Chủ đề hoạt động tháng 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
Hoạt động1
Thi hỏi- đáp về tình bạn , tình yêu và gia đình
( Từ 1 đến 2 tiết)
I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- Học sinh hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới ở tuổi học sinh, tình yêu và gia đình; các em có quyền được tự do và bảo vệ trong các mối quan hệ đó; lứa tuổi vị thành niên và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên.
- Có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng và tự hào về tình bạn trong sáng của mình.
Chủ đề hoạt động tháng 10 THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH Hoạt động1 Thi hỏi- đáp về tình bạn , tình yêu và gia đình ( Từ 1 đến 2 tiết) I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Học sinh hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới ở tuổi học sinh, tình yêu và gia đình; các em có quyền được tự do và bảo vệ trong các mối quan hệ đó; lứa tuổi vị thành niên và vai trò của gia đình trong giáo dục vị thành niên. - Có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng và tự hào về tình bạn trong sáng của mình. - Hiểu được cách ứng xử đúng trong quan hệ tình bạn, đặc biệt tình bạn khác giới và có hành vi đúng mức trong quan hệ bạn bè. II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Tổ chức cho các tổ thi hỏi- đáp về tình bạn, tình yeu và gia đình với các nội dung sau: - Thế nào là tình bạn chân chính? Vai trò của bạn bè trong cuộc sống của con người. - Tuổi học sinh có nên có bạn khác giới không? - Trách nhiẹm của bạn bè trong việc giúp nhau học tập. - Học sinh có quyền đượ tự do kết giao bạn bè, được bảo về chống lại sự can thiệp tùy tiện vào việc riêng tư, đượ bảo vệ danh dự và chóng lại mọi hình thức bóc lột, lạm dụng tình dục. - Vấn đề tình yêu và gia đình, tình yêu là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc; gia đình hạnh phúc là môi trường sống thuận lợi nhất của con người. - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh khi bươc vào tuổi thanh niên. Lồng ghép các vấn đề thuộc nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên vào nội dung thi, ví dụ như: đặc điểm giới vấn đề bình đẳng giới, quá trình thụ thai, mang thai và phòng tránh thai;phòng tránh cac bẹnh lay nhiễm qua quan hệ tình dục. Hội thi được tổ chức dưới dạng chia lớp thành các đội, sau đó chia thành từng bảng, mỗi bảng hai đội. Cac đội cùng chkuẩn bị câo hỏi để hỏi và đa ps lẫn nhau, qua đó học sinh nắm vững những nội dung cơ bản về tình bạn, tình yêu và gia đình cùng các vấn đề khác của vị thành niên. Vì thế công tác chuẩn bị ở tổ hoặc đội thi là quan trọng. III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xây dựng thể lệ thi, các nọi dung và yêu cầu của cuộc thi để phổ biến cho học sinh chuẩn bị. - Chuẩn bị thi 5 nội dung trên theo 2 cách: + Cách 1: Chia lớp thành 4 đội thi( không nhất thiết theo tổ học ttập) , thi thành 2 vòng, mỗi vòng 2 đội; 2 đội thắng vào vòng 2. Cho môic học sinh chuẩn bị 5 câu hỏi và 5 đáp án theo các nội dung trên. Giáo viền chuẩn bị một số câu hỏi mang tính chất tình huống và câu hỏi trắc nghiệm để học sinh nắm được yêu cầu và cách ra tình huống, cách đặt câu hỏi. Ví dụ: - Tình bạn giúp cho em những gì trong học tập và tron cuộc sống? Em thử tưởng tuợng nếu khôkng có bạn bè ,cuộc sống sẽ ra sao? - Tại sao người ta gọi tuổi các em là tuổi trăng tròn? - Khi muốn làm quen với một bạn nào đó, em phải làm thế nào? - Có một bạn muốn làm quen và kết bạn với em, em nên xử sự thế nào? - Nếu có một bạn khác giới trong lớp rủ đi chơi riêng thì em có đi không? Tại sao?Nếu không đi , em từ chối như thế nào? - Khi biết em chơi thân với một người bạn khác giới cùng lớp, bố mẹ em tỏ ý không hài lòng.Em sẽ nói với bố mẹ em như thế nào? - Khi em vô tình nghe được chuyện riêng của hai người bạn cùng lớp ,em có đem câu chuyện đó kể cho các bạn khác nghe không? Tại sao? - Một lần, là người về sau cùng lớp ,em nhìn thấy cuón sổ của ai đó để quên trong ngăn bàn.Mở ra xem thì đó là nhật kí của một bạn cùng lớp. EM có đọc tiếp không? Tại sao? Những câu hỏi hoặc tình huống này chỉ để gợi ý cho học sinh biết cách xây dựng tình huống , còn trogn cuộc thi các đội tự chuẩn bị câu hỏi để đối đáp với nhau là chính. Cung cấp cho học sinh những tài liệu cần thiết để các em tham khảo và soạn ra các tình huống và đáp án. Yêu cầu trình bày câu hỏi hoặc trình bày câu hỏi khong quá 1 phút, đội bạn suy nghĩ không quá 30 giây, trả lời cũng không quá 2 phút. Đội ra câu hỏi tình huống trình bày đáp án của mình cũng không quá 2 phút. + Cách 2: Giáo viên nêu nội dung cho học sinh học trước, chuẩn bị cho cá em một số câu hỏi để cho cá em trả lời. Sau đó cũng tổ chức thi theo đội nhưng bốc thăm câu hỏi do giáo viên soạn sẵn, học sinh kkhông phải soạn câu hỏi. Cử ban giám khảo vvà hướng dãn ban giám khảo cách chấm diểm. 2. Học sinh - Nếu các đội phải tự ra câu hỏi thì học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi và đáp án nhưng phải bảo đảm bí mật. Học thuộc câu hỏi và đáp án để trình bày nếu cần thiết. - Nếu câu hỏi do ban giám khảo chuẩn bị sẵn thì học sinh học các kiến thức cần thiết và rèn cách trả lời để trình bày cho lưu loát. - Trang trí lớp theo yêu cầu của cuộc thi: có kkhoảng trống làm sân khấu. - Chuẩn bị hoa và tặng phẩm nhỏ. - Cử chủ tọa chương trình. IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Dự kiến chương trình hoạt động của cuộc thi diễn ra nhự sau: - Chủ tọa nêu mục đích và công bố thể lệ thhi. - Giới thiệu ban giqám khảo và cách cho điểm của ban giám khảo. - Giới thiệu người dẫn chương trình và thư kí. Người dẫn chương triknhf hco bốc thăm chia thành 2 bảng. Vòng 1.Hai đội bảng 1 lên sân khấu, mỗi đội ra cho nhau 3 tình huống hoặc câu hỏi. Đội 1 ra câu hỏi cho hai đội , đội 2 suy nghĩ và hội ý 30 giây, ttrả lời không quá 2 phút. Sau đó trình bày đáp án của mình. Đội 2 ra câu hỏi cho đội 1,đội 1 suy nghĩ và họi ý 30 giây, trả lời không quá 2 phút. Sau đó đội 2 trình bày và đáp án của mình. Ban giám khảo cho điểm bằng cách giơ điểm cho người dẫn chương trình đọc, thư kí ghi điểm cho từng điểm. Cứ như thế cho đến hết 3 câu hỏi hoặc tình huống.Thư kí cộng điểm và công bố điểm cho từng đội. Đọi thắng chuẩn bị vào vòng 2. Nếu hai đội bằng diểm nhau thì ban giám khảo cho 1 câu hỏi trả lời nhanh để phân thắng bại như các lần thi ở tháng 9. Hai đội bảng 2 lên sân khấu thi như hai đội bảng 1. Đội thắng ở bảng 2 sẽ gặp đội thắng ở bảng 1. Vòng 2. Vòng 2củng tổ chức thi như vòng 1 nhưng mõi đội chỉ ra cho nhau 2 câu hỏi hoặc tình huống . Chọn một đội nhất, một đội nhì, hai đội bị loại ở vòng 1 sẽ nhận dồng giải ba. - Nếu các nội dung của hoạt động phong phú, tổ chưc trong 1 tiết không đủ thời gian thì hoạt động này được tổ chức trong hai tiết. Tiết 1 thi vòng 1 .Tiết 2 thi vòng 2. - Khi hoạt động này đựoc tổ chức trong 2 tiết thì: + Giữa hai lần thi của vòng 1 có thể xen kẽ 1-2 tiết mục văn nghệ để thay đổi không khí. + Ở vòng 2 ,mỗi đọi sẽ ra cho nhau 3 câu hỏi hoặc tình huống. Sau đó ban giám khảo sẽ ra cho hai đội 2 tình huống hoặc câu hỏi để trả lời nhanh. Nếu hai đội trả lời đúng thì được tính điểm,nếu hai đội trả lời kkhông được htì dành cho khán giả trả lời. + Trong lúc chờ thư kí tính điểm cho các đội, có thể xen kẽ 1-2 tiết mục văn nghệ. + Phần kết thúc cũng tổ chức như trong tiết 1. V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Giáo vỉên chủ nhiệm tổng kết haọt động và khẳng định rằng trẻ em có quuyền được tự do kết giao trong tình bạn, tình yêu, chống lại mọi hìnhthức bóc lột và lạm dụng tình dục: nhận xét điểm mạnh điểm yếu chung của lớp, và của từng đội: phát phần thưởng ( nếu có ) - Dùng kêts quả thi làm điểm đánh giá cho học sinh. Hoạt động 2 Hội thi: Những người bạn gái đáng mến ( Từ 1 đến 2tiết ) I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Học sinh nhận thức được nét đẹp, nét đáng mến của người ban gái trong cuộc sống, trong quan hệ với bạn kkhác giới và trong gia đình. - Có thái độ lịch thiệp, trân trọng và giữ gìn những nét tính cách đáng quý của nữ giới trong các mói quan hệ. - Biết ứng xử, thể hiện hành vi phù hợp của giới mình trong cá mói quan hệ với bạn bè, bạn khác giới và người trên II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG - Tổ chức họ hti trong lớp với các nội dung về nữ giới và những nét đẹp của nữ giới trong cuộc sống và trogn gia đình. - Lồng ghép các nội dung về nét đẹp của nữ giới tuổi trăng tròn. - Hoạt động diễn ra trong hai tiết nên nọi dung hoạt động phải chia làm hai phần sao cho cân đối với thời gian cho phép. III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Cung cấp cho học sinh tài liệu cần thiết về giới tính và về các vấn đề liên quan đến vị thành niên. - Chuẩn bị một ssố câu hỏi kiểm tra kiến thức và cho câu hỏi tình huống để hỏi học sinh. Chẳng hạn: + Nam giớ và nữ giới có gì khác nhau về ăn mặc, cách ứng xử? + Tại sao ngừời ta gọi nưx giới là phái đẹp? + Làm thế nào để giữ được nét đẹp của nữ giới trong ăn mặc, đi đứng ,nói năng,trong quan hệ với thầy, cô giáo, cha mẹ, bạn bè? +Khi bị mẹ mắng mà không phải lỗi của mình, em sẽ xử xự thế nào? + Thời nay nữ sinh có cần rèn luyện tính tự tin mạnh mẽ, quyết đoán không? Tại sao? + Thời đại ngày nay, quan niệm “công, dung, ngôn, hạnh” còn phù hợp không? + Khi có bạn trai đén chơi nhưng bố mẹ lại không muốn cho gặp, em sẽ xử xự như thế nào? + Ban của anh trai mình đến chơi, anh bận nên đề nghị em tiếp giúp, nhưng em lại không muốn. Em sẽ làm gì để anh mình không giận? + Có người nói bạn gái chỉ cần ăn mặc đẹp khi ra ngoài đường, còn ở nhà ăn mặc thế nào cũng được, em có ý kiến gì về quan niệm đó? + Có người cho rằng: Phụ nữlà “phái đẹp” nên ăn mặc phải thể hiện nét đẹp của cơ thể( ví dụ: áo ngắn , quần trễ, quần bó) Có người lại cho rằng phụ nữ Việt Nam cần phải thật kín đáo mới thể hiện được nữ tính của mình. Ý kiến của em thế nào? Câu hỏi này có tính chất gợi vấn đề cho học sinh chuẩn bị và soạn các câu hỏi tương tự để khi thi có kiến thức trả lời câu hỏi của ban giám khảo. Chú ý: Lựa chọn hình thức thi và soạn thể lệ thi theo từng hình thức. + Nếu thi hùng biện thì cần chuẩn bị một số chủ đề cụ thể,sau đó đề ra những yêu cầu phải trình bày được về nội dung, về giọng nói, sứ ... giơ bảng điểm, ngừời dẫn chương trình đọc, thư kí ghi điểm cho từng đội. Cứ như thế cho đến hết hai câu hỏi. Thư kí cộng điểm và công bố điểm cho từng đội. Đội thắng chuẩn bị vào vòng 2. Nếu hai đội bằng điểm nhau thì ban giám khảo cho 1 câu hỏi trả lời nhanh để phân thắng bại như các lần thi ở tháng 9. Vòng 2. Vòng 2 cũng tổ chức thi như vòng 1. Mỗi đội bốc thăm một vấn đề để hùng biện, nhưng người đã hùng biện ở vòng 1 khong tiếp tục hùgn biên ở vòng 2 để nhiều học sinh được tham gia hùng biện Nội dung hỏi đáp như ở vòng 1, nhưng mỗi đội hcỉ ra cho đọi kia 1 câu hỏi. Sau hai vòng thi sẽ chọn được 1 đội giải nhất, 1đội giải nhì , hai đội bị loại ở vòng 1 đồng giải 3. V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG Đại diện ban giám khảo công bố kết quả thi và nhận xét về mưc độ nắm vữn kiến thức thể hiênẹ khi ra câu hỏi, khi tả lời câu hỏi và khả năng diễn đạt khi hùng biện. Nếu thi trang phục thì đánh giá về các tiêu chuẩn của trang phục mà học sinh trình diễn: sự phù hợp với lứa tuổi học sinh, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của trang phục. Giáo viên phát biểu động viên các em học sinh và xếp loại học sinh theo kết quả thi của các đội. Hoạt dộng 3 Thi xử lí tình huống trong giao tiếp ứng xử ( 1 tiết ) I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Học sinh nắm được các tình huống trong giao tiếp, cách ứng xử trong quan hệ với thầy côgiáo, vơi gia đình, bạn bè, bạn khác giới; hiểu được các em có quyền được bảovệ trong tình huống nếu bị xâm hại. - Biết lắng nghe, chia sẻ vơi bạn bè và biết cách ứng xử linh hoạt, phù hợp trong các tình huống xảy ra hằng ngày. II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG - Tổ chức thi xử lí ca tình huống giả định ki giao tiếp ứng xử trong các quan hệ với bạn bè cùng giới, khác giơis với người lớn tuổi, với thầy cô giáo. - Nội dung các tình huống đi sâu vào cá vấn đề trong quan hệ với bạn khác giới, về giao tiếp trong gia đình giữa anh trai- em gái; chị gái- em trai; anh em trai và chị em gái. Đồng thời các tình huống cũng có nội dung đề cập ddens trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sự riêng tư của người khác và cũng khong để người khác can thiệp tùy tiện vào sự riêng tư của mình. III- CÔGN TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Căn cứ vào nội dung cần chuyển tải và đặc điểm học sinh, soạn các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp giữa học sinh với nhau, giuqã các thành viên trong gia đình với nhau.. Có thể ví dụ một số tình huóng như sau: + Tình cờ bạn biết được bí mạt của mình đã bị người bạn gái thân tiết lộ cho người khác. Bạn sẽ xử lí như thế nào? + Bạn phát hiện nhật kí của mình bị ai đó lấy ra đọc.Hành vi đó đã qui phạm quyền bí mật đời tư của bạn. Bạn sẽ xử lí như thế nào? + một tốp bạn gái đang đứng nói chuyện ở sân trường thì mấy bạn trai đi qua giả vờ đùa nhau để xô vào cá bạn gái đó. Nếu là một trong số bạn gái đó ,bạn sẽ nói gì với cá bạn trai? Nếu là con trai, khi nhìn thấy các bạn mình làm như vậy, bnạ sẽ nói gì với cá bạn mình? + Đi trên đừong tình cờ bạn nghe thấy 2 bạn đi trước đang nói xấu một người bạn cũng quen. Bạn xử lí như thế nào? + Bạn là cong trai, có một bạn trai khác đến nói vơis bạn là: Cái X lớp mình nos thích cậu lắm” .Bạn sẽ nói gì với người bạn của mình? + Bạn là con gái, có một bạn gái cùng lớp nói với cậu là: Thằng Q lớp mình rất hay để ý đến cậu, hình như nó tfhích cậu. Bạn sẽ nói gì? + Trong ca tình huống vừa nêu trên, tình huống nào thể hiện quyền tự do kết giao của trẻ em? Vì sao? + Trong lúc tranh luận, một bạn cứ cho rằng bạn ấy nói đúng. Bnạ sẽ nói gì với người bạn đó? + Bạn theo một bó hoa đến tặng thầy giáo đang dạy mình nhân ngày 20- 11. Nhưng đến nơi lại gặp một thầy giáocũ đang ngồi chơi ở đó. Bạn sẽ xử lí tình huống như thế nào? + Bạn làm bài kiểm tra gióng hệt người bên cạnh nhưng khi trả bài bài, bài của bạn chấm điểm thấp hơn. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? + Một lần ,vì bực bọi điều gì đó, mẹ đã vô cớ mắng bạn.Bạn biết chắc mình bị oan, bạn sẽ nói gì với mẹ? Và bạn địh nói vào lúc nào? + Nếu bạn khong đồng ý với cách cư xư của bố mẹ dối với mình vì bạn cho rằng bố mẹ quá khắc khe, bạn sẽ phản ứng như thế nào? + Có khi cả tháng bố mẹ cũng không hỏi xem bạn học hành thế nào, bạn sẽ nói gì vơis bố mẹ? + Khi ngồi học ở nhà, anh( chị hoặc em ) của bạn luôn gây ồn ào làm cho bạn không tập trung được. Bạn sẽ làm thế nào? Đây chỉ là những tình huông gợi ý cho cuộc thi. Giáo viên có thể soạn các tình huống khác cho phù hợp mà vẫn chuyển tải được nọi dung nêu trên. - Xây dựng tiểu phẩm ngắn về những tình huống giao tiép điển hình, ví dụ như: Có người nhìn thấy bạn đang mở sách trong khi thi nhưng khong dám nói vì sợ bị cho là phản bội.. Sưu tầm trên báo hoặc lấy các mẩu chuyện dan gian làm cốt truyện để xây dựng tiểu phẩm. - Phát đọng học sinh sưu tầm sáng tác các tình huống giao tiếp, ứng xử, xây dựng nhưng tiểu phẩm ngắn. Yêu cầu mõi tiểu phẩm chỉ diễn ra từ 3 đến 5 phút. - Giao cho học sinh một số tình huống giúp các em tập luyện trước để nắm được yêu cầu, cách tfhức xử lí một tình huống cụ thể, đến khi tham gia hoạt động các em sẽ đỡ lúng túng hơn. - Chhuẩn bị một số tình huống dùng để thi: các tình huống này cũng cùng loại với những tình huống mà học đã được tập luyện nhưng cac chi tiết có thể thay đổi. Tốt nhất là nên xây dựng một số tình huống có các phương án trả lời theo kiểu câu hỏi trắc nghiệm. Cho học sinh tạp trugn trình diễn các tiểu phẩm. Các đội được cung cấp tình huống như nhau nhưng có thể có cách trình diễn kác nhau để khi thi có điều kiện so sánh khả năng sang tạo giữ các đội. 2. Học sinh - Sưu tầm và xây dựng các tình huống giao tiếp xảy ra trong quan hệ bạn bè( cùng giới và khác giới), quan hệ với anh chị em trong gia đình, quan hệ với cacù thầy cô giáo - Tập trung xử lí các tình huống theo nhóm hoặc theo đội thi. - Sáng tác các tiểu phẩm, chọn diễn viên và tập trình diễn các tiểu phẩm đó. - Chia lớp thành các đội thi tùy theo hình thưc tổ chức. Nếu thi đấu loại hoặc tính điểm xử lí tình huống thì chia lớpthành 4 đội. Nếu thi ứng xử có xen kẽ các tiểu phẩm thì chia lớp thành 2-3 đội vì nếu trình diễn tiểu phẩm sẽ mất nhiều thời gian, không đủ thời gian cho cả 4 đội trình diễn. - Chuẩn bị hai bộ chữ cái gồm 4 chữ: A,B,C,D phóng to, dán vào bìa cững. - Chuẩn bị trang trí lớp theo hình thức tổ chức thi - Cử người dẫn chương trình, thư kí và mời ban giám khảo. IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Chủ tọa chương trình nêu mục đích yêu cầu cua cuộc thi, công bố thể lệ thi, giới thiệu thư kí. Người dẫn chương trình điều khiển cuộc thi theo 1 trong 2 hình thức sau: 1. Thi xư lí tình huống Cho 4 đội bốc thăm và chia thành 2 bảng. Cách thức thi như hoạt động 2. Nhưng ở đây các tình huống có thể có nhiều phương án xử lí, các thầy, cô giáo nên đưa ra 3-4 phương án xử lí khác nhau được kí hiệu là A,B,C,D theo thứ tự xếp loại nhất nhì, ba và bốn. Có thể quy ước theo thang điểm: giải nhất- 5 điểm; giảo nhì -4 điểm; giải ba -3 điểm; giải bón -2 điểm. Giai cho người dẫn chương trình giữ đáp án và thang điểm, khi cho các đội trả lời xong thì công bố điểm cho các đội. + Vòng 1: 2 đội bảng 1 thi với nhau.2 đội tghay nhau bốc thăm tình huống. Người dẫn chương trình đọc to tình huống và các phương án xư lí . Hai độ thảo luận 30 giây, sau đó trả lời bằng cách giơ bảng có chữ cái biểu thị phương án xử lí màđội mình lựa chọn. Người dẫn chương trình cong bố phương án mà các độilựa chọn và số diểm đạt được. Mỗi lần thi hai đội xử lí 5 tình huống. Hai đội bảng 1 thi xong đến hai đội bảng 2. Cách thức thi như hai đội bảng 1.Sau đó chọn hai đội thắng cuộc ở hai bảng thi đấu vòng hai. + Vòng 2: Tùy theo tfhời gian mà tổ chức thi cho phù hợp. Nếu có thời gian thì cho xử lí 5 tình huống, nếu không đủ thời gian thì chi xử lí 3 tình huống. Cách tính kết quả như cac hoạt động trước: 1 gải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba. 2. Thi tiểu phẩm và ứng xử - Thành lập ban giám khảo bao gồm các cán bọ lớp và chi đoàn. - Công bố thể lệ thi: Các đội lần lượt trình diễn tiểu phẩm, mỗi tfiểi phẩm được trình diễn trong 3-5 phút. Sau đó ban giám khảo chấm điểm ngay. - Cho bốc tfhăm thứ tự các đội. - Sau đó mỗi đội trình diễn tiểu phẩm của mình. Các đội trình diễn xong tiểu phẩm thì ban giám khảo cho điểm bằng cách giứo điểm công khai. Người dẫn chươ ng trình đọc điểm cho thư kí ghi. Hết phần thi tiểu phẩm đến phần thi ứng xử, Các đội lần lượt bốc thăm câu hỏi tình huống , hội ý và trả lời. Người dẫn chương trình công bố điểm, thư kí ghi điểm cho từng đội. Ở phần này có hai cách thi: Cách thứ nhất: Thi lần lượt từng đội, đội 1 xử lí 1 tình huống , nhận điểm đánh giá, đến lượt đội hai, xong đội 2 đến lượt đội 3. Cứthi như vậy, hết giờ thì dừng lại. Đội nào đạt điểm cao là đội ấy tfhắng. Cách thứ hai: Tất cả các đội cùng thi chung tình huống. Tình huống của một đội sẽ được chọn tất cả các đội cùng xử lí để tìm ra phương án hợp lí nhất. Các đội lấn lượt bốc thăm câu hỏi tình huống rồi giao cho người dẫn chươn trình. Người dẫn chươ ng trình đọc to các tình huống cho các đọi cùng nghe. Các đọi họi ý rồi đưa ra phương án xử lí của mình. Người dân chương trình cong bố điểm cho từng đội. Cuộc thi tiếp tục cho đến hết giờ. V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, khẳng định lại những ưu điểm , nhược điểm trong cách xử lí tình huống giao tiếp của học sinh. Hước các em vào những cách xử lí tình huống hợp lí. Tuyên dương những em có khả năng ứng xử tốt. - Phân loại học sinh theo ba mức: nhanh nhẹn, trung bình, chậm trong giao tiếp để kịp thời động viên, khích lệ các em trong học tập, rèn luyện sau này.
Tài liệu đính kèm: