Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 43: Flo - Brom - iot (tiết 1)

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 43: Flo - Brom - iot (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

-Hs biết: Sơ lược về tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế Flo, Brom, Iot và một số hợp chất của chúng

-Hs hiểu:

 ●Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo

 ●Phương pháp điều chế các đơn chất: F2, Br2, I2

 ●Vì sao tính oxh giảm dần từ F - I

 ●Vì sao tính axit tăng theo chiều: HF < hcl="">< hbr=""><>

2. Về kỹ năng:

 Viêt ptppư minh họa cho tính chất hóa học của flo, brom, iot và hợp chất của chúng. So sánh khả năng hoạt động hóa học của chúng

3. Về thái độ:

 -Yêu thích hóa học

 -Bảo vệ môi trường

 -Liên hệ việc sử dụng muối iot trong phòng chống bướu cổ, việc sử dụng hợp chất cảu flo trong công nghiệp thủy tinh

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 43: Flo - Brom - iot (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 43 Ngày soạn: 25/01/2011
Tên bài giảng:	Ngày dạy:26/01/ 2011
FLO - BROM - IOT (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
-Hs biết: Sơ lược về tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế Flo, Brom, Iot và một số hợp chất của chúng
-Hs hiểu:
	●Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo
	●Phương pháp điều chế các đơn chất: F2, Br2, I2
	●Vì sao tính oxh giảm dần từ F - I
	●Vì sao tính axit tăng theo chiều: HF < HCl < HBr < HI
2. Về kỹ năng:
	Viêt ptppư minh họa cho tính chất hóa học của flo, brom, iot và hợp chất của chúng. So sánh khả năng hoạt động hóa học của chúng
3. Về thái độ:
	-Yêu thích hóa học
	-Bảo vệ môi trường
	-Liên hệ việc sử dụng muối iot trong phòng chống bướu cổ, việc sử dụng hợp chất cảu flo trong công nghiệp thủy tinh
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
	-Mẫu chất brom, iot, cồn, nước, hồ tinh bột
	-Sưu tầm tranh, ảnh, video về flo
2.Học sinh:
	-Ôn tính chất của clo và hợp chất. Xem trước bài mới ở nhà
III. Trọng tâm bài giảng:
	-Tính chất hóa học của F2, Br2
	-So sánh tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng
IV. Phương pháp:
	-Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phát vấn
	-Thảo luận nhóm, so sánh, đối chiếu
	-Thí nghiệm trực quan
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu 1. Viết ptpư điều chế nước Javel, clorua vôi
Câu 2. Giải thích tính tẩy màu của nước Javel. Ứng dụng của nước Javel, những ứng dụng đó dựa trên nhũng tính chất nào?
3. Giảng bài mới:
tg
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung
3′
Hoạt động 1
-Y/c hs nc sgk nêu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của flo
-Chất khí màu lục nhạt, rất độc
-Chỉ tồn tại dạng hợp chất, trong khoáng chất, trong men răng, trong lá một số loài cây
I. Flo
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
-Chất khí màu lục nhạt, rất độc
-Chỉ tồn tại dạng hợp chất, trong khoáng chất, trong men răng, trong lá một số loài cây
10′
Hoạt động 2
-Dựa vào cấu tạo ngtử và đâđ, cho biết flo có tchh cơ bản gì?
-Flo có số oxh bao nhiêu
-Flo có thể oxh được những chất nào? Viết ptpư?
-Lưu ý hs đk pư với H2. So sánh khả năng pư H2 với Cl2
-Phản ứng với nước của F2 khác Cl2 như thế nào?
-Yc hs xác định vai trò của những chất tg pư
-Giới thiệu tc ăn mòn thủy tinh và ứng dụng khắc hoa văn lên thủy tinh của HF
-So sánh tính oxh của F2 và Cl2?
-Tính oxh mạnh
-Chỉ có số oxh -1
-Oxh tất cả các KL, hầu hết các PK, oxh nước
-F2 pư với H2 dễ dang hơn Cl2
-Cl2 trong pư với nước có vai trò vừa là chất oxh, vừa là chất khử, F2 chỉ có vai trò chất oxh
-Trong tất cả các pư trên, F2 là chất oxh
-F2 có tính oxh mạnh hơn Cl2 
2. Tính chất hóa học
-Flo có độ âm điện lớn nhất nên có tính oxh mạnh nhất
-Oxh tất cả các kim loại (kể cả Au, Pt)
2Au + 3F2 → 2AuF3
-Oxh hầu hết các phi kim (trừ O2, N2)
Với H2
H2 + F2 2HF(↑)
-Oxh nước
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
c.oxh
-dd HF là dd axit yếu, có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh
HF + SiO2 → SiF4↑ + H2O 
5′
Hoạt động 3
-Hs nc sgk, nêu ứng dụng của flo
-Nhấn mạnh tác động của hợp chất CFC đv môi trường
-Có chất nào oxh được F- thành F2 không?
-Người ta đc F2 bằng cách nào?
-Vì sao người ta đp muối KF trong hh với HF nc mà không đpdd trong H2O
-Đọc sgk, nêu ứng dụng
-Không vì F2 có tính oxh mạnh nhất trong tất cả các ngtố
-Đc bằng đp
-Vì F2 tác dụng được với nước, phân hủy nước và tạo thành F-
3. Ứng dụng 
-Điều chế các dẫn xuất HC chứa F để sản xuất: floroten, teflon, freon..
-Dùng trong công nghiệp hạt nhân
-NaF dùng làm thuốc chống sâu răng
4. Sản xuất
Điện phân muối KF trong hỗn hợp với HF ở thể lỏng
Cực âm: 2H+ + 2e → H2
Cực dương: 2F- → F2 + 2e
3′
Hoạt động 4
-Cho hs quan sát bình brom
-Yc hs nêu tcvl của Brom
-Yc hs đọc sgk nêu trạng thái tự nhiên của brom
-Chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi và hơi brom độc
-Trong tự nhiên tồn tại dưới dạng hợp chất, ít hơn nhiều so với flo và clo
II. Brom
1. Tính chất vật lí
-Chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi và hơi brom độc
-Trong tự nhiên tồn tại dưới dạng hợp chất, ít hơn nhiều so với flo và clo
10′
Hoạt động 5
-Yc hs so sánh tính oxh của brom với clo, flo
-Yc hs lấy vd minh họa
-Lưu ý hs điều kiện pư
-Chú ý khả năng pư của brom với nước (td chậm)
-Y/c hs viết ptpư so sánh tính oxh của Cl2 và Br2, Br2 và I2
-Brom có tính oxh yếu hơn F, Cl
-Viết pư với kl, H2, H2O
-Viết pư Cl2 + NaBr, Br2 + NaI
2. Tính chất hóa học
-Brom có tính oxh mạnh nhưng yếu hơn F, Cl
●Oxh nhiều KL
2Al + 3Br2 2AlBr3
●Chỉ oxh H2 ở nhiệt độ cao
H2 + Br2 2HBr ↑
HBr là axit mạnh hơn HCl
●Tác dụng chậm với nước
Br2 + H2O ↔ HBr + HBrO 
●Hal mạnh đẩy hal yếu hơn ra khỏi muối 
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
4′
Hoạt động 6
-Yc hs nc sgk nêu ứng dụng của brom
-Nêu pp sản xuất brom trong CN
-Công nghiệp dược phẩm
-Sản xuất AgBr dùng trong ngành phim ảnh
-Công nghiệp dầu mỏ, phẩm nhuộm...
3. Ứng dụng
-Công nghiệp dược phẩm
-Sản xuất AgBr dùng trong ngành phim ảnh
-Công nghiệp dầu mỏ, phẩm nhuộm...
4. Điều chế
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
4. Củng cố (5p)
-Nhấn mạnh F2 là phi kim mạnh nhất, có tính oxh mạnh nhất, chỉ có số oxh -1 trong các hợp chất
	-Br2 có tính oxh mạnh nhưng yếu hơn flo, clo
Bài tập . Tương tự HCl, HBr cũng có tính khử, tính khử HBr > HCl
Viết ptpư: HBr + MnO2, HBr + H2SO4đ ( → SO2 + Br2 + H2O)
5. Dặn dò
Xem tiếp phần I2.
6. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet43FloBromIot.doc