Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 49 - 50: Oxi - ozon

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 49 - 50: Oxi - ozon

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Oxi: Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong ptn, cn.

- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi

HS hiểu:

- Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa hầu hết các kim loại, phi kim, nhiều hợp chât vô cơ và hữu cơ) ứng dụng của oxi.

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của oxi và ozon

- Quan sát các TN hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chấ, điều chế.

- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học và điều chế.

- Tính thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + HC: Một bình khí oxi điều chế sẵn, dây Fe, C.

+ DC: Kẹp sắt, bộ giá thí nghiệm, thìa sắt, đèn cồn, giá ống nghiệm

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1772Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 49 - 50: Oxi - ozon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/03/2010
Ngày giảng: 05/03/2010
CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH
TIẾT 49 - 50: OXI - OZON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
Oxi: Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong ptn, cn.
Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
HS hiểu:
- Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa hầu hết các kim loại, phi kim, nhiều hợp chât vô cơ và hữu cơ) ứng dụng của oxi.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của oxi và ozon
- Quan sát các TN hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chấ, điều chế.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học và điều chế.
- Tính thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 	+ HC: Một bình khí oxi điều chế sẵn, dây Fe, C.
+ DC: Kẹp sắt, bộ giá thí nghiệm, thìa sắt, đèn cồn, giá ống nghiệm
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, nêu vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài.
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c một HS dựa vào BTH cho biết vị trí và đặc điểm chung của nhóm VIA. Từ đó GV ĐVĐ vào bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo và tính chất vật lí của oxi.
* Mục tiêu: HS nắm được vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí cơ bản của oxi.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS dựa vào bth các nguyên tố hóa học cho biết vị trí của nguyên tố oxi, từ đó viết cấu hình electron, công thức electron và công thức cấu tạo phân tử của oxi.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS dựa vào những hiểu biết của mình nêu tính chất vật lí của oxi về trạng thái, màu sắc, mùi vị.
GV bổ sung về độ tan, tỉ khối so với không khí
HS thực hiện.
Kết luận:
* Vị trí và cấu tạo: Oxi thuộc nhóm VIA, chu kì 2, ô 8
* Cấu tạo:
- Cấu hình electron: 1s22s22p4 → có 6e lớp ngoài cùng
- Cấu tạo phân tử: gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng 2 liên kết cht không cực:
 O = O hay O2.
* Tính chất vật lí: 
- Oxi là chất khí, không màu, không mùi, không vị.
- Tan it trong nước, = -1830C
 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi
* Mục tiêu: HS nắm được oxi có tính oxi hóa mạnh.
* Thời gian: 20p
* ĐDDH: Dây Fe, C, C2H5OH, 2 bình oxi điều chế sẵn, đèn cồn.
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV ĐVĐ: Nguyên tố oxi có 6e lớp ngoài cùng và có độ âm điện là 3,44 (sau flo) vậy tính chất hóa học của oxi là gì?
HS thực hiện
Bước 2:
GV biểu diễn thí nghiệm đốt dây Fe, C, C2H5OH trong oxi. Y/c HS quan sát nhận xét, viết PTHH và xác định vai trò của oxi trong phản ứng và kết luận chung về tính chất hóa học của oxi.
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chôt kiến thức cho HS
* Oxi có tính oxi hóa mạnh:
- Tác dụng với hầu hết kim loại → oxit bazo: 
 Fe + → => Oxi là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm)
- Tác dụng với phi kim → oxit axit: 
 S+ =>Oxi là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm)
- Tác dụng với hợp chất vô cơ và hữu cơ:
+ Các hợp chất vô cơ: CO + O2 → CO2 
+ Các hợp chất hữu cơ: C2H5OH + 3O2 →2CO2 + 3H2O
Oxi có tính oxi hóa mạnh, nó oxi hóa hầu hết kim loại, phi kim và nhiều hợp chất.
 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế oxi.
 * Mục tiêu: HS biết 1 số ứng dụng, phương pháp điều chế oxi.
 * Thời gian: 5p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS n/c SGK tìm hiểu ứng dụng của oxi.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS cho biết phương pháp điều chế oxi trong PTN, trong CN, viết các PTHH (nếu có)
HS tực hiện
Kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Ứng dụng: - Vai trò quyết định đối với sự sống
 - CN luyện thép
 - Y khoa.
* Điều chế: 
- Trong PTN: Nhiệt phân các chất giàu oxi nhưng kém bền: KMnO4, KClO3,.
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
- Trong CN: 
+ Từ không khí: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng (phương pháp vật lí)
+ Từ nước: Điện phân nước (phương pháp hóa học)
5. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học
+ Cấu tạo của nguyên tử oxi
+ Tính chất oxi hóa mạnh của oxi
+ Điều chế oxi.
BTVN: 1, 2, 4 SGK
Chuẩn bị bài mới: Ozon
+ Tính chất của ozon
+ Vai trò của ozon
(hết tiết 49)
(tiết 50)
6. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài
* Thời gian: 7p
* Cách tiến hành:
- Nêu cấu tạo của nguyên tử oxi từ đó rút ra tính chất hóa học cơ bản của oxi và viết các pthh.
7. Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất của ozon.
* Mục tiêu: HS nắm được tính chất của ozon là tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn oxi, viết được pthh so sánh tính chất hóa học của oxi với ozon.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lí của ozon.
HS thực hiện
Bước 2:
GV giới thiệu: Tính chất hóa học cơ bản của ozon là tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn cả oxi. Nguyên nhân của tính oxi hóa mạnh. Ozon oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Y/c HS lấy VD.
HS thực hiện
Bước 3:
GV y/c HS nghiên cứu SGK lấy vd so sánh tính chất hóa học của oxi và ozon.
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
* Tính chất vật lí:
- Khí, màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, = - 1120C
- Tan trong nước nhiều hơn oxi
* Tính chất hóa học:
O3 có tính oxi hóa rất mạnh: O3 → O2 + O* 
Oxi hóa hầu hết kim loại: 2Fe + 3O3 → Fe2O3 + 3O2 
Oxi hóa nhiều phi kim: C + O3 → CO + O2 
* So sánh: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2:
- Ở điều kiện thường ozon oxi hóa được Ag, oxi thì không oxi hóa được:
 Ag + O3 → Ag2O + O2 
- Ozon oxi hóa được KI trong dung dịch, oxi thì không:
 O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2 
8. Hoạt động 5: Tìm hiểu ozon trong tự nhiên, vai trò, ứng dụng của ozon.
* Mục tiêu: HS hiểu vai trò của ozon đối với sự sống trên trái đất và ứng dụng trong cuộc sống
* Thời gian: 8p
* Cách tiến hành: 
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu trạng thái tự nhiên của ozon.
HS thực hiện
Bước 2: 
GV y/c HS cho biết vai trò và ứng dụng của ozon đối với sự sống trên trái đất
HS thực hiện
Kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
* Trạng thái tự nhiên
- Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có tia sét: 3O2 2O3 
- Do sự oxi hóa các chất hữu cơ
* Vai trò, ứng dụng
- Bảo vệ con người và các sinh vật trên trái đất khỏi tác hại của tia tử ngoại
- Làm sạch không khí
- Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn
- Chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt
9. Hoạt động 6: Tìm hiểu sự suy thoái tầng ozon và biện pháp hạn chế.
* Mục tiêu: HS hiểu nguyên nhân gây suy thoái tầng ozon và biện pháp hạn chế
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành: 
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK và kết hợp với sự hiểu biết của mình hãy cho biết vấn đề đối với tầng ozon hiện nay là gì? Và nguyên nhân của vấn nạn đó
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS nêu 1 số giải pháp hạn chế và khắc phục tình trạng đó.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
* Sự suy giảm tầng ozon: Hiện nay tầng ozon đang bị suy giảm nghiêm trọng, lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn
* Nguyên nhân: Do khí thải trong sx CN chưa qua xử lí, do giao thông, sự tàn phá rừng 
* Giải pháp khắc phục: Hạn chế lượng khí thải và khí quyển, đặc biệt là những chất phá hủy tầng ozon.
10. Tổng kết và hướng dẫn học bài 
- GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm toàn bài
- HD HS làm bài tập 6 SGK
- BTVN: 3, 5, 6 SGK
- Chuẩn bị bài mới: Lưu huỳnh
	+ Cho biết vị trí và cấu tạo của S
	+ S có mấy dạng thù hình, là những dạng nào? Khi nhiệt độ tăng, trạng thái của S thay đổi?
	+ Tính chất hóa học cơ bản của S là gì? Lấy VD.
	+ Nêu ứng dụng cơ bản, trạng thái tự nhiên và sx S.

Tài liệu đính kèm:

  • docOxiozon.doc