Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Vũ Thị Xâm

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Vũ Thị Xâm

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Nhớ lại hệ thống kiến thức đã học năm lớp 10

- Nắm được sự phân kì lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam từ đó là cơ sở để học sinh tiếp thu kiến thức mới năm lớp 11.

2. Kỹ năng:

- Giúp học sinh biết cách khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Có cái nhìn tổng quan về chương trình lịch sử bậc Trung học phổ thông.

3. Tư tưởng:

- Giúp học sinh nhận thức rõ mối quan hệ giữa các thời kỳ lịch sử và sự liên quan mật thiết hiện tại. Qua đó có sự yêu thích với môn học, đam mê khám phá các sự kiện lịch sử.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:

- GV: Soạn bài, đưa hệ thống câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức cũ.

- HS: Ôn tập trước ở nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Dùng phương pháp gợi mở, vấn đáp, hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức, tìm ra quy luật học lịch sử.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

 

doc 313 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Vũ Thị Xâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 12/7/2014
Ngày dạy: 14/7/2014
ÔN TẬP LỊCH SỬ 10
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Nhớ lại hệ thống kiến thức đã học năm lớp 10
- Nắm được sự phân kì lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam từ đó là cơ sở để học sinh tiếp thu kiến thức mới năm lớp 11.
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết cách khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Có cái nhìn tổng quan về chương trình lịch sử bậc Trung học phổ thông.
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh nhận thức rõ mối quan hệ giữa các thời kỳ lịch sử và sự liên quan mật thiết hiện tại. Qua đó có sự yêu thích với môn học, đam mê khám phá các sự kiện lịch sử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
- GV: Soạn bài, đưa hệ thống câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức cũ.
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 Dùng phương pháp gợi mở, vấn đáp, hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức, tìm ra quy luật học lịch sử.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
A1:
A3:
A2:
A4:
II. Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình ôn tập
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cả lớp
- HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi: Lịch sử lớp 10 gồm những phần nào?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý
Lịch sử lớp 10 gồm những thời kỳ lịch sử nào?
- HS: Trả lời
- GV: Vẽ lên bảng sơ đồ phân kì lịch sử thế giới
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
Thời nguyên thuỷ con người trải qua những giai đoạn nào?
- HS: Nhớ lại kiến thức cũ trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý
- Yêu cầu học sinh so sánh điểm khác nhau cơ bản nhất của hai giai đoạn người tối cổ và người tinh khôn.
- GV: Nói rõ hơn về giai đoạn người tinh khôn với sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp, từ đó lịch sử loài người bước sang thời kỳ mới: Thời cổ đại.
 Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
Thời cổ đại xuất hiện khi nào? Gồm những giai cấp nào? Nghành kinh tế chính? Thời gian tan rã? Thành tựu văn hoá? 
- Gọi 2 học sinh trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý
Yêu cầu học sinh về nhà lập bảng so sánh về hai quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- GV: Giải thích rõ về nguyên nhân dẫn tới lịch sử loài người có bước chuyển sang thời trung đại.
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
Yêu cầu học sinh chỉ rõ: Thời gian xuất hiện? Các giai cấp chính? Thời gian tan rã của xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây?
- GV: Chốt ý và nêu rõ điểm khác nhau cơ bản giữa hai xã hội đó.
GV: Chỉ ra sự kiện đánh dấu lịch sử loài người bước sang thời kỳ cận đại.
Em hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận đại? CHo biết cuộc cách mạng nào là điển hình nhất?
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý.
Yêu cầu về nhà học sinh tìm hiểu lại về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
Lịch sử thế giới:
I.Thời nguyên thuỷ:
- Người tối cổ
- Người tinh khôn
- Tổ chức xã hội
II. Thời cổ đại
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông
2. Các quốc gia cổ đại phương Tây
III. Thời Trung đại:
- Phương Đông trung đại
- Phương Tây trung đại
IV. Thời Cận đại
 Các cuộc cách mạng tư sản:
- CMTS Hà Lan
- CMTS Anh
- CMTS Bắc Mĩ
- CMTS Pháp
IV. Củng cố:
- Kể tên các giai đoạn lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 10.
- Cho biết kiến thức trọng tâm
V. Dặn dò:
- Học sinh về nhà làm các bài tập đã giao trong quá trình ôn tập
- Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại ( Tên cuộc cách mạng, thời gian, hình thức đấu tranh).
- Lập bảng so sánh hai quốc gia cổ đại phương Đông với quốc gia cổ đại phương Tây ( địa hình, thời gian xuất hiện, phát triển kinh tế, các giai cấp, thời gian tan rã).
E. RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: 12/7/2014
Ngày dạy: 16/7/2014
ÔN TẬP LỊCH SỬ 10
(Tiết 2)
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Nhớ lại hệ thống kiến thức đã học năm lớp 10
- Nắm được sự phân kì lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam từ đó là cơ sở để học sinh tiếp thu kiến thức mới năm lớp 11.
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết cách khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Có cái nhìn tổng quan về chương trình lịch sử bậc Trung học phổ thông.
3. Tư tưởng:
- Giúp học sinh nhận thức rõ mối quan hệ giữa các thời kỳ lịch sử và sự liên quan mật thiết hiện tại. Qua đó có sự yêu thích với môn học, đam mê khám phá các sự kiện lịch sử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Soạn bài, đưa hệ thống câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức cũ.
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 Dùng phương pháp gợi mở, vấn đáp, hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức, tìm ra quy luật học lịch sử.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp:
A1:
A3:
A2:
A4:
II. Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình ôn tập
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Thời nguyên thuỷ ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào? Kể tên các triều đại đầu tiên ở Việt Nam? Tại sao gọi là thời kỳ Bắc thuộc?
- HS: Trả lời
- GV: Chốt ý
Yêu cầu học sinh nhớ lại: Từ thế kỷ X – XV, Việt Nam đã trải qua những triều đại nào? Kinh tế? Văn hoá? Kể tên các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm?
- HS: Trả lời
- GV: Chốt ý
Yêu cầu học sinh tìm hiểu tương tự phần trên. 
BTVN: L ập bảng thống kê các cuộc kháng chiến
Yêu cầu học sinh tìm hiểu tương tự phần trên. 
BTVN: Lập bảng thống kê các phong trào đấu tranh trong thời nhà Nguyễn.
- GV kết luận: Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. 
Mở rộng về cuộc đời vua Bảo Đại ( nếu còn thời gian) 
- GV giới thiệu chương trình lịch sử lớp 11:
+ Phần lịch sử thế giới gồm hai giai đoạn:
Lịch sử thế giới cận đại thời kỳ tiếp theo
Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945
+ Phần lịch sử Việt Nam tìm hiểu từ năm 1858 đến 1918.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị sách giáo khoa lớp 11.
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM
I. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X.
1. Thời nguyên thuỷ ở Việt Nam
2. Thời Cổ đại
3. Thời Bắc thuộc
II. Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
1. Chính trị
2. Kinh tế
3. Văn hoá
4. Các cuộc kháng chiến
III. Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
1. Chính trị
2. Kinh tế
3. Văn hoá
4. Các cuộc kháng chiến
IV. Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
1. Chính trị
2. Kinh tế
3. Văn hoá
4. Các phong trào đấu tranh
IV. Củng cố:
- Kể tên các giai đoạn lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 10.
- Cho biết kiến thức trọng tâm
V. Dặn dò:
- Học sinh về nhà làm các bài tập đã giao trong quá trình ôn tập
- Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại ( Tên cuộc cách mạng, thời gian, hình thức đấu tranh).
- Lập bảng so sánh hai quốc gia cổ đại phương Đông với quốc gia cổ đại phương Tây ( địa hình, thời gian xuất hiện, phát triển kinh tế, các giai cấp, thời gian tan rã).
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 1 
Ngày soạn: 20/7/2014
Ngày dạy: 21/7/2014
Phần I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chương I: CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
 Bài 1: NHẬT BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. 
- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. 
2. Kỹ năng
- Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá. 
3. Tư tưởng
- Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
	- Lược đồ sự bành trướng của Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, 
	- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới 
 C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, giảng giải, thuyết trình, vấn đáp kết hợp sử dụng lược đồ minh hoạ. 
- Tổ chức học sinh hoạt động cá nhân, theo nhóm.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Ổn định lớp:
B5:
B6:
B7:
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Kể tên các giai đoạn lịch sử thế giới trong chương trình lớp 10? Chương trình lịch sử thế giới lớp 11 học tiếp những giai đoạn nào?
=> Đáp án: 
- Lớp 10 đã học 4 giai đoạn: Thời nguyên thuỷ, thời cổ đại, thời trung đại và lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
- Lớp 11 học tiếp lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XIX đến đầu XX và lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945.
III. Bài mới 
Cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc... Để hiểu được lí do tại sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: “ Nhật Bản”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoạt động 1: Cả lớp 
 GV: Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản: một quần đảo ở Đông Bắc Á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn. Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Vào nữa dầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu. 
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK:
 T×nh h×nh NB tõ ®Çu TK XIX ®Õn tr­íc n¨m 1868 cã ®iÓm g× næi bËt ?
Nªu nh÷ng ý chÝnh vÒ t×nh h×nh KT - CT - XH trong giai ®o¹n nµy?
 Trong bèi c¶nh TG lóc ®ã (CNTB ®ang ph¸t triÓn m¹nh) ®· dÉn ®Õn hËu qu¶ g× cho NB ?
 V× sao MÜ lµ n­íc ®i ®Çu trong quá trình đòi Nhật phải mở cửa ?
- Tõ 1603 - 1868 quyÒn trong tay T­íng qu©n ( S«Gun ) Thiªn Hoµng ( Mica®« ) chØ lµ danh nghÜa.
- N¨m 1854 m¹c Phñ ký hiÖp ­íc vµ sau ®ã bÞ c¸c n­íc Anh, Ph¸p, Nga, §øc Ðp ký.
Trong bối cảnh đó Trung Quốc,Việt Nam... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa. Còn Nhật Bản đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
Trong bối cảnh đó Trung Quốc,Việt Nam... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa. Còn Nhật Bản đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
- §Çu thÕ kØ XI X chÕ ®é M¹c Phñ S« Gun r¬i vµo bÕ t¾c, suy tho¸i.
- Kinh tÕ : N«ng nghiÖp l¹c hËu, bãc lét nÆng nÒ, ph¸t triÓn kinh tÕ TBCN.
- X· héi : VÉn duy tr× chÕ ®é ®¼ng cÊp, trong ®ã m©u thuÉn T­ s¶n vµ d©n nghÌo víi Phong kiÕn
- ChÝnh trÞ : Duy tr× chÕ ®é Phong kiÕn, vÞ trÝ cña Thiªn Hoµng vµ S« Gun.
- HËu qu¶:-
+ Sù x©m nhËp cña c¸c n­íc Tư Bản phương Tây: Mü ®ßi NhËt më cöa thÞ tr­êng .
- GV dẫn dắt sang mục 2:
 Trong bối cảnh đó Trung Quốc,Việt Nam... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa. Còn Nhật Bản đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
- GV: Việc Mạc phủ ký với nước ngoài các Hiệp ướt bất bình đẳng càng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 1/1868 chế độ Mạc Phủ sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nằm qu ...  một mẫu bảng thống kê lên bảng, hoặc trình chiếu trên PowerPoint.
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
* Nguyên nhân của cuộc phản công:
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động.
- Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến Þ Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.
* Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp:
- Đêm 4 rạng 5 - 7 - 1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá.
- Sáng 6 - 7 - 1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13 - 7 - 1885 Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta ® Phong trào Cần Vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỷ XIX
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn
+ Từ 1885 - 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sỹ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kỳ.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: cuối 1888 Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Agiêri.
* Từ năm 1888 - 1896
- Lãnh đạo: Các sỹ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất bại.
* Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến song thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Ngày soạn: 14/4/2013
Ngày dạy: 15/4/2013
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Môn: Lịch sử
	 Khổi: 11
A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức trong chương trình học kỳ II: chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) và phần lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.
- Học sinh nắm được phần kiến thức trọng tâm và làm quen với các dạng câu hỏi khái quát.
2. Kỹ năng:
Giúp học sinh biết cách phân tích đề và vận dụng kiến thức vào làm một bài hoàn chỉnh.
3. Tư tưởng: Củng cố ý thức ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
B. NỘI DUNG ÔN TẬP: GV cho hệ thống câu hỏi, yêu cầu học sinh lập đề cương và ôn tập theo nội dung câu hỏi.
Câu 1: Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xô đóng vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
Câu 2: Em hãy nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 3: Khối Đồng minh chống phát xít hình thành như thế nào?
 Câu 4: Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ lần thứ nhất diễn ra như thế nào? Trận Cầu Giấy (21/12/1873) có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh?
 Câu 5: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến như thế nào? Nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta từ 1858 – 1884 thất bại?
Câu 6: Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
 Câu 7: Tóm lược diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS- THPT NGUYỄN BÌNH
( Đề gồm 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - K11
Thời gian 45 phút
Mã 111
Câu 1. (7,0 điểm): Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ lần thứ nhất diễn ra như thế nào? Trận Cầu Giấy (21/12/1873) có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh?
Câu 2. (3,0 điểm): Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
..Hết..
 TTCM GV RA ĐỀ
Lương Thị Hoa Vũ Thị Xâm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS- THPT NGUYỄN BÌNH
( Đề gồm 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - K11
Thời gian 45 phút
Mã 112
Câu 1. (7,0 điểm): Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến như thế nào? Nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thất bại?
Câu 2. (3,0 điểm): Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào? 
..Hết..
 TTCM GV RA ĐỀ
Lương Thị Hoa Vũ Thị Xâm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS- THPT NGUYỄN BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - K11
Thời gian 45 phút
Mã 111
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ lần thứ nhất diễn ra như thế nào? Trận Cầu Giấy (21/12/1873) có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh?
7
+ Về phía triều đình:
- Khi Pháp đánh Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng, dưới sự lãnh đạo của một viên chưởng cơ.
1
- Trong thành tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Kết quả, Nguyễn Tri Phương hy sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
1
+ Phong trào kháng chiến của nhân dân
- Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với giặc.
1
- Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lỵ cố thủ.
1
- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gacnie tử trận.
1
+ Trận Cầu Giấy (21/12/1873), làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ đã tìm cách thương lượng với triều đình. Trong khi đó, triều đình Huế lại ký Hiệp ước 1874 thừa nhận cho Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Từ đây dấy lên phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước. Phong trào kháng chiến của nhân dân vừa chống thực dân Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng.
2
Câu 2
 Kết cục chủa Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
3
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phe phát xít. Thắng lợi thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít.
1
- Hậu quả chiến tranh vô cùng nặng nề với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến tranh, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
1
- Chiến tranh kết thúc dẫn tới những thay đởi căn bản trong tình hình thế giới.
1
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS- THPT NGUYỄN BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - K11 
Thời gian 45 phút
Mã 112
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến như thế nào? Nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thất bại?
7
* Kháng chiến của nhân dân 
- Quan quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sỹ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội => thành mất, Hoàng Diệu hy sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.
1
- Nhân dân chiến đấu dũng cảm bằng nhiều hình thức:
+ Các sỹ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình tiếp tục tổ chức kháng chiến.
1
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.
1
+ Tiêu biểu có trận phục kích ở Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) => Rivie bỏ mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
1
* Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng chênh lệch: Quân ta chủ yếu là “dân ấp, dân lân”, với những vũ khí thô xơ...Còn quân Pháp hùng hậu, vũ khí tối tân, có tàu chiếc, tàu đồng, súng trường lớn....
1
- Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát => kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát.
0,5
- Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
0,5
Câu 2
Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào? 
3
- Hành động xâm lược của phe phát xít đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít. Đồng thời, việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến.
0,5
- Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.
0,5
- Chính phủ Anh, Mĩ phải dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch.
0,5
- Ngày 1/1/1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ) đã ra một bản tuyên bố chung gọi là “Tuyên ngôn Liên hợp quốc”. Các nước tham gia Tuyên ngôn cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lược lượng của mình.
1,5
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS- THPT NGUYỄN BÌNH
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - K11 
Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU:
-    Về kiến thức: Giúp cho HS nắm được chuẩn kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1884.
- Kĩ năng tư duy từ đơn giản đến phức tạp: Biết tái hiện, hiểu được các sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ bản; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu của đề ra.
-     Thái độ: + Giáo dục lòng căm thù chiến tranh và yêu chuộng hòa bình của nhân loại , căm thù CNPX.
+  Giáo dục lòng  tự hào dân tộc, biết trân trọng, phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của cha anh 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận, 2 đề, thời gian 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN CƯƠNG: 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
Cấp cao
1, Bài 17: Chến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Nắm được kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Hiểu được lí do vì sao các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ lại bắt tay với nhau chống lại kẻ thù chung là Chủ nghĩa phát xít.
- Hiểu được chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra nhiều tổn thất vô cùng to lớn cho nhân loại.
2, Bài 20: Chến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 – 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
- Nắm được phong trào kháng chiến của quân và dân ta ở Bắc Kỳ trong lần Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873 – 1874).
- Nắm được phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ trong lần Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai (1882 – 1883).
- Hiểu được thái độ của triều đình và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta khi bị Pháp tấn công.
- Hiểu được tinh thần chủ động kháng chiến của nhân dân khi Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai .
 - So sánh được tinh thần đấu tranh của nhân dân và triều đình, nhất là sau chiến thắng Cầu Giấy lần I : nhân dân phấn khởi, tin tưởng; còn triều đình thì lo lắng, vội vã thương thuyết với Pháp
- Học sinh đánh giá được nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến của nhân dân ta thất bại là do sự nhu nhược, hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn.
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ :
 4
5,0 điểm
50 %
3,0 điểm
30 %
2,0 điểm
20 %
10 điểm
100 %
HƯỚNG DẪN GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_nam_hoc_2014_2015_vu_thi_xam.doc