Tuần:4
Tọa Đàm “ Hãy Hợp Tác Cùng Nhau ”
I. Mục Tiêu:
- Học sinh hiểu được các em có quyền kết giao hội họp
để cùng nhau hợp tác trong cuộc sống hằng ngày nhằm
thực hiện mục đích chung, có quyền được sáng taọ và
tham gia các hoạt động hợp tác.
- Có thái độ tích cực ủng hộ sự hợp tác, phê phán những
biểu hiện của sự bất hợp tác.
- Biết cách hợp tác với nhau trong học tập và rèn luyện để giúp
nhau cùng tiến bộ, và cảm thông trong các quan hệ hằng ngày.
Tuần:4 Toïa Ñaøm c “ Haõy Hôïp Taùc Cuøng Nhau ” & I. Mục Tiêu: - Học sinh hiểu được các em có quyền kết giao hội họp để cùng nhau hợp tác trong cuộc sống hằng ngày nhằm thực hiện mục đích chung, có quyền được sáng taọ và tham gia các hoạt động hợp tác. - Có thái độ tích cực ủng hộ sự hợp tác, phê phán những biểu hiện của sự bất hợp tác. - Biết cách hợp tác với nhau trong học tập và rèn luyện để giúp nhau cùng tiến bộ, và cảm thông trong các quan hệ hằng ngày. II. Nội Dung: 1) Hội nhập và hợp tác là xu thế của thời đại: - Nhân loại đang ở nhũng năm đầu tiên của kỷ nguyên mới. kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Nó đòi hỏi sự nổ lực của mỗi con người để có thể đạt được một trình độ hiểu biết nhất định,làm cơ sở cho sự hợp tác cùng nhau. - Hội nhập để hợp tác và hợp tác tạo điều kiện cho hội nhập, đó hai mặt của vấn đề “ Cùng chung sống trong hòa bình”. 2) Tác dụng của sự hội nhập và hợp tác cùng nhau: * Tác dụng đối với bản thân: + Trong học tập và rèn luyện , nếu biết cách hợp tác trên tinh thần hiểu biết tôn trọng nhau thì bản thân có nhiều cơ hội vươn lên để đạt được những mục đích và thực hiện những ước muốn của tuổi trẻ. + Biết hội nhập và hợp tác là đã tự khẳng định mình, làm cho mọi người hiểu mình hơn, thông cảm hơn, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. + Biết hội nhập và hợp tác là điều kiện để học sinh tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, học hỏi thêm nhiều điều hay lẽ phãi, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. * Tác dụng đối với tập thể lớp: + Hợp tác cùng nhau sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp học sinh vượt qua những khó khăn, giãi quyết những tình huống , đa dạng luôn nảy sinh trong cuộc sống, ở lớp . + Biết hợp tác cùng nhau là một minh chứng cho ý chí tập thể, cho sự thống nhất cao trong học tập và nhờ đócó thể giãi quyết những khó khăn . + Trẻ em có quyền được tự do hội họp và kết giao cùng nhau học tập. 3) Làm thế nào để hợp tác cùng nhau: -Trước hết, để có thể hợp tác cùng nhau thì mỗi thành viên trong tập phải tự ý thức bản thân, biết khắc phục nhược điểm, phát huy những ưu điểm của bản thân để có thể hòa mình với mọi người. - Để hợp tác cùng nhau , chúng ta phải thực sự tôn trọng nhau, thông cảm với nhau, chia sẻ kinh nghiệm đã tích lũy , để bổ sung cho nhau, cùng nhau học tốt. - Hợp tác cùng nhau phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi,thì sự hợp tác mới bền lâu. III, Công Tác Chuẩn Bị: 1) Giáo Viên: - Căn cứ vào những nôi quy của lớp để xây dựng thành những tiêu chí học tập cùng nhau. - Đặt một số câu hỏi để cho học sinh thảo luận trao đổi tọa đàm. - Cần nhấn mạnh đến tác dụng của sự hợp tác cùng nhau và liên hệ với tình hình lớp, cho ví dụ cụ thể. - Có thể mời giáo viên dạy môn GDCD cùng hỗ trợ xây dựng nội dung chủ đề. Chú ý một số điều trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em như các điều 12 , 13 , 15.. - Lựa chọn một số học sinh trong lớp có khả năng ( có hiểu biết về chủ đề này,có thể đáp ứng được với các ý kiến khác nhau của lớp) để cùng với giáo viên chủ nhiệm điều khiển buổi hoạt động này. 2) Hoc Sinh: - Từng cá nhân suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến của mình để có thể trình bày . - Sưu tầm tài liệu thu nhận thông tin và chuẩn bị ý kiến theo đúng tinh thần của các điều trong Công ước LHQ về quyền trẻ em như diều 12 , 13 , 15 - Có thể chọn học sinh tiêu biểu trong lớp, có khả năng diễn thuyết chuẩn bị bài viết trong đó đưa ra những câu hỏi thắc mắc, tình huống cụ thể để kích thích thảo luận trong toàn lớp. Ngoài ra, có thể tiến hành hoạt động theo hình thức như : trao đổi , trình bày tiểu phẩm, biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ. IV.Tổ Chức Hoạt Động: * Đây là hình thức tọa đàm nên có thể: - Kê bàn ghế theo hình chữ U nhằm tạo điều kiện để học sinh dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình. - Có thể gợi ý chương trình cuộc tọa đàm như sau: + Sau lời dẫn chương trình GVCN nêu vắn tắt một vài yêu cầu cần phải đạt sau cuộc tọa đàm, động viên học sinh tích cực tham gia ý kiến. + 1 đại diện học sinh đã được lựa chọn lên trình bày bài viết ngắn gọn của mình. ( bài này có tính chất nêu vấn đề hướng sự chú ý của các thành viên trong lớp). + Chủ tọa lần lượt mời các bạn có ý kiến tranh luận, khéo léo dẫn chương trình sao cho kích thích được mọi người phát biểu. + Xen kẽ là những tiết mục văn nhệ đã chuẩn bị trước. + Trong quá trình tọa đàm giáo viên chủ nhiệm cùng tham gia ý kiến để tạo không khí giao lưu., để hiểu nhau hơn. V, Kết Thúc: - Chủ tọa mời GVCN phát biểu ý kiến. - Nhận xét về kết quả của cuộc tọa đàm.
Tài liệu đính kèm: