Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
- Kiến thức: + Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở PTCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh. + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Kĩ năng: Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
Tiến trình lên lớp:
- Ôn định lớp:
- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ 1, 3, 5 thơ hai- cư và nêu cảm xúc của tác giả qua những
bài thơ đó?
- Bài giảng:
+ Đặt vấn đề: Mỗi văn bản thuyết minh đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có mấy loại bố cục .? Đi vào bài học hôm nay để biết rõ điều đó.
b.Triển khai bài dạy:
Tiết thứ: 55: (Tập làm văn) 28/ 12/ 2010. CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: + Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở PTCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh. + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Kĩ năng: Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. Tiến trình lên lớp: - Ôn định lớp: - Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ 1, 3, 5 thơ hai- cư và nêu cảm xúc của tác giả qua những bài thơ đó? - Bài giảng: + Đặt vấn đề: Mỗi văn bản thuyết minh đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có mấy loại bố cục.? Đi vào bài học hôm nay để biết rõ điều đó. b.Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Gọi HS đọc đoạn văn ở mục I SGK. ? Hãy trình bày những nhận thức của em về khái niệm kết cấu? GV: Chia lớp thành 2 nhóm: - Nhóm 1: phân tích kết cấu văn bản: “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân”. - Nhóm 2: phân tích kết cấu văn bản: Bưởi Phúc Trạch. HS đọc ghi nhớ SGK, trình bày lại những nội dung chính. Cụ thể là tùy theo nội dung và mục đích của văn bản, ta có thể lựa chọn các hình thức kết cấu phổ biến sau: GV hướng dẫn HS làm bài luyện tập. Mục đích giúp HS: - Nhận diện các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh qua các văn bản được cung cấp. - Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng kết cấu cho một số đề văn thuyết minh. I> Khái niệm “kết cấu”: Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố văn bản thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. II> Các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: 1/ Tìm hiểu ngữ liệu: ( Ví dụ1) a) Mục đích: Giới thiệu Hội thổi cơm thi trong dân gian đồng bằng Bắc Bộ. Về các mặt: địa điểm, thời gian, diễn biến, ý nghĩa lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân. b) Các ý chính tạo nên ND của văn bản: - Địa điểm lễ hội: làng Đồng Vân bên dòng sông Đáy, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây- đồng bằng Bắc Bộ. - Thời gian lễ hội: 15/1 (rằm tháng giêng- tết nguyên tiêu) - Thi nấu cơm: quy trình môn thi- dâng hương- lấy lửa- châm đuốc- giã thóc, sàng, dần thành gạo- lấy nước- bắt đầu thổi cơm- cách thổi đặc biệt. - Chấm sản phẩm: tiêu chuẩn và cách chấm đảm bảo công bằng, chính xác. - Ý nghĩa lễ hội đối với đời sống cư dân đồng bằng Bắc Bộ. c) Cách sắp xếp: - Theo trình tự thời gian diễn biến của sự việc. - Kết hợp lời kể và miêu tả. - Lời kể là chủ yếu. 2/ Kết luận về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh : Tùy theo nội dung và mục đích của văn bản để có thể lựa chọn các hình thức kết cấu sau : - Theo trình tự thời gian : Sự việc, sự vật theo quá trình hình thành- vận động, phát triển- kết thúc, chấm dứt. - Theo trình tự không gian : Sự vật, sự việc theo tổ chức vốn có : trên- dưới ; trong- ngoài ; trước- sau theo trình tự quan sát. - Theo trình tự lôgic : sự việc, sự vật theo các mối quan hệ : nhân- quả ; chung- riêng ; liệt kê các mặt, các phương diện... - Theo trình tự tổng hợp : kết hợp các hình thức trên. III> Luyện tập : 1/ Bài 1 : Thuyết minh bài « Tỏ lòng » ( Thuật hoài) của Phạm NLão. Lựa chọn hình thức kết cấu thuyết minh nào ? * Định hướng : Trong các hình thức kết cấu vừa học, với bài « Thuật hoài », ta có thể chọn hình thức kết cấu 3 hoặc 4. Tốt nhất nên phối hợp cả hai hình thức trên. Lưu ý : Đây là bài thuyết minh, giới thiệu bài thơ chứ không phải phân tích, bình giảng bài thơ nên không cần phải đi quá sâu vào từng câu, từng hình ảnh, từng biện pháp tu từ. 2/ Bài tập 2 : Giới thiệu văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh. - Mục đích » - Danh lam thắng cảnh nào ? - Lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp ? - Giải thích lí do lựa chọn ? - Trình bày trước lớp. * Hướng dẫn tự học : Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra tính hợp lí trong kết cấu của VB. Dặn dò: Soạn bài “Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh”. Yêu cầu: Đọc kĩ SGK đề nắm vững hai nội dung sau: + Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. + Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. ______________ *** _______________ Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: