chữa.
+ Nếu HS nào làm sai GV đến tận nơi để sữa chữa cho HS đó.
+ Tổ nào có nhiều người sai thì ra hiệu cho tổ đó dừng tập, tập trung lại để GV sữa sai, hướng dẫn lại.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các đơn vị tổ tiến hành thao tác băng vết thương
- Các đội khác đánh giá, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá ý thức và quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị tổ.
- Giáo viên khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài:
	+ Kĩ thuật băng vết thương
	+ Các kiểu băng cơ bản
- Hướng dẫn nội dung ôn tập
	+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Nhận xét đánh giá và kết thúc buổi học. 
Kĩ thuật chuyển thương.
- Kết quả kỹ năng thực hành của HS đạt được
- GV phân loại học sinh sau tiết học theo thang điểm: Chưa đạt, đạt, khá và giỏi.
HS lưu ý: Nắm rõ các nguyên tắc
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ
- Tìm hiểu các kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
* Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị kiểm tra HK 2
Ngày soạn: /./
Ngày dạy: //.
TIẾT 35: KIỂM TRA CUỐI KÌ II (Thực hành hay lí thuyết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhằm đánh giá lại kết quả học tập của học sinh từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy và học tập 
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Khả năng phân tích câu hỏi
- Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm bài kiểm tra
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu câu hỏi kiểm tra
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tập trước ở nhà để chuẩn bị kiểm tra..
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, MÔN GDQP 10
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thực hành
TL
TN
KQ
TL
1. u đội từng người không có súng.
Vận dụng thực hành được động tác.
Số câu
Số điểm; Tỉ lệ %
1
10đ (100%)
1
10 điểm = 100%
ĐỀ THI
Câu 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn, thương tích là:
A. Điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở các cơ sở y tế
B. Không cần thiết mà phải chuyến ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế
C. Rất quan trọng mà không phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế
D. Không quan trọng chỉ làm chậm thời gian dến các cơ sở y tế
Câu 2: Bong gân là:
A. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương
B. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương 
C. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương
D. Di lệch các đầu xương ở khớp do chấn thương 
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của bong gân?
A. Đau nhức nơi tổn thương
B. Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu
C. Vận động khó khăn, đau nhức
D. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại
Câu 4: Các khớp nào thường bị bong gân?
A. Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng
B. Khớp cổ chân, khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay
C. Khớp háng, khớp ngón chân, khớp ngón tay
D. Khớp khuỷu, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp ngón tay cái
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nội dung cấp cứu ban đầu bong gân?
A. Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp
B. Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp
C. Xoa bóp vùng khớp bong gân bằng các loại dầu xoa bóp
D. Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện
Câu 6: Sai khớp là:
A. Sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương 
B. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương
C. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương 
D. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương 
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của sai khớp?
A. Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động
B. Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được
C. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại
D. Tại khớp tổn thương rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng nội dung cấp cứu ban đầu sai khớp?
A. Bất động khớp bị sai
B. Giữ nguyên tư thế sai khớp
C. Nhanh chóng nắn chỉnh khớp về tư thế bình thường 
D. Chuyến ngay nạn nhân đến cơ sở y tế
Câu 9: Hôn mê khác ngất ở điểm nào?
A. Nạn nhân mất tri giác, cảm giác
B. Nạn nhân mất khả năng vận động
C. Tim, phổi và hệ bài tiết ngừng hoạt động
D. Tim, phổi và hệ bài tiết vẫn còn hoạt động
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của ngất?
A. Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần
B. Chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống, bất tỉnh
C. Thường ngừng tim trước rồi ngừng thở sau
D. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da tái xanh
Câu 11: Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất, động tác xử trí nào sau đây sai? 
A. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng mái, kê gối dưới vai
B. Lau chùi đất cát, đờm dãi ở mũi miệng để khai thông đường thở 
C. Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông
D. Không cần cấp cứu ban đầu mà nhanh chóng chuyến nạn nhân đến cơ sở y tế
Câu 12: Khi có 2 người, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất như thế nào? 
A. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần
B. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 5 lần
C. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần
D. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần
Câu 13: Cấp cứu ban đầu người bị điện giật, cách xử trí nào sau đây sai?
A. Nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì
B. Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn 
C. Bằng tay không, nhanh chóng cầm tay, chân nạn nhân kéo ra ngoài .
D. Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi dày dép khô và dùng vật cách điện lót tay.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của điện giật?
A. Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời
B. Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế
C. Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã
D. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái
Câu 15: Ngộ độc thực phẩm không phải do nguyên nhân nào? 
A. Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn
B. Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc
C. Ăn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn
D. Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng, tùy thuộc cơ địa từng người
Câu 16: Ngộ độc thức ăn không có hội chứng nào sau đây?
A. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc
B. Hội chứng não, màng não
C. Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa
D. Hội chứng mất nước điện giải
Câu 17: Cấp cứu ban đầu ngộ độc thức ăn không dùng biện pháp xử trí nào?
A. Cho uống nhiều nước để chống mất nước
B. Cho uống kháng sinh để chống nhiễm khuẩn
C. Dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy
D. Dùng thuốc trợ tim, trợ sức
Câu 18: Ngộ độc sắn nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất?
A. Nước gạo rang với vài lát gừng
B. Nước đường có thêm một chút muối
C. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong
D. Nước đun sôi để nguội, nước lọc
Câu 19: Ngộ độc nấm nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất?
A. Nước gạo rang với vài lát gừng
B. Nước đường có thêm một chút muối
C. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong
D. Nước đun sôi để nguội, nước lọc
Câu 20: Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau đó nên ăn uống như thế nào?
A. Nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa/ngày
B. Nhịn ăn, uống hoàn toàn trong 2 ngày
C. Ăn uống bình thường
D. Ăn uống nhiều hơn bình thường
Câu 21: Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm sẽ ngạt thở sau bao nhiêu phút?
A. 1 - 2 phút
B. 2 - 3 phút
C. 4 - 5 phút
D. 5 - 10 phút
Câu 22: Nếu cấp cứu tốt, hầu như cứu sống được các nạn nhân bị ngạt nước trong tình trạng nào?
A. Giãy giụa; sặc, trào nước; tim còn đập 
B. Mê man, tím tái, gọi hỏi không biết
C. Da đã trắng bệch hoặc tái xanh
D. Đồng tử đã giãn
Câu 23: Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngạt nước, động tác nào không nên làm?
A. Nhanh chóng dốc nước ra khỏi dạ dày bắng các biện pháp
B. Móc đất, bùn, đờm rãi lấy răng giả (nếu có) ra khỏi miệng
C. Hô hấp nhân tạo (nếu nạn nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập)
D. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn, không để đầu nạn nhân nghiêng về một bên 
Câu 24: Trường hợp say nóng, say nắng triệu chứng nào xảy ra sớm nhất?
A. Chuột rút, trước hết ở tay, chân
B. Nhức đầu, chóng mặt
C. Mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở
D. Sốt cao 40 - 420c, mạch nhanh
Câu 25: Nội dung nào sau đây không là triệu chứng điển hình của say nóng, say nắng?
A. Sốt cao, mạch nhanh
B. Thở nhanh nông trên 30 lần/phút
C. Chóng váng, bồn nôn, sợ ánh sáng
D. Ho sặc sụa, nôn nhiều lần
Câu 26: Cấp cứu ban đầu say nóng, say nắng, động tác xử trí nào không nên làm?
A. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mái, cởi bỏ quần áo
B. Quạt mát, chờm lạnh bằng khăn ướt hoặc xoa cồn 450
C. Cho uống nước đường và muối, hoặc nước orezol
D. Không cần cấp cứu tại chỗ mà nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện
Câu 27: Khi bị ngộ độc Lân hữu cơ cấp tính điển hình, đồng tử của nạn nhân ra sao?
A. Bình thường
B. Co hẹp
C. Giãn rộng
D. Giãn rất rộng
Câu 28: Mục đích của băng vết thương không gồm nội dung nào?
A. Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm
B. Làm liền vết thương
C. Cầm máu tại vết thương
D. Giảm đau đớn cho nạn nhân
Câu 29: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc của băng vết thương?
A. Băng kín, băng hết các vết thương
B. Băng đủ độ chặt
C. Băng bằng băng thun
D. Băng sớm, băng nhanh
Câu 30: Thường dùng kiểu băng vòng xoắn khi băng vết thương ở các vị trí nào?
A. Các đoạn chi hình trụ, có các vòng tương đối đều nhau
B. Các đoạn chi hình trụ, có các vòng không đều nhau
C. Băng đầu, băng mắt
D. Các vị trí có nếp gấp
Câu 31: Trong tất cả các kiểu băng, vòng băng sau đè lên vòng băng trước như thế nào?
A. 3/4 vòng băng trước
B. 2/3 vòng băng trước
C. 1/2 vòng băng trước
D. 1/3 vòng băng trước
Câu 32: Băng cuộn thường có kích thước bao nhiêu?
A. Rộng 3 - 4 cm, dài 3 - 4 m
B. Rộng 5 - 6 cm, dài 4 - 6 m
C. Rộng 6 - 8 cm, dài 4 - 5 m
D. Rộng 8 - 10 cm, dài 4 - 10 m
Câu 33: Thường dùng kiểu băng số 8 khi băng vết thương ở các vị trí nào?
A. Các đoạn chi hình trụ, có các vòng tương đối đều nhau
B. Băng bụng, băng ngực
C. Băng đầu, băng trán
D. Các vị trí có nếp gấp
Câu 34: Khi băng vết thương ở bàn tay, bàn chân thường dùng kiểu băng nào?
A. Băng vòng xoắn
B. Băng số 8
C. Băng chữ nhân
D. Băng vành khăn
Câu 35: Khi băng vết thương ở đầu, thường dùng kiểu băng nào?
A. Băng vòng xoắn
B. Băng số 8
C. Băng chữ nhân
D. Băng kiểu quai mũ
Đáp án:
1A
2A
3D
4B
5C
6A
7D
8C
9D
10C
11D
12A
13C
14D
15C
16B
17C
18C
19B
20A
21B
22A
23D
24A
25D
26D
27B
28B
29C
30A
31B
32C
33D
34B
35D
_________________________HẾT______________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_quoc_phong_an_ninh_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_nam_ho.doc