Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Phương

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Phương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:

- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

2. Kỹ năng:

- Thông qua bài học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng lập bảng thống kê.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

3. Tư tưởng:

- Giúp học sinh biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử.

4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục văn hóa, địa lý khu vực và di sản văn hóa.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy, vận dụng, khái quát; Năng lực hoạt động nhóm và phát biểu trước tập thể.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC

- Bản đồ các quốc gia (cổ đại, phong kiến và hiện nay) Đông Nam Á.

- Tranh ảnh các công trình kiến trúc và văn hóa các nước Đông Nam Á.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP

* Mục tiêu:

Thông qua việc quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lược đồ các nước Đông Nam Á, giúp học sinh hình dung được ý nghĩa của biểu tượng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại, phong kiến.

* Phương thức:

 

doc 8 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12, Tiết 12
Ngày soạn:1/11/2018 
Chương V - ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
BÀI 8 - SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCÁC 
VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được:
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
2. Kỹ năng:
- Thông qua bài học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng khái quát hóa, kĩ năng lập bảng thống kê.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử.
4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục văn hóa, địa lý khu vực và di sản văn hóa.
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực tư duy, vận dụng, khái quát; Năng lực hoạt động nhóm và phát biểu trước tập thể.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ các quốc gia (cổ đại, phong kiến và hiện nay) Đông Nam Á.
- Tranh ảnh các công trình kiến trúc và văn hóa các nước Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu:
Thông qua việc quan sát và tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lược đồ các nước Đông Nam Á, giúp học sinh hình dung được ý nghĩa của biểu tượng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại, phong kiến.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Bước 1: Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đây là biểu tượng của tổ chức nào?
2. Em biết gì về ý nghĩa của biểu tượng này? Hình 1
Bước 2:
- Quan sát Lược đồ các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: 
Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu quốc gia? 
Hãy kể tên các quốc gia đó?
Hình 2: Lược đồ các nước Đông Nam Á.
- GV dẫn dắt và gợi mở: Trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, từ đó đã phát triển thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh. Đó là nền tảng của 11 nước Đông Nam Á hiện nay.
Vậy, các vương quốc cổ ở Đông Nam Á ra đời như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
* Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh trả lời được tên biểu tượng; ý nghĩa của biểu tượng ASEAN.
- Học sinh kể được tên 11 quốc gia Đông Nam Á.
- Hình dung được: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại và phong kiến là nền tảng cho sự phát triển của các nước Đông Nam Á hiện nay.
Trên cơ sở đó, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Mục tiêu: Trình bày được điều kiện ( cơ sở) và quá trình hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
* Phương thức:
Hình 3: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Á. Hình 4: Lược đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- GV treo hoặc chiếu trên màn hình: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Á (sau đó là lược đồ Lược đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á) và yêu cầu HS quan sát lược đồ kết hợp đọc kiến thức trang 45, 46 SGK trả lời các câu hỏi: 
1. Nêu nét nổi bật về điều kiện( cơ sở) tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? 
2. Điều kiện kinhtế, văn hóa => hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
3. Sự hình thành (thời gian, tên các vương quốc chính, chỉ trên lược đồ một số quốc gia chính)?
4. Nhận xét về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- Trong hoạt động này, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để giải quyết các câu hỏi 1, 2, 3. Sau đó GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm để nhận xét câu hỏi 4.
* Gợi ý sản phẩm:
- Điều kiện tự nhiên (cơ sở tự nhiên)
+ Địa hình bị chia cắt (bởi núi, biển, rừng).
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo mưa, thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp lúa nước 
- Cơ sở kinh tế, văn hóa
+ Từ đầu CN, cư dân ĐNA đã biết sử dụng sắt.
+ Kinh tế chính là nông nghiệp, kết hợp thủ công , buôn bán
+ Ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ . 
- Quá trình hình thành: Khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành:Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam
- GV chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông Nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* Mục tiêu: 
Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* Phương thức:
- GV hướng dẫn HS hoạt động thảo luận nhóm, GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các em chuẩn bị trước ở nhà trên bảng phụ. Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày.
	+Nhóm 1: thời kì hình thành (gợi ý: thời gian, tên các quốc gia phong kiến dân tộc , giải thích “quốc gia phong kiến dân tộc”.
	+Nhóm 2: thời kì phát triển (gợi ý: thời gian, tên các quốc gia phong kiến tiêu biểu, sự kiện đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực)
	+ Nhóm 3: Biểu hiện phát triển về kinh tế (nông nghiệp, thủ CN, thương nghiệp)
	+ Nhóm 4: Biểu hiện phát triển về chính trị, văn hóa
- Sau khi đại diện từng nhóm lên trình bày, GV 
nhận xét, phân tích , giải thích và minh họa 
thêm bằng các hình ảnh. Sau đó yêu cầu HS 
kể tên và chỉ trên lược đồ một số quốc gia 
phong kiến tiêu biểu ở Đông Nam Á.
 Hình 5: Lược đồ các quốc gia phong 
 kiến Đông Nam Á.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu lại sự kiện nào đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực?
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Thế kỷ XIII là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực: 
+ Thế kỷ XIII, vương quốc Su-khô-thay ra đời (tiền thân của Thái Lan).
+ Giữa thế kỷ XIV, vương quốc Lan-Xang (Lào) thành lập.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK để nắm được thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh để minh họa cho sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
* Gợi ý sản phẩm:
a. Sự hình thành: 
- Từ thế kỷ VII đến X, đã hình thành một số “quốc gia phong kiến dân tộc”: vương quốc Campuchia của người Khơ-me, các vq của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người In -đô -nê -xi –a ở Gia- va.
b. Giai đoạn phát triển:
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Tiêu biểu: Đại Việt, Ăng-co, Pagan 
- Biểu hiện:
+ Kinh tế phát triển:cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công, sản vật thiên nhiên
+ Chính trị: ổn định, tập quyền. 
+ Văn hóa: xây dựng nền văn hóa riêng, độc đáo. 
* Thời kì suy thoái: 
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. 
- Biểu hiện: Khủng hoảng kinh tế, chính trị; trở thành đối tượng xâm lược của CNTD.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học: 
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến dân tộc Đông Nam Á.
* Phương thức: 
- GV vẽ sơ đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử Đông Nam Á (đầu CN đến TK XIX) lên bảng và yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời theo từng mốc thời gian.
* Gợi ý sản phẩm:
- Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á ra đời dựa trên những cơ sở nào?
A. Cơ sở tự nhiên. 
B. Cơ sở kinh tế .
C. Cơ sở văn hóa.
D. Tất cả các cơ sở trên. 
Câu hỏi 2: Đâu là cơ sở văn hóa dẫn đến sự ra đời các quốc gia cổ ở Đông Nam Á ?
A. Địa hình bị chia cắt. 
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. Ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Ấn Độ 
D. Kinh tế chính là nông nghiệp
Câu hỏi 3: Ngành sản xuất chính của các nước Đông Nam Á là 
A. nông nghiệp. 
B. thủ công nghiệp.
C. buôn bán đường biển.
D. chăn nuôi gia súc lớn.
Câu hỏi 4: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào khoảng:
A. 10 thế kỷ đầu Công nguyên.
B. Thế kỷ VII.
C. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.
D. Thế kỷ XIII.
Câu hỏi 5: Thời kỳ phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là:
A. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.
B. Từ thế kỷ XIII đến XVIII.
C. Từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII.
D. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
Câu hỏi 6: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là
A. mang tính bản địa sâu sắc
B. ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
C. ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
D. Tiếp thu chọn lọc văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo
 Câu hỏi 7. Các quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
A. Âu Lạc, Champa, Phù Nam. 
B. Champa, Phù Nam. 
C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp. 
D. Âu Lạc, Phù Nam. 
Câu 8. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam á? 
A. Pa-gan.
B. Phù Nam .	
C. Cam-pu-chia.	
D. Cham-pa.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội trong bài học để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống:
+ Trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa chung và riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để góp phần xây dựng và phát triển tổ chức ASEAN vững mạnh.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học: Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu ở địa phương (hoặc cả nước) được hình thành, phát triển trong giai đoạn đầu CN đến TK XIX.
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà để rèn luyện thêm kĩ năng tự học) như:
+ Theo em, vấn đề chung của các nước Đông Nam Á hiện nay là gì? (Gợi ý: trả lời các vấn đề: Kinh tế, văn hóa, an ninh chung).
+ Trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khu vực?
- Học sinh sử dụng phương pháp tự học, trao đổi với bạn bè để hoàn thành và thể hiện trực tiếp vào vở hoặc bằng các tư liệu, hình ảnh đính kèm vào bài học, chia sẻ thông qua các hình thức trao đổi trực tiếp, email...
* Gợi ý sản phẩm:
- Vấn đề chung của các nước Đông Nam Á hiện nay:
+ Kinh tế: Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực thịnh vượng.
+ Văn hóa: Gìn giữ bản sắc văn hóa.
+ An ninh chung: Bất ổn chính trị, chủ nghĩa khủng bố...
- Trách nhiệm của bản thân: Không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức...
E. Dặn dò :HS về học bài và chuẩn bị bài 9
	- Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_bai_8_su_hinh_thanh_va_phat_trien_cac.doc