Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10

Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10

Chủ đề hoạt động tháng 9

THANH NIÊN HỌC, TẬP RÈN LUYỆN

VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

( 4 tiết)

I. Mục tiêu chung của chủ đề

- Học sinh hiểu được vai trò của CNH , HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH

- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên, học sinh phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

- Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp chung.

II . Nội dung hoạt động

 

doc 12 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1945Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 9
Thanh niên học, tập rèn luyện
vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
( 4 tiết)
I. Mục tiêu chung của chủ đề
- Học sinh hiểu được vai trò của CNH , HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên, học sinh phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
- Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp chung.
II . Nội dung hoạt động
Tiết 1: 
Tìm hiểu về vị trí vai trò của thanh niên, học sinh THPT 
trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước
1.Mục tiêu của hoạt động
- Học sinh hiểu được vai trò ví trí của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH, hiểu được thanh niên, học sinh có quyền và nghĩ vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Có thái độ tin tưởng vào sựn thành công của sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.
-Xác định được trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.
2.Hình thức hoạt động : 
 Thảo luận
3. Chuẩn bị :
 Yêu cầu học sinh tìm hiểu, chuẩn bị tài liệu về vai trò vị trí của thanh niên, học sinh THPT trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước
4. Tiến trình :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
 GV: Nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận và trả lời 
 ? Công nghiệp hoá là gì?
 ? Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản suất nông nghiệp như hiện nay được không ?vì sao ? 
 ? Con người sống trong thời đại CNH, HĐH sẽ như thế nào ?
Hoạt động 2:
GV: Phân công học sinh lên làm chủ toạ
? Có bạn cho rằng, học sinh còn đang đi học nên có quyền được hưởng sự chăm sóc, không phải tham gia vào công việc chung, chỉ cần tập trung thời gian học tốt là được, các bạn có đồng ý với quan niệm đó không? tại sao?
? Có người cho rằng học sinh tuy còn ít tuổi nhưng có quyền được tự do bày tỏ ý kiến của mình về CNH,HĐH đất nước. Bạn nghĩ thế nào về quan điểm đó?
I.Công nghiệp hoá
- Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản suất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nề sản suất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bọ khoa học- công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
II. Vai trò của học sinh 
- CNH, HĐH sẽ mang lại xuộc sống đầy đủ cho mọi người trong đó có học sinh. Thanh niên học sinh có quyền được hưởng thành quả đó, nhưng cũng phải có nghĩa vụ đối với sự nghiệp CNH,HĐH bởi vì trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, học sinh được nâng cao hiểu biết về các vấn đề xã hội được có quyền phát triển tối đa nhân cách và khả năng về thể chất, trí tuệ tinh thần đạo đức.
5. Kết thúc 
- Học sinh về nhà viết chương trình hành động của bản thân để làm tròn trách nhiệm của mình trong học tập rèn luyện. Liên hệ thực tế địa phương xem qua trình CNH,HĐH ở đó đã đảm bảo thực hiện tốt các quyền của trẻ em chưa?.
Tiết 2,3
Trao đổi về phương pháp học tập tích cực 
ở trường trung học phổ thông
1.Mục tiêu của hoạt động
-Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực, trên cơ sở đó các em sẽ lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp.
- Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng nhau khắc phục khó khăn, học theo phương pháp học tập tích cực.
2Hình thức hoạt động : 
Thuyết trình và thảo luận, có mời một số thầy cô giáo đến dự 
3chuẩn bị: 
+)Cho học sinh tìm hiểu trước các nội dung sau:
Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực
Thế nào là phương pháp học tập tích cực
Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực
+) Phân công học sinh điều khiển cuộc thảo luận
+) Viết một bản thu hoạch về kinh nghiệm học tập của mình
4.Tiến trình
Hoạt động của người điều khiển
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
? Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt, mà vẫn có hiệu quả các bạn có nhất trí với ý kiến trên k ?
? Có bạn nói rằng tôi không có điều kiện học tập theo phương pháp mới, tôi chỉ có thể học tập theo cách học từ trước đến nay. Như vậy tôi có gì sai không? vì sao ?
Hoạt động 2:
? Bạn hiểu thế nào là phương pháp học tập tích cực?
? Có phải trong giờ học các thầy cô giáo cứ chuẩn bị phiếu học tập, quá trình dạy có tổ chức thảo luận theo nhóm là học tập tích cực không?
+) Có thế mời các thầy cô giáo và các bạn cùng tham gia phát biểu ý kiến
+) Mời một số ban trình bày những kinh nghiệm học tập hoặc nêu những băn khoăn vướng mắc của mình về phương pháp học tập để cùng trao đổi 
1. Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực
- vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Để tồn tại và phát triển trong xã hội ấy, chúng ta buộc phải tìm một phương pháp học tập hữu hiệu, giúp chúng ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.Vì lẽ đó việc thay thế phương pháp học tập cổ truyền bằng phương pháp học tập tích cực là điều tất yếu
2. Thế nào là phương pháp học tập tích cực
- Là người học chủ động lĩnh hội kiến thức. Thầy , cô giáo chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh.
- Tác dụng của phương pháp học tập tích cực là làm cho kiến thức của học sinh khắc sâu hơn, nắm vững bài hơn và vận dụng tốt những kiến thức đã lĩnh hội vào cuộc sống thức tế.
- Học sinh phải tự tham gia vào các hoạt đông do thầy , cô giáo tổ chức, biết bày tỏ ý kiến của mình, có tài liệu và phương tiện học tập đầy đủ.
3. Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực
5. kết thúc
-Yêu cầu học sinh về nhà viết bản thu hoạch về phương pháp học tập của bản thân
 Tiết 4: 
Tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục
1. Mục tiêu của hoạt động
- Học sinh nắm được quyền và nghĩa vụ học tập cảu mình và một số vấn đề cơ bản của luật giáo dục có liên quan trực tiếp đến quyền hạn và trách nhiệm cảu người học sinh.
- Có ý thức tôn trọng và có trách nhiệm thực hiện luật giáo dục.
- Thực hiện và vận động những người xung quanh thực hiện tốt các điều khoản của Luật Giáo dục trong phạm vi trách nhiệm cảu người học sinh.
2.Hình thức tổ chức: 
Thi giữa các đội về luật giáo dục theo hình thức trắc nghiệm, giơ bảng chữ cái đáp án,và bốc thăm câu hỏi
3.Chuẩn bị: 
 Học sinh tìm hiểu trước luật giáo dục, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến học sinh 
4.Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Cử 2 đội thi lên sân khấu, người dẫn chương trình bốc thăm câu hỏi đọc cho 2 đội cùng nghe, 2 đội suy nghĩ 30 giây , trả lời bằng cách giơ bảng chữ cái. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được điểm.
Hoạt động 2:
-2 đội thi theo hình thức hái hoa dân chủ, mỗi đội bốc thăm câu hoải , đọc to câu hỏi cho các bạn cùng nghe , suy nghĩ 30 giây để trả lời
-Ghi chép lại những kiến thức cần thiết liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người học sinh
- Tham gia phát biểu ý kiến với những câu trả lời của các đội đang thi đấu.
+) Học sinh có quyền được học tập nhưng cũng có nghĩa vụ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình được giao
5.kết thúc: Yêu cầu các em về tìm hiểu kỹ hơn nhũng điều khoản của luật giáo dục liên quan trực tiếp đến học sinh. Viết bài thu hoạch
Chủ đề hoạt động tháng 10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình
 ( 4 tiết)
I. Mục tiêu chung của chủ đề
- Học sinh nhận thức rõ ràng hơn gia trị của tình bạn, tình yêu và gia đình. Học sinh có quyền được giao kết bạn bè, được tôn trọng trong sự giao kết đó, đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và trong gia đình.
- Rèn luyện kỹ năng ứng sử phù hợp trong tình bạn, tình yêu, và gia đình
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình.
- Tôn trọng và thân thiện với bạn bè, sẵn sàng hợp tác với các bạn trong học tập và trong cuộc sống.
II. Nội dung hoạt động
Tiết 1,2
Thi hỏi đáp về tình bạn , tình yêu và gia đình
1.Mục tiêu của hoạt động
- Học sinh hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giởi tuổi học sinh, tình yêu và gia đình, các em có quyền tự do được bảo vệ trong các mối quan hệ đó
- Có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng và tự hào về tình bạn trong sáng của mình.
- Hiểu được cách ứng sử đúng trong quan hệ tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới và có hành vi đúng đắn trong quan hệ bạn bè.
2.Hình thức tổ chức:
 Tổ chức cho 4 tổ trong lớp thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình, thi 2 vòng , vòng 1 loại 2 đội còn 2 đội thi tiếp vòng 2.
3.Chuẩn bị:
- Học sinh: Đọc trước tài liệu về tình yêu, và tìm hiểu những kiến thức vè sức khoẻ sinh sản vị thành niên, mõi đội đưa ra một số câu hỏi cho đội bạn trả lời
- Phân công ban giám khảo , thư ký, người dẫn chương trình , có thể là cô giáo.
- Giáo viên: có thể ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh chuẩn bị ví dụ:
 +) Tình bạn giúp cho em những gì trong học tập và trong cuộc sống? Em thử tưởng tưởng nếu không có bạn bè thì cuộc sống sẽ ra sao?
 +) Tại sao người ta lại gọi tuổi của các em là tuổi trăng tròn
 +) Khi muốn làm quen với một bạn nào đó em sẽ làm thế nào ?
 +)Có một bạn khác giới muốn làm quen và kết bạn với em , em sử sự như thế nào ?
 +)Nếu có mọt bạn khác giới trong lớp rủ em đi chời riêng em có đi không?Tại sao? Nếu em không đi em sẽ từ chối như thế nào ?
 +)Khi biết em chơi thân với 1 bạn khác giới trong lớp, bố mẹ biết và tỏ ý không hài lòng em sẽ nói với bố mẹ như thế nào ?
 +) Khi vô tình nghe được chuyện riêng của 2 bạn trong lớp, em có đem câu chuyện đó kể cho các bạn khác không? tại sao ?
4. Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vòng 1:
Đội 1 thi với đội 2, đội 3 thi với đội 4
+) Đội 1 ra câu hỏi hoặc tình huống cho đội 2, đôi 2 suy nghĩ 30 giây sau đó trả lời ,đội 1 đưa ra đáp án của mình.Và ngược lại
+)Đội 3 và đội 4 cũng thi tương tự.
Cứ như thế cho đến khi hết 3 câu hỏi tình huống
GV: Có thể điều khiển một số tiết mục văn nghệ.
Vòng 2:
2 đội thắng ở vòng 1 sẽ thi vòng 2, hai đội bị loại nhận đồng giải 3
+) Mỗi đội sẽ ra cho nhau 2 câu hỏi tình huống, nếu đội nào không trả lời được ,có thể cho khán giả trả lời có phần thưởng nhỏ.
+) Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ khi thư ký đang tính điểm.
GV: Tổng kết hoạt động và khẳng định lại cho học sinh rằng: Trẻ em có quyền được tự do giao kết trong tình bạn , tình yêu , chống mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục .
GV: Nhận xét điểm mạnh điểm yếu của từng đội phát phần thưởng nếu có.
- Các đội tham gia trả lời câu hỏi . Có ý kiến về câu trả lời của đội bạn
5 .Kết thúc
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về tình bạn, tình yêu và gia đình sau đó viết thu hoạch
Tiết 3,4: 
Thi sử lý tình huống trong giao tiếp ứng sử
1. Mục tiêu của hoạt động
-Học sinh nắm được các tình huống cơ bản trong giao tiếp, cách ứng sử trong quan hệ với thầy cô giáo, với gia đình , bạn bè.
- Biết lắng nghe chí sẻ với bạn bè.
2. Hình thức tổ chức:
 Thi giữa các nhóm ở trong lớp , cuộc thi gồm 2 phần : sử lý tình huống và tiểu phẩm ứng sử
3. Chuẩn bị : 
- Học sinh: Các đội chuẩn bị tình huống cho đội bạn, mỗi đội 2 tình huống, và một tiểu phẩm ứng sử
- Giáo viên :có thể gợi ý một số tình huống cho học sinh Ví dụ :
+) Tình cờ bạn biết được điều bí mật của mình đã bị người bạn gái thân tiết lộ cho người khác . Bạn sẽ sử lý thế nào ?
+) Bạn là con trai, có một bạn trai khác đến nói với bạn là “ Cái X lớp mình nó thích cậu lắm”.Bạn sẽ nói gì với người bạn của mình?
+)Bạn mang theo một bó hoa đến tặng thầy giáo mình nhân ngày 20/11. Nhưng đến nơi lại gặp một thầy giáo cũ đang ngồi chơi ở đó. Bạn sẽ sử lý tình huống này như thế nào ?
+)Nếu bạn không đồng ý với cách cư sử của bố mẹ đối với mình bạn cho rằng bố mẹ quá khắt khe, bạn sẽ phản ứng thế nào?
4. Tiến trình :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần 1: Thi sử lý tình huống
- 3 đội thay nhau bốc tình huống và trả lời , mỗi đội được suy nghĩ 30 giây
- có thể cho học sinh bốc 3 đến 5 tình huống tuỳ vào thời gian.
- Sau mỗi câu trả lời thư ký tính điểm luôn, sau mỗi phần thi thư ký tính điểm và công bố số điểm của mỗi đội
- Xen một số tiết mục văn nghệ.
Phần 2: Thi tiểu phẩm ứng xử
- Mỗi đội sẽ diễn một tiểu phẩm ứng xử.các đội trình diễn song ban giám khảo cho điểm luôn.
GV: Tổng kết , khẳng định lại những ưu, nhược điểm trong cách ứng sử tình huống giao tiếp của học sinh. Hướng các em vào các tình huống hợp lý. Tuyên dương những em có khả năng ứng sử tốt.
- Tham gia nhiệt tình vào các vòng thi
- Nếu không ở trong các đội đang thi thì chú ý lắng nghe để có thể đánh giá nhận xét câu trả lời của đội bạn.
+) Nắm được các tình huống cơ bản trong giao tiếp , cách ứng sử trong quan hệ với thầy cô giáo, với gia đình và bạn bè, bạn khác giới. Hiểu được ràng mình có quyền được bảo vệ trong tình huống nếu bị xâm hại
+) Biết lắng nghe, chia sẻ với bạn bè và biết ứng sử linh hoạt, phù hợp với các tình huống xẩy ra hàng ngày.
5 Kết thúc
- nhắc lại những điểm cần lưu ý trong giao tiếp và ứng sử
Chủ đề hoạt động tháng 11
Thanh niên với truyền thống hiếu học 
và tôn sư trọng đạo
 ( 4 tiết)
I. Mục tiêu chung của chủ đề
-Học sinh hiểu được nội dung và giá trị truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
- Biết cách ứng sử với các thầy cô giáo trong mọi tình huống.
- Kính trọng, yêu quý thầy cô giáo, tích cực tự giác trong học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
II. Nội dung hoạt động
 Tiết 1,2:
Thi văn nghệ “ Hát về thầy cô, bạn bè và mái trường “
1. Mục tiêu của hoạt động 
- Học sinh thể hiện tình cảm với các thầy cô giáo qua lời ca tiếng hát 
- Tìm hiểu nhiều bài hát về người thầy đứng trên bục giảng, tình cảm của thể hệ đi trước đối với nghề dạy học .
2. Hình thức tổ chức : 
Thi văn nghệ giữa các lớp trong nhà trường
3. Chuẩn bị :
- Học sinh: Mỗi lớp chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ, và 2 tiết mục khiêu vũ
- Giáo viên: Xây dựng chương trình, phân công ban giám khảo, thư ký và người dẫn chương trình. 
- Cho học sinh bốc thăm vị trí tiết mục của lớp mình
4.Tiến trình :
Người đẫn chương trình tuyên bố lý do tổ chức cuộc thi
Giới thiệu từng tiết mục của từng lớp , và đọc tiết mục tiếp theo cho học sinh chuẩn bị .
Bạn giám khảo cho điểm từng tiết mục, cuối buổi thi trưởng ban tổ chức lên nhận xét, đánh giá và trao giải cho các tiết mục văn nghệ và khiêu vũ.
Tiết 3,4 : 
Hoạt động “kỷ niệm ngày nhà giáo việt Nam 20/11 và gặp gỡ các 
thế hệ thầy cô giáo đã từng công tác tại trường
nhân kỷ niệm 10 năm thành lập trường”
1. Mục tiêu của hoạt động
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày nhà giáo Vieeth Nam 20/11, giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo, từ đó xác định trách nhiệm cảu người học sinh trong việc phát huy truyền thống tôt đẹp này .
- Các em biết được lich sư, nhưng khó khăn vất vả của các thầy cô giáo, của các anh chị đi trước khi trường mới được thành lập. Hiểu được tầm quan trọng của mái trường mà các em đang theo học.
2. Hình thức tổ chức
- Tổ chức dưới hình thức mit tinh kỷ niệm
3. Chuẩn bị
- Học sinh tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của ngày nhà giáo viêt nam
- ý nghĩa xã hội của ngày nhà giáo Việt Nam đối với mỗi người dân nói chung , và với học sinh nói riêng.
- Dự kiến khách mời, có phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức 
- Phân công người dẫn chương trình, và 5 tiết mục văn nghệ đặc sắc.
- Cả trường tham gia tập chào cờ , đón khách
4. Tiến trình
Phần 1:Tham gia lễ mit tinh
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu
- Thầy giáo hiệu trưởng đọc ý nghĩa lich sử của ngày 20/11. Lịch sử thành lập trường THPT Phú Cường.Đọc thư của thầy Hiển nguyên là hiệu trưởng nhà trường đã về hưu.
- Cô giáo Đào Ngọc Anh , dẫn chương trình văn nghệ.
- Học sinh Lê Hải Yến lớp 12A thay mặt cho gần một nghìn học sinh lên phát biểu cảm xúc của mình trong ngày lễ trọng đại này.
- Cô giáo Thu Quỳnh một giáo viên mới về trường phát biểu cảm tưởng.
- Giới thiệu đại biểu lên phát biểu và tặng hoa cho nhà trường.
- Kết thúc lễ mit tinh thầy giáo hiệu trưởng mời các đại biểu , các thầy cô giáo đã từng công tác tại nhà trường chụp ảnh kỷ niệm với nhà trường.
Phần 2: Học sinh thể hiện tình cảm với các thầy cô giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat dong ngoai gio len lop.doc