Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

Chủ đề hoạt động tháng 4

THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH , HƯỮ NGHỊ VÀ HỢP TÁC

Hoạt đông 1

Hoạt động “Giải ô chữ hòa bình”

(1 tiết )

 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

 - Học sinh hiểu các em có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề hòa bình và sự cần thiết phải duy trì hòa bình, chống chiến tranh ,hiểu trách nhiệm tham gia giữ gìn và phát triển hòa bình , tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.

 - Có thái độ yeu hòa bình ,ghét chiến tranh , sẵn sàng tham gia các hoạt động vì hòa bình.

 - Biết phân tích đánh giá những quan điểm khác nhau vì hòa bình; biết hợp tác , đoàn kết trong cuộc sống hằng ngảytên tinh thàn hòa bình.

 

doc 9 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 24877Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 4
THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH , HƯỮ NGHỊ VÀ HỢP TÁC
Hoạt đôïng 1
Hoạt động “Giải ô chữ hòa bình”
(1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu các em có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề hòa bình và sự cần thiết phải duy trì hòa bình, chống chiến tranh ,hiểu trách nhiệm tham gia giữ gìn và phát triển hòa bình , tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
	- Có thái độ yeu hòa bình ,ghét chiến tranh , sẵn sàng tham gia các hoạt động vì hòa bình.
	- Biết phân tích đánh giá những quan điểm khác nhau vì hòa bình; biết hợp tác , đoàn kết trong cuộc sống hằng ngảytên tinh thàn hòa bình.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	Với việc tạo ra “Ô chữ hòa bình” và thông qua trò chơi, học sinh sẽ có điều kiện để thực hiện các nội dung hoạt động sau:
	1.Hòa bình là gì?
	- Hòa bình là giá trị phổ biến của toàn nhân loại, của mỗi quốc gia và của mỗi dân tộc.
	- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng , bình đẳng và hợp tác giữa con người với con người.
	- Hòa bình là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để xay dựng một thế giới bình yên và thịnh vượngcho mọi dân tộc.
	2.Vì sao phải duy trì một nền hòa bình trên hành tinh của chúng ta?
	- Hòa bình cần cho mỗi con người, mỗi gia đình ,cộng đồng, cho mỗi quốc gia ,khu vực và cho cả thế giớinày. Tự do và hòa bình là những điều kiện không thể thiếu đối với phẩm giá của con người và là nhiệm vụ thiêng liêng mà tất cả các dân tộc phải thực hiện.
	- Có hòa bình thì mới có điều kiện để một xã hội phát triển ổn định, tạo cơ sở cho sự phát triển bèn vững trên toàn bộ hành tinh của chúng ta.
	3. Một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em liên quan đến hòa bình
	Các điều 12,13,15,31 có nội dung đề cập đến quyền của trẻ em trong việc tham gia gìn giữ hòa bình, phát triển tình hưữ nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Nêu yêu cầu củ hoạt động cho học sinh toàn lớp biết. Đồng thời giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp suy nghĩ, thiết kế hoạt động, sau đó trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để thống nhát kế hoạch thực hiện.
	- Liên hệ với giáo viên bộ môn Lịch sử, GDCD để giúp học sinh xây dựng nội dung hoạt động cho phù hợp với thời gian 1 tiết.
	2.Học sinh
	- Cán bộ lớp và chi đoàn cùng trao đổi, thiết kế hoạt động.
	- Phổ biến và yêu cầu từng tổ, từng cá nhân suy nghĩ và tự lập ra một danh sách các từ hoặc cụm từ có liên quan đến hòa bình để chuẩn bị tham gia vào trò chơi này. Đây là hoạt đông phát huy tư duy sáng tạo của học sinh từ những vấn có liên quan đến các em, trong đó vấn đề hòa bìnhđể học sinh có thể sống, học tập và phát triển nhân cách. Do đó, học sinh hoàn toàn có quyền tự do kết giao và hội họp hòa bình.
	- Để chuẩn bị cho hoạt động này đạt kết quả tốt, học sinh có thể tổ chức theo các hình thức như: trò chơi giải ô chữ, trình bày ý kiến, thảo luận.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	- Chương trình được bắt đầu bằng một bài hát ca ngợi hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị hoặc bằng một bài thơ hay một lời dẫn vui nhộn.
	- Người dẫn chương trình phổ biến và giải thích cách tham gia hoạt động vui chơi.
	- Mời hai học snh lên bảng: một bạn lập danh sách các từ hoặc cụm từ trái nghĩa với hòa bình, bạn kia lập lại danh sách các từ hoặc cụm từ trái nghĩa với hòa bình theo quan điểm của mình. Cả lớp cùng theo dõi và động viên hai bạn tìm từ thật nhanh ( hoạt động này với thời gian là 2 phút ).
	- Người dẫn chương trình mời khán giả bổ sung vào danh sách từ và cụm từ mà hai bạn vừa ghi.
	- Với hai dãy khái niệm tương phản đã được ghi ở trên bảng, người dẫn chương trìh phát cho mỗi học sinh một phiếu sinh hoạt và yêu cầu từng người tạo ra một ô chữ của riêng mình bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ ở trên bảng ( hoạt động này diễn ra trong khoản 15 phút ).
	- Sau đó mỗi tổ cử một đại diện lên trình bàyô chữ của mình. Ô chữ được tạo ra từ các tổ sẽ được dán trên bảng. Chủ tọa cho lớp nhận xét, đánh giá xem ô chữ nào hợp lí nhất, hay và thuýêt phục nhất.
	- Trao phần thưởng cho người có ô chữ hay nhất và tổ có người đạt giải thưởng.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Nhận xét chung về kết quả đạt được sau hoạt động, về việc thực hiệnn quyền của mình trong hoạt động.
	- Hỏi ý kiến toàn lớp về tác dụng của hoạt động và kiến nghị cho những hoạt động tiếp theo cũng với chủ điểm này.
Hoạt động 2
Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác
(1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Giúp học sinh nâng cao nhận thức về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác; hiểu được giá trị của vấn đề này trong việc duy trì và phát triển tính bền vững của một xã hội, cộng đồng và của mỗi gia đình, hiểu quền được thu nhận thông tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
	- Biết cách thể hiện tinh thần hòa bình bằng những hành vi, hành động cụ thể trong quan hệ hằng ngày; biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
	- Tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu về hòa bình, tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	Trên cở của hoạt động1, có thể phát triển nội dung của hoạt động 2 theo các hình thức sau đây:
	1. Vấn đề à hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh của nền kinh tế- xã hội hiện nay
	- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa họ công nghệ, sự bùng noor thông tinngày càng gia tăng đòi hỏi con ngày càng phải nâng cao nhận thức, tăng cường các mối quan hệ lẫn nhau để hiểu nhauhơn, hỗ trợ cho nhau và cùng nhau chung sống trong hòa bình.
	- Sự hợp tác giữa con người với nhau trong công việc, trng các quan hệ hằng ngày là yếu tố quan trọng cho sự duy trì và phát triển tính ổn định của hòa bình.
	2.Ý nghĩa của vấn đề hòa bình , hữu nghị và hợp tác
	- Hòa bình là đòi hỏi các dân tộc, của mọi quốc gia trên thế giới. Có hòa bình mới có hạnh phúc, mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
	- Xây dựng hòa bình, một hoạt động liên quan đến lương tri, đến nền tảng đạo đức, trí tuệ và thái độ ứng xử của mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
	- Muốn có hòa bình, con người và các quốc gia, dân tộc phải biết tôn trọng nhau, thiệ chí với nhau, không xâm phạm lợi ích của nhau và biết hợp tác cùng nhau. Hợp tác để phát triển , tạo nên sức mạnh gìn giữ hòa bình.
	- Hòa bnhf , hữu nghị và hợp tác là vấn đề bức xúc mà hiện nay nhân lọai đang rất quan tâm, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu.
	3. Thái độ và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng tình hữu nghịvà đoàn kết, hợp tác và cùng hoạt động để tạo ra sức mạnh
	- Trước hết phải khẳng định được sự hiểu biết của mình về vấn đè hòa bình , hữu nghị và hợp tác: ý nghĩa , giá trị của hòa bình trong việc duy trì sự phát triển xã hội, đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ và phát triển đén mức tối đa để được sống , được phát triển toàn diện nhân cách cuẩ mình, kể cả đối với việc phục hồi và tái nhập xã hội; muốn vậy phải biết cách thu nhập thông tin và biểu đạt ý kiến của mình như các điều 6, 12,13,38,39 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ emđã nêu.
	- Từ đó , xác định được của người học sinh là phải góp phần xây dựng hòa bình, thiết lập các mối quan hệ thân thiện và hợp tác trong cuộc sống học tập và rèn luỵen ở nhà trường, gia đình và xã hội.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1.Giáo viên
	- Gợi ý nộidung hoạt động ,hình thức tổ chức hoạt động cho ngũ cán bộ lớp. Yêu cầu các em cùng bàn bạc và hiết kế hoạt động phù hợp, có tác dụng giáo dục giáo dục tốt.
	- Giáo viên xem xét thiết kế của học sinh và góp ý cho các em để có được một chương trình hoạt động bổ ích và lí thú.
	2.Học sinh
	- Đội ngũ cán bộ lớp nắm bắt yêu cầu hoạt động, nội dung hoạt động và cùng thảo luận về hình thức tổ chức hoạt động . Có thể gợi một vài hình thức như: thi tìm hiểu, thi hùng biện , thi trả lời câu hỏi, tạp phân tích vấn đề, trình bày tiểu phẩm hoặc một trò chơi đóng vai, tọa đàm, báo cáo kết quả sưu tầm tư liệu v.vTùy theo đặc điểm, điều kiện của lớp, của trường mà lựa chọn hình thức cụ thể.
	- Từng học sinh có trách nhiệm chuẩn ý kiến, nhất là những nội về quyền trẻ em có liên quan đến các điều như: Điều 3( khoản2) ,Điều 6,11( khoản 1) và các điều 12,13,38,39 để nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề này và sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến. Chú ý khi chuẩn bị ý kiến nêu dự kiến một vài thí dụ minh họa cho phần trìh bày của mình.
	- Cử người dẫn chương trình có vốn hiểu biết nhất định về vấn đề này.
	- Cử thư kí ghi chép những ý kiến phát biểu, nhữngtrình bày của các thành viên trong lớp.
	- Các công việc chuẩn bị khác ( nếu cần thiết )
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
	Tùy thuộc vào sự lựa chọn hình thức hoạt động của lớp mà xây dựng chương trình hoạt động. Dù lớp lựa chọn bất kì một hình thức hoạt động nào thì cũng phải thực hiện được ba nội dung hoạt động đã nêu ở phần II , trong đó nên chú ý nội dung thứ ba nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần giữ gìn hòa bình, phát triển tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
	- Nếu theo hình thức thi tìm hiểu thì có thể tổ chức các đội thi với nhau, có thư kí theo dõi ghi chép.
	- Nếu theo hình thức thi hùng biẹn thì nên cho lớp góp ý , bổ sung hoặc thảo luận xung quanh bài hùng biện đó.
	- Nếu là tập phân tích vấn đề thì giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh theo một vài nội dung có liên quan.
	- Thông qua tiểu phẩm hay một trò chơi đóng vai để trình bày nhận thức của mình về hòa bình, hữu nghị và hợp tác, về quyền và trách nhiệm học sinh trong việc giữ gìn và phát triển tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 
	Đánh giá được nhận thức của học sinh về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Có thể dùng phiếu đánh giá để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh. Phiếu gồm một vài câu hỏi như:
	- Bạn hiểu thế nào là hòa bình?
	- Hãy nêu một vài ý nghĩa của hòa bình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay nhằm đảm bảo cho trể em được bảo vệ và chăm sóc, được sống còn và phát triển.
	- Theo bạn, hòa bình và hợp tác với nhau sẽ có tác dụng như thế nào cho sự phát triển xã hội?
	Nhận xét về kết quả của hoạt động bằng cách cho lớp phát biểu cảm tưởng của mình về tác dụng của hoạt động này
Hoạt động 3
Những thông tin thời sự
(1 tiết).
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	-Phát triển nhu cầu cập nhập thông tin mới của địa phương, thế giới và của học sinh.
	- Có ý thức theo dõi tình hình thời sự để bổ sung cho vốn hiểu biết của mình, đặc biệt trong vấn đề hòa bình và an ninh , tật tự , an toàn xã hội.
	- Có khả năng thu thập thông tin và phổ biến thông tin.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	1. Những thông tin về tình hìh phát triển kinh tế – xã hội của địa phương , đất nước
	- Chú ý thu thập những thông tin về thành tưự phát triển kinh tế- xx hội của địa phương, của đất nước.
	- Những khó khăn và tồn taịa trong thời kì kinh tế thị trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội, trong đó lưu ý phân tích tình hìh tệ nạn xã hội( cờ bạc, ma túy , mại dâm,) là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển .
	2.Những thông tin về hòa bình, an nih trong khu vực và trên thế giới
	- Vấn đề hòa bình, chống xung đột và chạy đua vũ trang đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Hằng ngày , hằng giờ có rất nhiều thông tin thời sự về diễn biến tình hình ở Trung Đông, ở châu Mĩ La Tinhv.v Những thông tin này học sinh cần phải biết để bổ sung cho kiến thức của bài học mà các em đã được nghe giảng trên lớp.
	- Học sinh cần biết được quan điểm của nhà nước ta về tìh hình thế giới.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	Đây là hoạt động có thể tổ chức theo qui mô trường vào tiết sinh hoạt dưới cờ. Trong tiết này, học sinh toàn trường sẽ được nghe báo cáo về tình hình thời sự. Do đcó, trong công tác chuẩn bị, giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện một số công việc sau đây:
	- Thông báo cho lớp biết về nội dung sinh hoạt dưới cờ sắp tới, yêu cầu mỗi học sih chú ý nghe và ghi lại những điều cần thiết để tham khảo cho các hoạt động khác.
	-Đề nghị lớp trưởng và các tổ trưởng quản lí chặt chẽ các thành viên của tổ mình, của lớp và nền nếp kỉ luật trật tự khi nghe báo cáo.
	- Học sinh chuẩn bị sổ sách để ghi lại những tin tức cần thiết.
 IV- TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG
	Xác định đây là hoạt động theo qui mô trường nên toàn bộ việc điều khiển chương trình là do Ban Giám hiệu thực hiện. Giáo viên chủ hiệm quản lí lớp chặt chẽ , không để học sinh nói chuyện riêng hoặc đùa nghịch trong khi nghe báo cáo viên trình bày. Chương trình sinh hoạt dưới cờdo nhà trường xây dựng . Tuy nhiên cần lưu ý trọng tâm của tiết chào cờ nàylà nghe báo cáo tình hình thời sự. Vì thế, chương trình của tiết phải dành nhiều thời gian để học sinh được tiếp nhận các thông tin mới từ báo cáo viên.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Giáo viên chủ nhiệm tóm tắt lại vài nét về những thông tin vừa nghe báo cáo.
	- Nhận xét về ý thức kỉ luật và ý thức thực hiện các qui định của tiết chào cờ củả lớp.
Hoạt động 4
Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”
(1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu các em có quyền kết giao hội họp để cùng nhau hợp tác trong cuộc sóng hằng ngày nhằm thực hiện mục đích chung, có quyền được sáng tạo và tham gia các hoạt động hợp tác.
	- Có thái độ tích cực ủng hộ sự hợp tác, phê phán những biểu hiện của sự bất hợp tác.
	- Biết cách hợp tác với nhau trong học tập và rèn luyện để giúp nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ và cảm thông trong các quan hệ hằng ngày.
 - NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	1. Hội nhập và hợp tác là xu thế của thời đại
	- Nhân loại đang ở những năm đầu tiên của kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức . Nó đòi hỏi sự nõ lực của mỗi con người để có thể đạt được một trình độ hiểu biét nnhất định , làm cơ ssửo cho sự hội nhập và sự hợp tác cùng nhau.
	- Hội nhập để hơpự tác và hợp tác tạo điều kiện cho hội nhập, đó là hai mặt của vấn đề “Cùng chung sống trong hòa bình”.
	2. Tác dụng của sự nhập và hợp tác cùng nhau
	- Tác dụng đối với bản thân:
	+ Trong học tập và rèn luyện hằng ngày, nếu biết cách hợp tác cung nhau trên tinh hiểu biết và tôn trọng nhau thì bản thân có nhiều cơ họi vươn lên để đạt được những mục đích đề ra và thực hiện được những ước muốn của tuổi trẻ.
	+ Biết hội nhập và hợp tác là đã tự kkhẳng định được mình, làm cho mọi người hiểu mình hơn, thômh cảm hơn, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
	+ Biết hợp tác cùng nhau sẽ là điều kiện để mỗihock sinh tích lũy thêm knh nghiệm cho bản thân , học hỏi thêm nhiều điều hay lẽ phải, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
	- Tác dụng đối với tập thể:
	+ Hợp tác cùg nhau sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn, giải quyết được những tình huống đa dạng luôn nảy sinh trong cuộc sống tập thểở lớp, ở trường, ở cộng đồng.
	+ Biết hợp tác cùng nhau là một minh chứng cho ý chí tập thể và nhờ đó có thể giải quýết những khó khăn gặp phải.
	+ Trẻ em có quyền được tự do hội họp và kết giao cùng nhau để cùng thực hiện mục đích chung.
	3. Làm thế nào để hợp tác cùng nhau
	- Trước hết, để có thể thực hiện hợp tác cùng nhau thì mỗi thành viên trong tập thể phải tự ý thức được bản thân mình, biét khắc phục được những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của bản thân để có thể hòa mình với mọ người.
	- Để hợp tác cùng nhau, chúng ta phải thực sự tôn trọng nhau, thông cảm với nhau, chia sẻ những knh nghiệm đã tích lũy được để bổ sung cho nhau, làm giàu thêm vốn sống cho mỗi người.
	- Hợp tác cùng nhau phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Có như vậy, sự hợp tác mới bền lâu.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1.Giáo viên
	- Căn cứ vào nội dung đã đề cập ở mục II, xay thành hệ thống vấn đề hay một số câu hỏi để tiến hành trao đổi, tọa đàm; đặc biệt cần hấn mạnh đến tác dụng của sự hợp tác cùng nhau và liên hệvới tình hình của lớp, của trường , co ví dụ cụ thể.
	- Có thể mời giáo viên dạy mônGDCD cùng hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng nội dung củ đề cuộc tọa đàm. Chú ý nội dung một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em như các điều 12,13,15.
	- Lựa chọn một học sinh trong lớp có khả năng ( có hiểu biết về chủ đề này, có thể đáp ứng được với ccs ý kiến khác nhau của lớp) để cùng giáo viên chủ nhiệm điều khiển tọa đàm.
2. Học sinh
	- Từng cá nhân suy nghĩ, chuản bị ý kiến của mình để có thể trình bày tại cuộc tọa đàm. Để có những ý kiến hay, học sinh có thể tự do kết giao hội họp theo nhóm nhỏ trong việc sưu tầm tư lliệu, thu nhận thông tin và chuẩn bị ý kiến theo đúng tinh thần của các điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như điều 12,13,15
	- Có thể lựa chọn vài cá nhân học sinh tiêu biểu trong lớp, có khả ăng diễn thuýêt để làm nhân vật tọa đàm.Những học sinh có thể chuẩn bị thành bài viết, trong đó đưa ra những câu hỏi thắc mắc hay một tình huống cụ thể để kích thích thảo luận trong toàn lớp. Ngoài ra , có thẻ tiến hành hoạt động này theo những hình thức như: trao đổi, trình bày tiểu phẩm, biểu diễn văn nghệ.
	- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ.
	- Nếu cần, có thể cuẩn bị trang trí lớp tùy thuộc vào điều kkiện cho phép của lớp hoặc của trường.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Đây là hình thức tọa đàm nên có thể kê bàn ghế theo hình chữ U ( nếu ở trong lớp)hoặc ngồi vòng tròn( nếu ở ngoài trời ) nhằm tạo điều kiện để mỗi học sinh dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình.
	Có thể gợi ý chương trình cuộc tọa đàm như sau:
	- Sau lời đề dẫn của chủ tọa chương trình , giáo viên chủ n hiệm nêu vắn tắt một vài yêu cầu cần phải đạt sau cuộc tọa đàm, động viên học sinh tích cực tham gia ý kiến.
	-1 đại diện học sinh đã được lựa chọn để trình bày sẽ bắt đầu bằng bài viết ngắn gon của mình. Bài này có tính chất nêu vấn đề để hướng sự chú ý của các thành viên trong lớp.
	- Chủ tọa lần lượt mời ccs bạn có ý kiến tranh luận , khéo léo dẫn chương trình sao cho kích thích được mọi người phát biểu.
	- Xen kẽ các ý kiến troa đổi là một vài hìh thức hoạt động vui nhộn, giải trí hằm tạo không khí vui tươi cho cuộc tọa đàm. Có thể đưa một vìa tình huống cùng nhau giải quyết. 
	Trong quá trình tọa đàm, giáo viên chủ nhiệm hoặc đại diện được mời ( ví dụ: giáo viên môn GDCG, Lịch sử.) cungfnhau tham gia ý kiến với học sinh, tạo không khí giao lưa để hiểu nhau hơn.
 V- KÉT THÚC HOẠT ĐỘNG
	-Chủ tọa mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ýkiến.
	- Nhận xét chung về kết quả của cuộc tọa đàm.

Tài liệu đính kèm:

  • docthang4.doc