Tuần 4
HOẠT ĐỘNG 4:
Nét Đẹp Văn Hóa Tuổi Thanh Niên
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu rõ nội dung nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
- Rèn luyện kỷ năng ứng xử văn hóa trong đời sống hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng lịch sự trong giao tiếp, học tập và hoạt động
tập thể; không đồng tình với những hành vi biểu hiện thiếu văn hóa.
Tuần 4 HOẠT ĐỘNG 4: Neùt Ñeïp Vaên Hoùa Tuoåi Thanh Nieân & I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu rõ nội dung nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. - Rèn luyện kỷ năng ứng xử văn hóa trong đời sống hằng ngày. - Có thái độ tôn trọng lịch sự trong giao tiếp, học tập và hoạt động tập thể; không đồng tình với những hành vi biểu hiện thiếu văn hóa. II. Nội Dung : 1) Thế nào là nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên ?: - Tuổi thanh niên là tuổi 16 đến 30 tuổi. - Nét đẹp văn hóa của con người thể hiện ở trình độ văn hóa, ở sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của loài người , ở sự hài hòa về tâm hồn và thể chất. - Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên thể hiện ở sự tiếp thu có chọn lọc , nhanh nhạy nắm bắt những tri thức mới của thời đại một cách chủ động , tích cực và tự giác; thể hiện trong lối sống đẹp, có văn hóa trong quan hệ giao tiếp hằng ngày; thể hiện ở ý thức luôn đấu tranh cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không bắt chước một cách “ lai căng ”. 2) Làm thế nào để học tập và rèn luyện , phát huy và phát triển nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên ?. - Xác định trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những nền văn hóa mới bằng cách ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết , rèn luyện lối sống đẹp. - Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sống hằng ngày để có thể trau dồi tri thức , nâng cao phẩm chất đạo đức nhằm tránh được những tiêu cực từ phía xã hội. - Tham gia các hoạt động thực tiển xã hội để có điều kiện hòa nhập cộng đồng , hiểu biết thêm những nét đẹp văn hóa trong xã hội , tích lũy kinh nghiệm cho bản thân ;tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích như điều 31 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em đã quy định. III. Công Tác Chuẩn Bị: 1) Giáo viên: - Nghiên cứu một số hoạt động, xây dựng một số câu hỏi cho hội thi như sau: + Theo bạn, những dấu hiệu nào biểu hiện nét đẹp văn hóa của tuổi thanh niên nói chung? + Trong quan hệ tình bạn khác giới, theo bạn nên có những cách ứng xử nào là đẹp,là có văn hóa? Hãy nêu rõ quan điểm của mình. + Nét đẹp văn hóa của thanh niên được thể hiện như thế nào trong trang phục hằng ngày? thanh niên học sinh là dân tộc thiểu số có quyền được thể hiện trang phục của dân tộc mình khi tham gia vào các hoạt động tập thể không? - Thanh niên học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa của lứa tuổi mình ? - Tích cực rèn luyện thân thể, học tập và tham gia các hoạt động xã hội chính là nét đẹp văn hóa của thanh niên .Bạn hãy bình luận ý kiến này. - Định hướng cho học sinh tham gia vào công tác chuẩn bị. 2) Học sinh: - Cán bộ lớp họp bàn về nội dung và hình thức hoạt động , phân công cụ thể cho từng tổ, nhóm. - Thiết kế chương trình hội thi. - Tiến hành các hoạt động chuẩn bị của cá nhân tổ,nhóm. - Cử chủ tọa chương trình, cử thư ký, thành lập ban giám khảo , chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ. IV. Tổ Chức Hoạt Động: Tổ chức theo hình thức hội thi: 1. Lớp khởi động hát tập thể bài . 2. Chủ tọa tuyên bố lý do , giới thiệu chương trình hội thi, ban giám khảo hội thi và hai đội thi. 3. Tiến hành cuộc thi : Chủ tọa đọc câu hỏi, hai đội suy nghĩ 1 phút. Đội nào có tín hiệu trước thì được quyền trả lời . Ban giám khảo theo dỏi, đánh giá và cho điểm. Nếu không trả lời được thì đội kia trình bày ý kiến của mình . Nếu cả hai đội đều không trả lời được thì chủ tọa mời khán giả phía dưới trả lời thay. 4. Kết thúc cuộc thi , ban giám khảo công bố điểm cho hai đội , trao phần thưởng ( nếu có). 5. Biểu diễn văn nghệ với một vài tiết mục đã chuẩn bị V. Kết Thúc Hoạt Động: - Cho học sinh nêu lên những hiểu biết của mình, nhất là kiến thức về quyền trẻ em trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và kiến thức về văn hóa nói chung. - Nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh , rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
Tài liệu đính kèm: