Giáo án Vật lí 10 Tiết 17 Bài 10: ba định luật Niu-Tơn (t1)

Giáo án Vật lí 10 Tiết 17 Bài 10: ba định luật Niu-Tơn (t1)

Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN(t1)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, định luật I và II Niu-tơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.

 - Viết được công thức của định luật II.

 - Phát biểu được định luật III Niu-tơn.

 - Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực.

 - Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực.

2. Kỹ năng và năng lực:

a. Kỹ năng:

 - Vận dụng được định luật I, II Niu-tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.

 - Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.

 - Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài.

 

doc 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 4556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 10 Tiết 17 Bài 10: ba định luật Niu-Tơn (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	 NGÀY SOẠN: 10/10/2014
TIẾT 17	 NGÀY DẠY: 15/10/2014
Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN(t1)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
  - Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, định luật I và II Niu-tơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
  - Viết được công thức của định luật II.
  - Phát biểu được định luật III Niu-tơn.
  - Viết được biểu thức của định luật III Niu-tơn và của trọng lực.
  - Nêu được đặc điểm của cặp lực và phản lực.
2. Kỹ năng và năng lực:
a. Kỹ năng:
  - Vận dụng được định luật I, II Niu-tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
  - Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt được cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng.
  - Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu-tơn để giải các bài tập ở trong bài.
b. Năng lực:
	- Kiến thức : K1, K3
 	- Phương pháp: P2, P5
	- Trao đổi thông tin:,X5,X6,X8
	- Cá thể: C1
3. Thái độ:
  - GDMT: Từ ĐL III Niu-tơn: tác động xấu đến môi trường thì sẽ nhận lấy hậu quả (tương tác).
II. CHUẨN BỊ
Gv: Chuẩn bị thêm một số ví dụ về các định luật của Niu-tơn, nhằm tăng niềm tin cho học sinh vào tính đúng đắng của định luật.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp:(2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (13 phút): Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, phân tích lực và quy tắc hình bình hành?
+ Vận dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của 2 lực đồng quy, phân tích một lực thành 2 lực đồng quy theo các phương cho trước. 
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật I Niu-tơn.(15 phút)
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
P2- mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó. à Mô tả lại TN lịch sử của Ga-li-lê 
X8- tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí àtrả lời câu hỏi
K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản. Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. à Để phát biểu và ghi nhận định luật I 
K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tậpàđể trả lời câu hỏi C1
X6- trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
- Mô tả lại TN lịch sử của Ga-li-lê
+ Vì sao viên bi không lăn đến độ cao ban đầu?
+ Khi giảm h2 đoạn đường mà viên bi lăn được sẽ thế nào?
+ Nếu đặt máng 2 nằm ngang, quãng đường hòn bi lăn được sẽ thế nào so với lúc đầu?
+ Làm thí nghiệm theo hình 10.1c SGK.
+ Nếu máng 2 nằm ngang và không có ma sát thì hòn bi sẽ chuyển động như thế nào?
- Vậy có phải lực là nguyên nhân của chuyển động không?
- Giảng về sự khái quát hoá của Niu-tơn thành nội dung định luật I Niu-tơn.
- Em hãy phát biểu lại định luật như SGK.
- Khái niệm quán tính đã được học ở lớp 8.
-Theo ĐL I thì chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quántính.
- Vậy quán tính là gì?
Trả lời câu C1
- Quan sát hình vẽ thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- Do có ma sát giữa viên bị và máng nghiêng.
- Viên bi đi được đoạn đường xa hơn.
- Suy luận cá nhân hoặc trao đổi nhóm để trả lời: (sẽ dài hơn lúc đầu)
- Lăn mãi mãi
- Không 
- Hs phát biểu và ghi nhận định luật I
- Hs nhắc lại (nếu được)
-Xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
- HS trả lời 
I. Định luật I Niu-tơn
1.Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
 (1) (2)
 (1) (2)
 (1)
 (2)
* Nếu không có ma sát và nếu máng (2) nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi
2. Định luật I Niu-tơn
 Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
thì 
3. Quán tính
 Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
 * Định luật I gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật II Niu-tơn.(10 phút)
Các năng lực cầnđạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
K3- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tậpà để trả lời các câu hỏi và câu hỏi C2,C3.
K1- Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản. à để phát biểu nội dung định luật II niu tơn.
P5- Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí à để viết CT ĐL II Niu Tơn.
X5-Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
- Muốn gây ra gia tốc cho vật ta phải có lực tác dụng lên vật đó. Nếu ta đẩy một thùng hàng khá nặng trên đường bằng phẳng. Theo em gia tốc của thùng hàng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Khái quát thành câu phát biểu về gia tốc của vật?
- Giảng về sự khái quát của Niu- tơn thành nội dung định luật II.
- Nếu nhiều lực tác dụng lên vật thì ĐL II được áp dụng như thế nào?
- Ở lớp 6 em hiểu khối lượng là gì?
- Qua nội dung ĐL II, khối lượng còn có ý nghĩa gì khác?
-Trả lời câu C2 (SGK)?
- Nhận xét câu trả lời của hs
- Thông báo tính chất của khối lượng (2 tính chất)
- Trả lời câu C3(SGK)?
- HS trả lời
+ m càng lớn thì a càng nhỏ
+ a và F cùng hướng.
- HS phát biểu: gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- F lúc này là hợp lực
- Là đại lượng chỉ lượng vật chất của một vật
- HS trả lời
- Lắng nghe và ghi nhận.
- HS trrả lời
II. Định luật II Niu-tơn
1. Định luật II Niu-tơn
 Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
 hay 
- Trong đó: a: là gia tốc của vật (m/s2)
+ F: là lực tác dụng (N)
+ m: khối lượng của vật (kg)
Trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của tất cả các lực đó.
2. Khối lượng và mức quán tính
a. Định nghĩa
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b. Tính chất của khối lượng.
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng
Hoạt động 3 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức vật lý
 à Tóm tắt lại kiến thức
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập à Làm bài tập vận dụng
X5- X6: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nlàm việc nhóm ).
Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. à Để hoàn thành bài tập vận dụng
+ GV yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập SGK và ghi các BT do GV đưa ra.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Lĩnh hội kiến thức và thực hiện các yêu cầu của GV:
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Làm bài tập 
- Ghi các bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài mới.(ĐL III Niu Tơn)
V. PHỤ LỤC
Câu 1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì.
A. Vật dừng lại ngay B. Vật đổi hướng chuyển động
C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s
Chọn câu đúng.
Câu 2: Câu nào đúng.
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doct17.doc