Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 49 - Bài 29: Oxi- Ozon

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 49 - Bài 29: Oxi- Ozon

A.Mục tiêu-yêu cầu:

 1.Về kiến thức:

HS biết được:

 Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

HS hiểu được:

Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.

2.Kĩ năng

 2.Về kĩ năng:

 Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon.

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

 Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

 Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1632Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 49 - Bài 29: Oxi- Ozon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
˜&™
GIÁO ÁN 
Tên bài: Bài 29: OXI- OZON
Tiết : 49 Chương 6: Oxi-Lưu huỳnh
Địa điểm:Lớp 10A1
A.Mục tiêu-yêu cầu:
 1.Về kiến thức:
HS biết được:
 Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
HS hiểu được: 
Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
2.Kĩ năng
 2.Về kĩ năng:
 Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon.
 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
 Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
 Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp
 B.Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: Giáo án. Một số hình vẽ, tranh ảnh về oxi. Máy chiếu ( nếu sử dụng giáo án điện tử). Dụng cụ thí nghiệm ( hoặc thí nghiệm ảo).
 HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà. Soạn bài trước ở nhà theo câu hỏi của GV đã nêu.
 C. Tổ chức hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1-2 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của GV và HS
A.OXI:
I.VỊ TRÍ CẤU TẠO:
 -Cấu hình electron: 1s22s22p4
 -Vị trí: VIA
 CK2 8O
 -Cấu tạo: CTPT: O2 CTCT: O = O
II.TÍNH CHẤT VẬT LÍ: 
 -Chất khí, không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí
 -Oxi hóa lỏng: -183oC
 -Oxi ít tan trong nước
Hoạt động 1( 3-5 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng tuần hoàn xác định vị trí của nguyên tố oxi, từ đó viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, suy ra công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử oxi.
.HS: - Cấu hình electron: 1s22s22p4
 - Vị trí: STT: 8; Chu kỳ 2, nhóm VIA 
Hoạt động 2( 2-3 phút)
GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế kết hợp với SGK cho biết tính chất vật lí của oxi ?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS cho nhận xét về tính chất vật lí của oxi.
GV: Giới thiệu thêm về tính tan và nhiệt độ hóa lỏng của oxi.
HS lắng nghe
III.TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
 Cấu hình e: 1s22s22p4
 dễ nhận thêm 2e 
 Độ âm điện: 3,44 
 Oxi có tính oxh mạnh
 O + 2e O2-
 Kết luận: Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của oxi là -2 (trừ hợp chất với Flo).
 1.Tác dụng với kim loại: (trừ Au, Pt, Ag)
to
+2 -2
0
0
 2Mg + O2 2MgO 
Hoạt động 3(5-8 phút)
GV: Từ cấu hình electron và độ âm điện của oxi hãy cho biết tính chất của oxi ?
HS trả lời.
GV: Giới thiệu về độ âm điện của oxi. Yêu cầu HS dựa vào độ âm điện, cấu hình electron của nguyên tử oxi dự đoán tính chất hóa học của oxi.
GV: Yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của oxi.
HS: Dễ nhận thêm 2e Oxi có tính oxh mạnh 
 O + 2e O2-
GV: Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của oxi là bao nhiêu ? Tại sao ?
HS: Trả lời số oxi hóa của oxi trong đa số hợp chất là -2
GV: Cho HS xem băng hình các thí nghiệm và yêu cầu HS viết ptpư, xác định số oxi hóa và rút ra kết luận ?
GV: Giới thiệu oxi tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), Yêu cầu các em viết phương trình phản ứng.
HS: Lên bảng trình bày
 2.Tác dụng với phi kim: (trừ halogen)
to
+4 -2
0
0
 C + O2 CO2 
to
 4P + 5O2 ® 2P2O5 
to
 S + O2 ® SO2 
Hoạt động 4: (3-5 phút)
GV: Cho HS xem thí nghiệm
HS quan sát hiện tượng, nhận xét.
GV: Giới thiệu oxi tác dụng được với nhiều phi kim (trừ các halogen). Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của oxi tác dụng với S, P, C.
HS lên bảng viết PT
 3.Tác dụng với hợp chất:
+4 -2
to
0
+2 -2
 2CO + O2 2CO2
-2
-2
+4 
0
to
 C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
Hoạt động 5: (2-3 phút)
GV: Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng oxi tác dụng với C2H5OH và CO.
GV: Yêu HS từ các phương trình phản ứng đã viết rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxi.
HS viết PT, chép bài vào vở.
IV.ỨNG DỤNG: SGK
Hoạt động 4( 1-2 phút)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế cho biết ứng dụng của oxi ?
HS trả lời.
GV:yêu cầu các em về nghiên cứu thêm SGK. 
V.ĐIỀU CHẾ:
 1.PTN:
to
 Phân hủy các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
to
 KClO3 KCl + 3/2O2
 2KNO3 2KNO2 + O2
Hoạt động 5( 3-5 phút)
GV: Trong PTN oxi được điều chế bằng cách nào? Viết ptpư ?
HS: Phân hủy các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
to
to
GV: Cung cấp thêm ptpư 
 KClO3 KCl + 3/2O2
 2KNO3 2KNO2 + O2
HS chép bài
 2.CN: 
 -Chưng cất phân đoạn không khí lỏng:
Điện phân
 -Điện phân nước
 2H2O 2H2 + O2 
 Catot(-) Anot(+)
Hoạt động 6 ( 3-5 phút)
GV: Trong CN oxi được điều chế bằng cách nào?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
HS lên bảng viết PT
HS khác nhận xét 
GV nhận xét,kết luận.
GV: Giải thích phương pháp chưng cất và phương pháp điện phân.
GV: Giới thiệu ngắn gọn về cách sản xuất oxi trong phòng thí nghiệm.
HS chú ý lắng nghe.
D. Củng cố ( 3-5 phút)
 Cho HS làm bài tập 1 SGK trang 127 và 1 số bài tập ở ngoài.
E. Dặn dò ( 2-3 phút)
 Chuẩn bị tiếp theo phần ozon.Soạn bài theo các câu hỏi sau:
 1). Nêu tính chất của ozon?
 2). Tầng ozon được hình thành như thế nào?
 3). Nêu 1 vài ứng dụng của ozon?
* Rút kinh nghiệm:
	`	

Tài liệu đính kèm:

  • docoxi ozon tiet 49.doc