Đề cương ôn tập giữa Học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Nguyễn Minh Hóa

Đề cương ôn tập giữa Học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Nguyễn Minh Hóa

A/ Trắc nghiệm

Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?

A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.

B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.

C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.

D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.

B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng.

D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

Câu 3. Khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.

C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.

D. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ.

 

docx 9 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa Học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Nguyễn Minh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 10
A/ Trắc nghiệm
Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?
A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng.
D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
Câu 3. Khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.
D. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ.
Câu 4. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Câu 5. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.
B. Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
C. Được phép tiến hành thí nghiệm khi đã mang đồ bảo hộ.
D. Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
Câu 6. Chọn đáp án sai. Cần tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành nhằm mục đích
A. tạo ra nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận
B. hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,
C. tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn.
D. chống cháy, nổ.
Câu 7. Biển báo mang ý nghĩa:
A. Chất độc sức khỏe.	B. Chất ăn mòn.	C. Chất độc môi trường.	D. Nơi rửa tay.
Câu 8. Chọn ý sai? Sai số ngẫu nhiên
A. không có nguyên nhân rõ ràng.	
B. là những sai sót mắc phải khi đo.
C. có thể do khả năng giác quan của con người dẫn đến thao tác đo không chuẩn.
D. chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
Câu 9. Biển báo mang ý nghĩa:
A. Bình chữa cháy. B. Chất độc môi trường.
C. Bình khí nén áp suất cao.	 D. Dụng cụ dễ vỡ.
Câu 10. Tốc kế là dụng cụ để đo
A. tốc độ.	B. nhiệt độ.	C. áp suất.	D. tần số.
Câu 11. Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ có thể
A. lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
B. Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
C. được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định
D. loại trừ khi đo bằng cách hiệu chỉnh khi đo.
Câu 12. Để đo gia tốc rơi tự do của một vật, dụng cụ cần để đo gồm
A. Thước đo, đồng hồ.	 B. Đồng hồ.
C. Thước đo.	 D. Thước đo, đồng hồ, ampe kế.
Câu 13. Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g=2ht2. Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức nào?
A. Δgg=Δhh+2Δtt.	B. Δgg=Δhh+Δtt.	C. Δgg=Δhh-2Δtt. D. Δgg=2.Δhh-2Δtt.
Câu 14. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? 
A. Có phương và chiều xác địch. B. Có đơn vị đo là mét. 
C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. 
Câu 15. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật 
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
 C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần
Câu 16. Điện trở của dây dẫn bằng kim loại được xác định theo định luật Ôm . Trong một mạch điện hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và dòng điện qua điện trở .Giá trị của điện trở cùng sai số tỉ đối bằng
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 17. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? 
A. Có phương và chiều xác địch. B. Có đơn vị đo là mét. 
C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. 
Câu 18. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật 
A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
 C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần
Câu 19. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật.
A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.
B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây nói về độ dịch chuyển 
A. Con tàu đã đi 200 km về phía đông nam.
 B. Một xe ô tô đã đi 200 km từ Hà Nội đến Nam Định. 
C. Máy bay đã bay được 500km về thành phố Hồ Chí Minh.
 D. Bạn An đã đi được 1km về phía sân vận động.
Câu 21. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động?
A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h.
C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương xác định.
Câu 22. Một vận động viên thực hiện bơi 400m dọc theo đường bơi có chiều dài 80 m. Người đó bơi hết đường bơi rồi quay lại chỗ xuất phát bơi tiếp hết đường bơi lại tiếp tục quay lại cứ như thế hoàn thành. Trong quá trình bơi người đó đã 
A. đi được quãng đường 200m. B. đi được quãng đường 80m. 
C. đã dời được độ dịch chuyển 80m. D. đã dời được độ dịch chuyển bằng 0.
Câu 23. Vận tốc tức thời là ?.
A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh. 
B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh.
C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.
 D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn
Câu 24. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 36 km/h. vận tốc của dòng nước là 7,2 km/h. Vận tốc của ca nô so với bờ khi đi xuôi dòng là 
A. 14 m/s.	B. 12 m/s.	C. 6 m/s.	D. 5 m/s.
Câu 25. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe cách nhà 3 km về phía tây. Đến bến xe, người đó lên xe đi tiếp 6 km về phía bắc. Quãng đường và độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là
A. 9 km, 6 km.	B. 9 km, km. 	C. km, 3 km. 	D. km, 6 km.
Câu 26. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.	B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
C. khả năng duy trì chuyển động của vật.	D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Câu 27. Cặp đồ thị nào dưới đây là của chuyển động thẳng đều?
A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.
Câu 28. Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trng cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 29. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
Câu 30. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là:
A. . B. . C. . D. .
Câu 31. Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc ?
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau vận tốc của vật bằng .
B. Lúc vận tốc bằng thì sau vận tốc của vật bằng .
C. Lúc vận tốc bằng thì sau vận tốc của vật bằng .
D. Lúc vận tốc bằng thì sau vận tốc của vật bằng .
Câu 32. Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là:
A. . B. . C. . D. .
Câu 33. Chuyển động của vật rơi tự do không có tính chất nào sau đây?
 A. Vận tốc của vật tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của vật tăng đều theo thời gian.
 C. Càng gần tới mặt đất vật rơi càng nhanh. D. Quãng đường đi được là hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 34. Chuyển động nào dưới đây trong không khí có thể được coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.
B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.
C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.
D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.
Câu 35. Kí hiệu “Output” mang ý nghĩa là
A. đầu vào.	B. đầu ra.	C. cực dương.	D. cực âm.
Câu 36. Kí hiệu mang ý nghĩa:
A. Không được phép bỏ vào thùng rác.	B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
C. Dụng cụ đặt đứng.	 D. Dụng cụ dễ vỡ.
Câu 37. m trong khoảng thời gian là s. tốc độ của vật là
A. m/s.	B. m/s.	C. m/s.	D. m/s.
Câu 38. Bạn An lái chiếc xe tay ga của mình 7 km về phía bắc. Bạn dừng lại để ăn trưa và sau đó lái xe 5 km về phía đông. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Quãng đường đi được của bạn An là 8,6 km.
Độ dịch chuyển của bạn An là 8,6 km, có hướng đông bắc.
Độ dịch chuyển của bạn An là 12 km, có hướng đông bắc.
Quãng đường đi được của bạn An là 2 km.
Câu 39. Bạn Hùng đi bộ đến quán tạm hóa để mua đồ dùng cá nhân. Từ nhà, Hùng đi bộ 1 km về phía đông, sau đó 1 km về phía nam và sau đó 1 km về phía đông một lần nữa. Chọn phát biểu đúng
Quãng đường đi được của Hùng là 1 km.
Độ dịch chuyển của Hùng là 2,24 km, có hướng đông nam.
Độ dịch chuyển của Hùng là 3 km, có hướng đông nam.
Quãng đường đi được của Hùng là 2,24 km.
Câu 40. Trong các đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều? 
A. Hình vẽ 1.	B. Hình vẽ 2.	C. Hình vẽ 3.	D. Hình vẽ 4.
Câu 41. Đồ thị nào sau đây là của chuyển động thẳng chậm dần đều?
A. Đồ thị 1.	B. Đồ thị 2.	C. Đồ thị 3.	D. Đồ thị 4.
Câu 42. Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm dần đều theo thời gian. B. Vận tốc giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc giảm đều theo thời gian.	D. Cả 3 tính chất trên.
Câu 43. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v0, gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có
 A. tích v.a >0. B. a luôn dương.	C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v.
Câu 44. Chuyển động thẳng chậm dần đều có
qũy đạo là đường cong bất kì.
độ lớn vectơ gia tốc là một hằng số, ngược chiều với vectơ vận tốc của vật.
quãng đường đi được của vật không phụ thuộc vào thời gian.
vectơ vận tốc vuông góc với qũy đạo của chuyển động.
Câu 45. Chọn ý sai. Khi một vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó có
gia tốc không đổi.
tốc độ tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.0.
gia tốc tăng dần đều theo thời gian.
thể lúc đầu chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều.
Câu 46.	Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m so với mặt đất xuống. Lấy
g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
A. 8,899 m/s.	 B. 10 m/s.	 C. 5 m/s.	 D. 2 m/s. Câu 47. Một hòn đá rơi tự do từ một điểm cách mặt đất 45 m, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Vận tốc của hòn đá ngay trước khi chạm đất là
A. 20 m/s. B. 30 m/s.	 C. 45 m/s.	 D. 90 m/s.
Câu 48. Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?
A. Mét, kilôgam.	B. Niutơn, mol.	C. Paxcan, Jun.	D. Candela, kenvin.
Câu 49. Gọi là giá trị trung bình, là sai số dụng cụ, là sai số ngẫu nhiên, là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 50. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta hiện nay là
A. tuần.	B. ngày.	C. giờ.	D. giây.
II/ Tự luận 
Bài 1. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc.
Tính quãng đường đi được trong cả chuyến đi.
Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó.
Bài 2. Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ.
Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.
Từ bài tập này, hãy cho biết sự khác nhau giữa quãng đường đi được và độ dịch chuyển.
Bài 3. Một viên bi được thả lăn không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng. Trong giây thứ 3, bi đi được 25cm.
Tìm gia tốc của viên bi và quãng đường bi lăn được trong 3s đầu.
Biết rằng mặt phẳng nghiêng dài 5m. Tìm thời gian để bi lăn hết chiều dài đó?
Bài 4. Cùng một lúc, hai xe đi qua hai địa điểm A và B cách nhau 280 m và đi cùng chiều nhau. Xe A có vận tốc đầu 10 m/s chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Xe B có vận tốc đầu 3 m/s chuyển động nhanh dầu đều với gia tốc 0,4 m/s2. Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai xe cùng lúc qua A và B.
Viết phương trình chuyển động của hai xe.
Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
Khi gặp nhau thì xe A đã đi được đoạn đường bao nhiêu?
Tính khoảng cách giữa hai xe sau 10s.
Bài 5. Một vật rơi tự do tại một địa điểm có độ cao 500 m, biết
thời gian từ lúc thả rơi vật đến khi vật chạm đất.
quãng đường vật rơi trong 5 s đầu tiên.
quãng đường vật rơi trong giây thứ 5.
Bài 1. Một người thả một hòn bi từ trên cao xuống đất và đo được thời gian rơi là 4,5 s. Bỏ qua sức
cản của không khí. Lấy
g = 9,8 m/s2
Tính độ cao của nơi thả hòn bi so với mặt đất và vận tốc lúc chạm đất.
Tính quãng đường rơi được trong 0,5 s cuối trước khi chạm đất.
The end

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_10_nguyen_minh.docx