A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố những hiểu biết và kỹ năng viết bài văn nghị luận về lập luận, các
phương pháp nghị luận, lập dàn ý.
Vận dụng được những hiểu biết và kỹ năng trên vào việc viết một bài văn nghị luận xã hội
về đề tài gần gũi trong nhà trường hoặc trong cuộc sống.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, độc lập trong tư duy, sáng tạo trong làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Viết tự luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
* Giáo viên: Thiết kế giáo án- Đề bài- đáp án
* Học sinh: Vở viết văn
Tập làm văn TÊN BÀI: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố những hiểu biết và kỹ năng viết bài văn nghị luận về lập luận, các phương pháp nghị luận, lập dàn ý. Vận dụng được những hiểu biết và kỹ năng trên vào việc viết một bài văn nghị luận xã hội về đề tài gần gũi trong nhà trường hoặc trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác, độc lập trong tư duy, sáng tạo trong làm bài. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Viết tự luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- Đề bài- đáp án * Học sinh: Vở viết văn D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Không III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy: ĐỀ BÀI Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày đặc điểm của Tiếng Việt thời Bắc thuộc? Nêu một số phương thức Việt hóa tiếng Hán? Cho ví dụ minh họa? Câu 2 (2 điểm) Cho bài thơ sau: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Câu 3: (6 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau a. Đề 1: Trong văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Em hãy là rõ vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” đó? b. Đề 2: Hãy thuyết minh đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du? ĐÁP ÁN Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày đặc điểm của Tiếng Việt thời Bắc thuộc? Nêu một số phương thức Việt hóa tiếng Hán? Cho ví dụ minh họa? - Tiếng Việt phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ họ Nam Á VD: Có những từ họ hàng với tiếng Mường: đuôi, khoáy, mống, mồm, sừng, chớp, làng, xóm... Có những từ họ hàng với ngôn ngữ Tày, Thái như: bánh, bắt, bóc, buộc, đường, ngẫm, ngợi, gạo, gà, vịt, đồng... Có những từ cùng họ với ngôn ngữ Môn- Khmer như: một, hai, ba, bốn, mắt, chân, cá chim... - Tiếng Việt phát triển vẫn dựa trên mối quan hệ của Tiếng Việt và tiếng Hán. VD: Hán Việt Kính Hoạch Phụ Vụ Gương Vạch Vợ Mùa - Có những tiếng Hán được Việt hóa đến mức ta cử tưởng nó là thuần Việt: mùi, buồng, buồm, chém, mũi, đĩa... Câu 2 (2 điểm) Cho bài thơ sau: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? - Tính hình tượng: trắng, tròn, chìm nổi, tay kẻ nặn → chiếc bánh trôi → người phụ nữ - Tính cá thể: ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gủi, tự nhiên... - Tính biểu cảm: đồng cảm, chia sẽ với thân phận lệ thuộc của người phụ nữ xưa, đồng thời trân trọng những phẩm hạnh cao quý của PNVN thời PK. Câu 3: (6 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau a. Đề 1: Trong văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Em hãy là rõ vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” đó? b. Đề 2: Hãy thuyết minh đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du? - Đề 2: Tóm tắt phải sáng tạo, đầy đủ, làm nổi bật được chủ đề, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Đề 1: HS đạt các ý sau. Vài nét về khái niệm “thiên cổ hùng văn” (1 điểm) Là áng văn hùng tráng của ngàn đời. (0,5 điểm) Những lí do khiến “Bình Ngô đại cáo’’ được xem là “thiên cổ hùng văn”: (0,5điểm) + Hoàn cảnh: Sáng tác sau chiến thắng lẫy lừng của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. + Nội dung: Là bản tổng kết chiến tranh, khẳng định chân lí về độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, tuyên ngôn về độc lập dân tộc. + Nghệ thuật: Là áng văn nghị luận mẫu mực: bố cục chặt chẽ, lời văn hùng hồn, giọng điệu linh hoạt, hình tượng đặc sắc. Vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (5 điểm) Sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập dân tộc của nước ta. (1,5 điểm) Các phương diện: Văn hiến, lãnh thổ, lịch sử, nhân tài. (1 điểm) Nhận xét: (0,5 điểm) + Sự khẳng định toàn diện, sâu sắc và tiến bộ. + Đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc, các triều đại của ta ngang hàng với các triều đại phương Bắc. + Giọng văn hùng hồn, đanh thép. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ. Bản cáo trạng đanh thép: (1,5 điểm) - Tố cáo tội ác của kẻ thù: (1 điểm) + Tố cáo tội tàn sát, hành hạ người vô tội của giặc Minh. + Gây hoạ chiến tranh. + Thuế khoá nặng nề. + Bóc lột sức lao động, đẩy nhân dân vào chỗ hiểm nguy. Nhận xét: (0,5 điểm) + Sự tố cáo hùng hồn, tội ác kẻ thù lên đến tận cùng, trời và người đều không thể dung tha. + Nghệ thuật: cụ thể, kết hợp với khái quát, liệt kê, sử dụng nhiều động từ mạnh, ngắt nhịp và sử dụng câu văn dài ngắn linh hoạt. Bài ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: (2 điểm) Những khó khăn ban đầu gắn liền với hình tượng người anh hùng Lê Lợi. (0,5điểm) Giai đoạn phản công gắn liền với những chiến công liên tiếp: (1 điểm) + Nguyên nhân chiến thắng. + Những chiến công tiêu biểu + Khí thế của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Bài ca về tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. (0,5 điểm) Âm vang của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (1 điểm) Là tác phẩm tiêu biểu cho lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Trang bị thêm lí luận về chủ quyền dân tộc, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Có tác động lớn đến các tác phẩm văn học sau này, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với thế hệ trẻ. IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm- thu bài V. Dặn dò: Chuẩn bị tư liệu để thực hành bài: Viết quảng cáo VI. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: