Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 45, 46: Luyện tập: Nhóm halogen

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 45, 46: Luyện tập: Nhóm halogen

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - HS nắm vững :

+ Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.

+ Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ flo đến iot.

+ Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia-ven, clorua vôi và cách điều chế.

+ Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của các halogen. Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã học về nhóm halogen để giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX.

- Giải một số bài tập định lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 4095Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 45, 46: Luyện tập: Nhóm halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/02/2010
Ngày giảng: 05/02/2010
TIẾT 45 - 46: LUYỆN TẬP:
NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - HS nắm vững :
+ Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.
+ Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ flo đến iot.
+ Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia-ven, clorua vôi và cách điều chế.
+ Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của các halogen. Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học về nhóm halogen để giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX.
- Giải một số bài tập định lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Bài tập, nhóm nhỏ
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
- Y/c HS so sánh tính chất hóa học của các halogen. Lấy VD minh họa.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cần nhớ
* Mục tiêu: Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương
* Thời gian: 20p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận nhóm 15p và trình bày:
• Kiến thức về nhóm halogen:
+ Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen.
+ Cấu tạo phân tử các halogen
+ Tính chất hóa học của các halogen
+ Sự biến thiên tính chất của các halogen khi đi từ flo đến iot.
	• Các axit HX và hợp chất có oxi của clo:
+ Tính axit và tính khử của dung dịch HX khi đi từ HF đến HI.
+ Nguyên nhân tính tẩy màu, tính sát trùng của nước Gia-ven và clorua vôi.
	• Phương pháp điều chế:
+ F2, Cl2, Br2, I2.
+ HF, HCl, HBr, HI
	• Phương pháp nhận biết các halogenua
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày, sau đó gọi HS khác nhận xét và bổ sung, sửa chữa
HS thực hiện.
Kết luận:
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và chốt kiến thức.
* Nhóm halogen:
- Cấu hình electron: Các halogen có 7e lớp ngoài cùng, 2e ở phân lớp s và 5e ở phân lớp p. Có 1e độc thân trên phân lớp p.
- Phân tử của các halogen gồm 2 nguyên tử, lk là cht không cực.
Nguyên tố halogen
F
Cl
Br
I
Cấu hình electron lớp ngoài cùng
2s22p5
3s23p5
4s24p5
5s25p5
Cấu tạo phân tử (lk cht không cực)
F:F (F2)
Cl:Cl (Cl2)
Br:Br (Br2)
I:I (I2) 
- Do có 7e lớp ngoài cùng nên các halogen dễ nhận thêm 1e => Tính oxi hóa mạnh
 X + 1e → X- 
- Khi đi từ flo đến iot tính oxi hóa giảm dần.
 Halogen
Phản ứng 
F2
Cl2
Br2
I2
Với
kim loại
Oxi hóa được tất cả các kim loại tạo ra muối florua
F2 + Au → AuF2 
Oxi hóa được hầu hết kim loại tạo muối clorua, phản ứng cần đun nóng.
3Cl2 + 2Al 2AlCl3
Oxi hóa được nhiều kim loại tạo muối bromua, phản ứng cần đun nóng
3Br2 + 2Al 2AlBr3
Oxi hóa được nhiều kim loại tạo muối iotua. Phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có xúc tác
3I2 + 2Al 2AlI3
Với khí hidro
Trong bóng tối, ở nhiệt độ rất thấp 
(-2520C) và nổ mạnh:
F2 + H22HF
Cần chiếu sáng, phản ứng nổ:
Cl2 + H22HCl
Cần nhiệt độ cao:
Br2+H22HBr
Cần nhiệt độ cao hơn, phản ứng thuận nghịch
I2 + H22HI
Với nước
Phân hủy mãnh liệt nước ở ngay nhiệt độ thường:
2F2 + 2H2O → 
→ 4HF + O2 
Ở nhiệt đô thường:
Cl2 + H2O 
HCl + HClO
Ở nhiệt đô thường, chậm hơn clo:
Br2 + H2O 
HBr + HBrO
Hầu như không tác dụng.
* Axit HX:
- Dung dịch HF là axit yếu, các dung dịch HX còn lại là các axit mạnh
- Tính axit và tính khử của dung dịch HX tăng dần từ HF đến HI
- Tính tẩy mầu và tính sát trùng của nước Gia-ven và clorua vôi do trong phân tử NaClO và CaOCl2 nguyên tử clo có số oxi hóa +1.
* Phương pháp điều chế halogen:
F2
Cl2
Br2
I2
Điện phân hỗn hợp KF và HF
+ Cho HCl tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4 
+ Đp dung dịch NaCl có màng ngăn.
Dùng clo để oxi hóa NaBr (có trong nước biển) thành Br2:
Sản xuất I2 từ rong biển
* Nhận biết các ion halogenua:
Dùng AgNO3 làm thuốc thử:
NaF + AgNO3 → không tác dụng.
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 
 (màu trắng) 
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3 
 (màu vàng nhạt)
NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3 
 (màu vàng)
 3. Hoạt động 2: Giải bài tập
 * Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu lí thuyết 
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV vấn đáp HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/118, y/c HS giải thích phương án lựa chọn
HS thực hiện
Bước 2:
Gọi HS nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
Bài 1: ĐA: C 
Bài 2: ĐA: A
Bài 3: ĐA: B. Do số oxi hóa của brom giảm nên brom là chất oxi hóa.
Bài 4: ĐA: A. Chỉ có flo mói oxi hóa được nước. 
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài
- GV nhấn mạnh, khắc sâu nội dung chính đã ôn tập.
- Y/c HS về tiếp tục ôn tập và ghi nhớ
- BTVN: 5, 6, 7, 8, 9, 12 SGK/119
(hết tiết 45)
(Tiết 46)
5. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
- Y/c HS so sánh tính chất hóa học của các halogen. Lấy VD minh họa.
6. Hoạt động 3: Giải bài tập
* Mục tiêu: HS giải được 1 số dạng bài tập định tính và định lượng cơ bản.
* Thời gian: 30p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS chuẩn bị các bài tập về nhà và gọi 4 HS lên bảng làm các bài tập 5, 6a, 6b, 7 SGK/119
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c HS ở dưới làm ra nháp, theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt phương pháp cho HS
Bài 5: a. Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p63d104s24p5 
 b. Tên nguyên tố: brom. Kí hiệu: Br
 c. Tính chất hóa học cơ bản: Tính oxi hóa mạnh
+ Tác dụng với nhiều kim loại: 3Br2 + 2Al → 2AlBr3 
+ Tác dụng với hidro: Br2 + H2 → 2HBr
+ Tác dụng với nước: Br2 + H2O HBr + HbrO
 d. So sánh với clo và iot:
 Nguyên tố 
Tiêu chí
Clo
Brom
Iot
Tác dụng với hidro
Cần chiếu sáng, phản ứng nổ:
Cl2 + H22HCl
Cần nhiệt độ cao:
Br2+H22HBr
Cần nhiệt độ cao hơn, phản ứng thuận nghịch
I2 + H22HI
Bài 6: 
a. Giả sử lấy lượng mỗi chất là ag. Ta có:
 MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
 mol mol
 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O (2)
 mol mol
 K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O (3)
 mol mol
Ta có: >>
Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều clo nhất
b. Lấy số mol các chất bằng nhau là x mol.
Theo (1): = x mol
Theo (2): = 2,5x mol
Theo (3): = 3x mol
Ta có: 3x > 2,5x > x
Vậy: Dùng K2Cr2O7 điều chế được nhiều clo nhất.
Bài 7: Pthh: 
 MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (2)
Theo gt: = 0,05 mol
Theo (1) và (2): = 0,2 mol
Vậy: Khối lượng HCl bị oxi hóa là: 0,2.36,5 = 7,3 g
7. Tổng kết và hướng dẫn học bài
- GV nhấn mạnh lại nội dung kiến thức quan trọng
- Phương pháp giải 1 số dạng bài tập thường gặp
- BTVN: Hoàn thiện các bài tập còn lại phần luyện tập
- Chuẩn bị bài thực hành số 3 theo mẫu:
Tên TN
HC – DC
Cách tiến hành
Hiện tượng - KQ
Giải thích - PTHH
.
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap halogen.doc