Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 1: Em thích nghề gì? Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 1: Em thích nghề gì? Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

I- Mục tiêu:

 - Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.

 - Biết cách lựa chọn nghề phù hờp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu cuả thị trường lao động.

 - Lập được bản "xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.

 - Bộc lộ được hướng thú nghề nghiệp của mình.

 - Biết được năng lựa bản thân thể hiện qua quá trình học tập và lao động.

 - Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc quyết định chọn nghề tương lai.

 - Tự xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp bản thân với nghề nào.

 - Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình).

II- Định hướng nội dung cơ bản:

 - Với mục tiêu cụ thể và rõ ràng như trên, chúng ta có nội dung cho việc lựa chọn nghề nghiệp như:

 + Chọn nghề là gì?

 + Tại sao con người lại phải gắn bó với một nghề nhất định.

 + Chúng ta phải làm gì để tìm nghề phù hợp

 - Hơn thế, ta cần hiểu tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp là gì? Có như vậy ta chủ động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu nghề nghiệp của xã hội và sở trường, năng lực tiềm tàng của bản thân. Thêm vào đó, truyền thống nghề nghiệp của gia đình là một cơ hội rất tốt cho chúng ta lựa chọn, định hướng tương lai.

 

doc 27 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề 1: Em thích nghề gì? Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp của gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1	Em thích nghề gì? - Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp của gia đình
I- Mục tiêu: 
	- Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.
	- Biết cách lựa chọn nghề phù hờp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu cuả thị trường lao động.
	- Lập được bản "xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.
	- Bộc lộ được hướng thú nghề nghiệp của mình.
	- Biết được năng lựa bản thân thể hiện qua quá trình học tập và lao động.
	- Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc quyết định chọn nghề tương lai.
	- Tự xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp bản thân với nghề nào.
	- Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình).
II- Định hướng nội dung cơ bản:
	- Với mục tiêu cụ thể và rõ ràng như trên, chúng ta có nội dung cho việc lựa chọn nghề nghiệp như: 
	+ Chọn nghề là gì?
	+ Tại sao con người lại phải gắn bó với một nghề nhất định.
	+ Chúng ta phải làm gì để tìm nghề phù hợp
	- Hơn thế, ta cần hiểu tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp là gì? Có như vậy ta chủ động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu nghề nghiệp của xã hội và sở trường, năng lực tiềm tàng của bản thân. Thêm vào đó, truyền thống nghề nghiệp của gia đình là một cơ hội rất tốt cho chúng ta lựa chọn, định hướng tương lai.
	III- Nội dung:
Câu hỏi
 Câu 1: Theo bạn, lý do nào là thiết thực nhất khi bạn chọn Ban để học: 
	A) - Theo định hướng của cha mẹ
 B) - Dựa vào năng lực
	C) - Theo ý kiến của bạn bè 
 Câu 2: Theo em bài hát “Nối vòng tay lớn” là của tác giả nào: 
	A) - Trịnh Công Sơn 
	B) - Phạm Tuyên 
	C) - Văn Dung 
Câu 3: Một người bạn nói rằng: không nhất thiết phải mua đủ sách giáo khoa vẫn học tốt, theo bạn ý kiến nào là đúng nhất.
	A) - Đồng ý với ý kiến đó.
	B) - Không đồng ý.
Cầu 4: Theo bạn trong các buổi tự học ở nhà cách nào là khoa học nhất :
	A) - Tập trung học liên tục 01 môn trong cả buổi.
	B) - Học khoảng 02 tiếng một môn, sau đó chuyển sang môn khác.
Câu 5: Theo em cách lựa chọn nghề nghiệp nào là khoa học nhất ? 
	A) - Theo nhu cầu xã hội. 
	B) - Phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu xã hội. 
	C) - Theo ý kiến của gia đình. 
Câu 6: Người có giọng hát hay và yêu thích âm nhạc thì nên chọn nghề gì ? 
	a) - Nghề học sĩ 
	b) - Nghề ca sĩ 
	c) - Nghề bác sĩ 
Câu 7: Nghề in tranh dân gian Đông Hồ thuộc tỉnh nào ?
	ĐA: Tỉnh Bắc Ninh .
Câu 8:    "Ngày xuân con én đưa thoi 
	Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” 
	Theo bạn, Nguyễn Du đang nhắc đến tháng nào trong năm.
	A- Tháng giêng.
	B- Tháng hai.
	C- Tháng ba.
Câu 9: Các vật dụng bằng nhôm thường bền hơn các vật dụng bằng sắt, đồng, bởi vì nhôm rất ít tác dụng với ôxy hay luôn có một lớp ôxýt nhôm bền vững bao bọc nhôm.
ĐA: Luôn có một lớp ôxít nhôm bền vững bao bọc nhôm
Câu 10: ở địa hình miền núi hay đồng bằng, thì thững con sông thường uốn khúc nhiều và nước chảy chậm.
ĐA: Đồng bằng.
* Phần câu hỏi chọn cá nhân xuất sắc nhất 
Câu 11: Khi treo bản đồ địa lí mà hướng bắc quay xuống phía dưới thì bên tay trái bạn là hướng gì?
ĐA: Hướng đông.
Câu 12: Trường đại học đầu tiên của Việt nam có tên gọi là gì?
ĐA: Quốc Tử Giám.
Câu 13: Người phụ nữ đạt giải Nobel nhiều nhất là nhà bác học nào?
ĐA: Mari Quyri .
(Nôbel Hoá Học năm 1911, Nôbel Vật lí năm 1913)
IV- Kết thúc, trao giải
V- Dặn dò
- Tìm hiểu trước chủ đề tháng 11 “Tìm hiểu nghề dạy học”.
Chủ đề 2: 	Tìm hiểu nghề dạy học
I- Mục tiêu 
	1. Nắm được ý nghĩa, vị trí đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề.
	2. Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề.
	3. Có thái độ đúng đắn với nghề dạy học.
II- Trọng tâm của chủ đề
	Trọng tâm của chủ đề là phần các đặc điểm và yêu cầu của nghề dạy học. Trong phần này sẽ đi sâu vào các yêu cầu tâm - sinh lí của nghề. Tuy nhiên, trước khi giảng về đối tượng lao động của nghề thì giáo viên phải nhấn mạnh đối tượng lao động của nghề dạy học là đối tượng đặc biệt - đó là con người, khác với bốn loại đối tượng lao động của các nhóm nghề khác.
	Hướng học sinh tìm hiểu những vấn đề về nghề dạy học thông qua các câu hỏi có tính gợi mở.
	Nội dung : Tìm hiểu chung về nghề dạy học
1. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học
- Sơ lược lịch sử hình thành nghề dạy học:
+ Nghề dạy học có từ ngàn xưa.
+ Con người truyền thụ kiến thức cho nhau dưới dạng cha truỳen con nối.
+ Xã hội phát triển, việc truyền thụ kiến thức giữa người với người tiến bộ theo. Đến ngày nay là hình thức trường, lớp.
- ý nghĩa kinh tế:
+ Nhân tài là nguyên khí quốc gia.
+ Phát triển con người chính là nguồn gốc cho phát triẻn kinh tế bền vững. Đảng và Nhà nước ta luôn coi: “Phát triẻn giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.
+ Đội ngũ trí thức đóng góp quan trọng cho bước tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP), nước ta vài năm trở lại đây luôn ở mức cao (từ 6,5%- 8%/năm). 
- ý nghĩa chính trị xã hội:
	+ Không có nghề dạy học và người thầy giáo dễ nhận thấy là: xã hội mất ổn định, kinh tế trì trệ, đất nước tụt hậu.
	+ Nước ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” và “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” (Phạm Văn Đồng) và “Dưới ánh sáng mặt trời này không có nghề cao quý bằng nghề dạy học”(Comenxki).
2. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề dạy học: nghề dạy học rất phong phú và đa dạng về chuyên môn: giảng viên đại học, cao đẳng, gíáo viên phổ thông; chuyên môn khác nhau: Toán, Văn, Sử,
- Đối tượng lao động là con người - đặc biệt.
- Nội dung lao động của nghề dạy học:
+ Trước hết, giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học do các quan quản lí cấp trên ban hành.
+ Lập đề cương bài giảng và kế hoạch bài giảng.
+ Tiến hành bài giảng và vận dụng các hình thức, phương pháp giảng dạy và giáo dục trong giờ lên lớp.
+ Tìm hiểu nhân cách học sinh.
- Công cụ (hay phương tiện) lao động: chủ yếu là ngôn ngữ nói, viết và các thiết bị dạy học.
- Các yêu cầu về tâm- sinh lí của nghề dạy học.
	+ Phẩm chất đạo đức của người giáo viên phải được thể hiện trước hết ở sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, có lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu nghề, yêu trẻ.
	+ Năng lực sư phạm bao gồm năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức.
	+ Một số phẩm chất tâm lí khác: trang phục, ngôn ngữ, hành động, năng khiếu.
- Điều kiện lao động và chống chỉ định y học:
	+ Điều kiện lao động - lao động trí óc.
	+ Chống chỉ định y học: người dị dạng, khuyết tật, nói ngọng, nói nhịu không nên vào nghề dạy học.
 3. Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học 
- Giới thiệu các cơ sở đào tạo (một số trường sư phạm).
- Điều kiện tuyển sinh theo tiêu chuản tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh cho từng loại trường.
- Triển vọng của nghề dạy học và nơi làm việc. Nước ta có trên 26000 trường phổ thông các loại. 
- Học sinh trả lời câu hỏi 
1. Tình cảm yêu mến của học trò luôn dành cho:
A. Bác sĩ
B. Hoạ sĩ
C. Thầy giáo.
2. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
“Muốn sang thì bắc...................
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
 - Đáp án: Cầu Kiều
3. Vật nào không thể thiếu đối với giáo viên:
A. Giáo án
B. Phấn 
C. Thước kẻ
D. Cả A, B và C
4. Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là ngày:
A. 20 - 10
B. 20 - 11
C. 22 - 12.
5. Tên một bài hát ca ngợi công lao của người thầy giáo - trong đó ví thầy như người đưa đò.
A. ơn thầy
B. Bụi phấn
C. Bài ca người giáo viên nhân dân.
6. Bài hát nào dưới đây không có hình ảnh người thầy giáo:
A. Bụi phấn
B. Tình ca
C. Mái trường mến yêu
D. Người thầy.
8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là giáo sư dạy môn nào sau đây:
A. Tiếng Pháp 
B. Toán học
C. Văn học
D. Lịch sử.
9. Giáo viên thuộc tầng lớp nào trong xã hội:
A. Công nhân
B. Trí thức 
C. Thợ thủ công
10. Nhà nước ta quyết định lấy ngày 20 - 11 là Ngày nhà giáo Việt Nam vào năm nào:
A. 1980
B. 1981
C. 1982.
11. Nhân vật nào trong các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao làm nghề dạy học:
A. Lão Hạc
B. Hoàng
C. Thứ
D. Chí Phèo.
12. Khi nhắc đến Nho giáo người ta thường nghĩ đến ai:
A. Khổng Tử
B. Khổng Minh
C. Khổng Tước. 
13. Bác Hồ của chúng ta đã từng là giáo viên dạy tại ngôi trường nào sau đây:
A. Trường DụcThanh
B. Trường Quốc học Huế
C. Trường Lê Quý Đôn
D. Trường Đông kinh nghĩa thục.
* Phần câu hỏi chọn cá nhân xuất sắc nhất
14. Đây là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực trong nghề giáo:
A. Nguyễn Lương Bằng
B. Võ Nguyên Giáp
C. Nguyễn Ngọc Kí. 
15. Danh hiệu kĩ sư tâm hồn để chỉ nghề gì?
A. Nhà báo
B. Nhà giáo
C. Nhà văn.
16. Trong những nhà văn sau đây ai vừa là nhà giáo vừa là nhà văn:
A. Nam Cao
B. Ngô Tất Tố
C. Vũ Trọng Phụng.
IV- Kết thúc, trao giải
V- Dặn dò
- Tìm hiểu trước chủ đề tháng 12 “Vấn đề giới trong chọn nghề”
Chủ đề 3	Vấn đề giới trong chọn nghề
I- Mục tiêu 
1. Nêu được vai trò và ảnh hưởng giới tính và giới khi chọn nghề.
2. Liên hệ bản thân khi chọn nghề tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới tính và giới.
II- Nội dung cơ bản 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
? Giới tính là gì?
Con người khi mới sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính 
Chức năng riêng biệt cho mỗi giới tính ở khắp mọi nơi trên thế giới đều giống nhau.
? Giới là gì? Hãy nêu sự khác biệt chủ yếu giữa hai khái niệm trên?
Do được quy định bởi các yếu tố xã hội nên giới và quan hệ của giới không giống nhau và không mang tính bất biến, ở các hoàn cảnh xã hội khác nhau quan hệ giới cũng khac nhau, vai trò giớ có thể thay đổi theo thời gian và các nhân tố xã hội khác. 
? Giữa nam và nữ cần phải thực hiện vai trò, trách nhiệm gì trong cuộc sống?
Điều này xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng của vai trò về giới trong khi tìm hiểu nghề.. Do vậy cần có ự phối hợp, tư vấn và y học để làm giảm đi ấn tượng về giứoi trong khi tìm hiểu nghề.. Các em thường có một ấn tượng rất sớm về những nghề truyền thống cho nam và nữ. 
Cũng sẽ không hay khi phần lớn giáo viên phổ thông là nữ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việchình thành tíh cách của các em học sinh.
Do vậy chương trình học tập hướng nghiệp cố gắng làm giảm đi ấn tượng này bằng cách
Giúp học sinh thấy được những môi trường làm việc đa dạng của các nghề, tránh việc hiểu thiên lệch về lao động nặng, lao động nhẹ, nhất là trong điều kiện khoa học phát triển, điều kiện làm việc đã được cải tiến, giảm sức lao động của con người
Do đặc điểm tâm sinh lí của nam và nữ giới khác nhau nên việc chọn nghề cũng khác nhau.
Có doanh nghiệp tuyển công nhân kĩ thuật may công nghiệp nhưng chỉ tuyển được 30% lao động có trình độ tay nghề còn lại là lao động phổ thông
Vd;Nghề đo đạc thăm dò, khai thác và sàng tuyển ; Trắc địa, khoan thăm dò,....
Luyện kim, cán chế biến than; 
Điện; Vận hành thiết bị tua bin hơi, vận hành sửa chữa đường dây và trạm.
Xây dựng; kết cấu chịu lửa, xd đường dây cao áp...
Vận hành máy thi công
Giao thông vận tải. 
Thông tin bưu đ ... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Chủ đề 
Tìm hiểu 
một số nghề thuộc ngành Xây Dựng
I- Mục tiêu 
1. Hiểu được vị trí và vai trò của một số nghề thuộc ngành xây dựng
2. Một số thông tin cơ bản về ngành xây dựng
3. Hiểu và trình bày được một số nghề thuộc ngành xây dựng
4. Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn nghề.
II. Nội dung cơ bản
Hoạt động của giáo viên học sinh 
Nội dung cần đạt
? Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho biết về ngành xây dựng?
Không có xây dựng con người không có nhà ở, để có và phát triển được hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, ... cần phải có đường sá, đường sắt, cầu cống, nhà ga, xe lửa, sân bay.....
Chúng ta khó mà tưởng tượng đựơc trong lao động sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ lại không có sự tham gia của ngành XD
+ Để ngăn nước cần có đê, để cung cấp nước đủ cho nhu cầu tưới tiêu cần có các công trình thuỷ lợi
+ Để có những nhà máy thuỷ điện cần có những hồ chứa nước
+ Muốn sản xuất phải có công xưởng, nhà máy, xí nghiệp....
+ Để học tập và vui chới giải trí chúng ta cần có trường học, nhà văn hoá, sân bãi, rạp hát...
Có thể kể ra vô vàn những ví dụ về tầm quan trọng của ngành xây dựng đối với sự phát triển của ngành sản xuất
? Em hãy cho biết những ngành nghề nào thuộc ngành Xây dựng?
Ngành Xây dựng rất đa dạng và phong phú về chuyên môn, 
Những nghề và nhóm nghề thuộc ngành xây dựng rất đa dạng và phong phú
Đối tượng lao động khá đa dạng và phổ biến,
Vd đối tượng của nghề thợ xây là nhóm vật liệu thiên nhiên và nhân tạo tạo ra phần vỏ của công trình
? Em hãy nêu những đối tượng lao động của ngành Xây dựng mà em biết?
Sắt thép, cát đá, sỏi, cay....
?Theo em ngành xây dựng cần sử dụng những công cụ gì?
Vd ; Ng thợ xây phải biết rõ về xi măng với những tính chất của từng loại, tác dụng và quá trình đóng rắn, bảo vệ xi măng
Khi xét tới điều kiện lao đọng cần xét tới một số loại hình lao động cơ bản
- Nghề khảo sát và điều tra các yếu tố kĩ thuật xây dựng
- Nghề thiết kế công trình
- Nghề sản xuất vật liệu, và cấu kiện xây dựng
- Nghề thi công công trình xây dựng
Nghề lắp đặt máy móc, thiết bị và tiện nghi cho công trình
Chế độ lao động cho người tham gia ngành lao động này được coi là lao động nặng, thường xuyên lứu động và chịu nhiều tác động của thiên nhiên, vì vậy ng làm nghề này đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, sức chịu đựng dẻo dai.
I. Vị trí, nhiệm vụ của ngành xây dựng
* Lịch sử phát triển ngành xây dựng coá từ rất lâu đời, hàng ngàn năm trước công nguyên
- Con người có nhu cầu: ăn ở, đi lại,... và ngành xây dựng hình thành phục vụ những nhu cầu đó của con người và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong xã hội.
- Phục vụ nhu cầu giao thông di lại của con người.
- Phục vụ nhu cầu của tất cả các ngành nghề trong cuộc sống.
 * Các ngành nghề thuộc ngành xây dựng có nhiệm vụ tạo ra cơ sở hạ tầng cho các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người
II. Các nhóm nghề cơ bản của ngành Xây dựng
* Dựa trên cơ sở mục đích sử dụng của những công trình, có các nhóm nghề cơ bản sau;
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Xây dựng cầu đường
- Xây dựng công trình đường thuỷ
- Xây dựng công trình biển và dầu khí
- Công nghệ vật liệu xây dựng và cầu kiện xây dựng
- Kĩ thuật môi trường
- Kinh tế xây dựng
- Kiến trúc
- Tin học xây dựng
III. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nhóm nghê xây dựng dân dụng và công nghiệp
1. Đối tượng lao động
- Được xác định theo từng chuyên môn trong nghề xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp
2. Nội dung lao động của nghề
* Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
- Xác định mục đích sử dụng của các công trình, 
- Yêu cầu của công trình về công nghệ, khảo sát, thiết kế, kí kết các hợp đồng chuẩn bị
* Giai đoạn thi công xây lắp
- Thực hiện ý đồ xây dựng theo thiết kế đã chuẩn bị cho hoàn chỉnh; gồm các công đoạn sau
+ Công đoạn đào, san lấp đất
+ Công đoạn xây dựng phần công trình ngầm
+ Công đoạn xây dựng phần thô của công trình
+ Công đoạn xây dựng hoàn thiện công trình
3. Công cụ lao động
- Công cụ, cuốc, xẻng, bay.....khoan, máy đàm, máy nén, máy trộn bê tông, cẩn cẩu nâng....
- Các nhóm,
+ Nhóm công cụ lao động chính
+ Nhóm công cụ phụ trợ
+ Nhóm công cụ chuyên chở
4. Các yêu cầu của nghề đối với lao động
* Về kiến thức
- Có kiến thức chung về ngành nghề xây dựng coa bản
- Hiểu biết về kĩ thuật và vật liệu xây dựng
- Hiểu biết về cơ học công trình và chịu lực công trình
- Hiểu những kiến thức gia công cụ thể về chuyên môn của mình
- Hiểu biết về an toàn lao động
* Về kĩ năng nghề nghiệp
- Đọc được bản vẽ xây dựng
- Có kĩ năng phối hợp lao động theo nhóm
-Sử dụng thành thạo công cụ lao động
- Sáng tạo trong lao động
* Những yêu cầu về tâm sinh lí
- Đòi hỏi tính kiên trì, linh hoạt và chính xác 
- Phải có năng khiếu mĩ thuật
-* Đạo đức nghề nghiệp
- Có lương tâm, trung thực, có lòng yêu thương người sản xuất và sử dụng công trình lâ dài
- Có ý thức an toàn lao động
* Về sức khoẻ
- Sức khoẻ phải tốt, thường xuyên có mặt tại công trình bất cứ lúc nào
5. Điều kiện lao động và chống chỉ định y học
- Các công trình xây dựng chiếm nhiều kiêu không gian 
- Môi trường làm việc ngoài trời, trên cao trong mọi điều kiện thời tiết
- Phải di chuyển địa điểm làm việc thường xuyên
IV. Triển vọng phát triển của nghề
1. Xu thế phát triển mạnh mẽ của các nghề trong ngành xây dựng
- Xây dựng phát triển do quá trình đô thị hoá diễn ra hàng ngày, càng nhanh ở nông thôn 
- Sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, đòi hỏi nhu cầu các cơ sở sản xuất, hạ tầng, nhà ở cho công nhân.
- Sự phát triển của hệ thống giao thông công chính
2. Những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành xây dựng
- Sự phát triển nhanh về công nghệ xây dựng nhà cao tầng, xây lắp điện, nhà máy nhiệt điẹn và thuỷ điện....
- Sự phát triển đội ngũ công nhân,cán bộ của ngành xây dựng
- Sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu công nghệ,...
V. Giới thiệu các cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh
- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội - Đường Giải Phóng. Hà Nội
- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Đường Nguyễn Trãi
- Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội - Đường Tây Sơn
- Trường Đại học Giao thông Hà Nhiện tượng - Cầu Giấy - Hà Nội
- Trường Đại học Hàng hải TP Hải Phòng
Chủ đề 
Nghề tương lai của tôi
I. Mục tiêu
1. Giải thích được cơ sở chọn nghề có sự phù hợp giữa yêu câu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội
2.Lập được bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai, phù hợp với năng lực và hứng thú của bản thân
3.Chủ động tự tin trong việc đề ra kế hoạch và ước mơ của mình.
II. Nội dung cơ bản
Hoạt động của gv/hs
Nội dung cần đạt
Gv định hướng và phát phiếu điều tra cho học sinh thực hiện
1 Dự định nghề nghiệp tương lai của học sinh phổ thông
( Hs thực hiện các phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp)
2. Những đặc điểm của hứng thú nghề nghiệp học sinh
Phiếu điều tra xu hướng nghề của học sinh
Em hãy đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
1. Hãy kể tên những nghề mà em biết
1
6
2
7
3
8
4
9
5
10
2. Trong những nghề đó em thích nhất nghề nào? Tại sao?
Vì:...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Sau khi tốt nghiệp phổ thông em chọn cho mình những hướng đi nào trong các hướng sau
* Thi vào đại học......................................... * Học nghề ..........................................
* Vừa học, vừa làm...................................... * Đi làm ngay để giúp gia đình..........................
 4. Nếu phải xin ý kiến về nghề tương lai em sẽ hỏi ai trong số những người sau?
* Cha , mẹ..................................................... * Giáo viên chủ nhiệm ......................................
* Bạn thân.................................................... * Anh, chị ........................................
5. Trong học kì vừa qua học lực của em được xếp loại nào? ( Giỏi , khá, TB , Yếu) ..............
6. Trong các môn học ở trường em thích học môn nào nhất ? ( kể tên 3 môn)
(1)...................... (2) ....................... (3) .........................
7. Ngoài thời gian học ở trường em có sở thích gì ? .....................................................
8. Em hãy tự đánh giá điểm mạnh , yếu của bản thân ( học lực, sức khoẻ, khéo tay , năng khiếu, hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình...)
- Điểm mạnh .......................................................................................................................
........................................................................................................................................................
- Điểm yếu ..........................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình ............................................................................................
........................................................................................................................................................
Bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai
1. Họ và tên.................................................... Nam (Nữ)............................................
2. Ngày sinh.......................................................................
3.Lớp..................Trường.................................................................................................................
4. Sau khi tốt nghiệp phổ thông , em dự định sẽ chọn nghề gì? Lí do chọn nghề đó?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Em hiểu biết gì về yêu cầu của nghề đó đối với người lao động ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Em có kế hoạch gì để đạt được ước mơ của mình?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_huong_nghiep_lop_10_chu_de_1_em_thich_nghe_gi_nang_l.doc