Giáo án môn Ngữ văn 10 - Ôn tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Ôn tập làm văn

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản ở THCS và nâng cao ở lớp 10; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học.

 - Chuẩn bị tốt cho bài thi cuối năm.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.

 + Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 + Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.

 + Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

 + Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.

 + Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.

 - Kĩ năng: + Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.

 + Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.

 + Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.

 + Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.

 + Trình bày một vấn đề.

 

doc 3 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 4224Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Ôn tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LÀM VĂN
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản ở THCS và nâng cao ở lớp 10; ôn tập các kiểu văn bản mới đã học.
 - Chuẩn bị tốt cho bài thi cuối năm.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận.
	+ Dàn ý của bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	+ Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
	+ Các thao tác lập luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
	+ Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
	+ Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
 - Kĩ năng:	+ Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
	+ Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
	+ Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
	+ Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
	+ Trình bày một vấn đề.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập về lý thuyết làm văn
- Nêu câu hỏi, giáo viên gọi học sinh trả lời để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức -> giáo viên diễn giảng bổ sung để hoàn chỉnh
Câu 1 : Đặc điểm của văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận (SGK)
HS: Làm việc cá nhân, hệ thống kiến thức
GV: Nhận xét, khái quát
- Tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm thuyết minh, nghị luận ngoài ra tự sự còn kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận.
- Nghị luận có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Câu 2: Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Vận dụng vào bài viết như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhấn mạnh, hệ thống
- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. SV góp phần làm nên cốt truyện
VD: Sự việc Tấm biến hóa nhiều lần...
Trong mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
- SV và CT có vai trò dẫn dắt câu chuyện.
Câu 3: Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm?
HS: Lam việc cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, hệ thống
Câu 4 : Trình bày các phương pháp thuyết minh
Câu 5 : Tính chuẩn xác và hấp dẫn trong văn bản thuyết minh
Câu 6 : Cách lập dàn ý đoạn văn thuyết minh
HS: Thảo luận, khái quát
GV: Nhận xét, kết luận
I. Lý thuyết tập làm văn:
1a. Đặc điểm : 
 a. Tự sự : 
- Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục và biểu lộ ý nghĩa
 - Mục đích : biểu hiện cuộc sống, con người; bày tỏ thái độ tình cảm
 b. Thuyết minh
- Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân kết qủa của sự việc
- Mục đích : giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đối với sự việc 
 c. Nghị luận :
 - Trình bày tư tưởng quan điểm đối với con người, cuộc sống
- Mục đích : thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, từ bỏ cái sai
 1b. Mối quan hệ : tự sự, thuyết minh, nghị luận có mối quan hệ qua lại chặt chẽ
2a. SV- CT:
 - Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện
 - Trong mỗi sự việc tiêu biểu có nhiều chi tiết tiêu biểu
2b. Vận dụng:
 - Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyện, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản.
 - Lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong bài viết
3a. 
- Cách lập dàn ý :
+ Xác định đề tài
+ Dự kiến cốt truyện
+ Dàn ý : (Mở bài, thân bài, kết bài)
 3b. 
- Viết đoạn văn tự sự phải biết sử dụng hợp lí có hiệu quả các yếu tố miêu tả biểu cảm để sinh động hóa cốt truyện, tạo chất văn cho văn bản tự sự
4. 
- Các phương pháp thuyết minh phổ biến : định nghĩa, chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu
5a. Yêu cầu về tính chuẩn xác : 
 - Tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi viết :
 - Thu thập tài liệu
 - Cập nhật những thông tin mới 
5b. Yêu cầu về tính hấp dẫn : 
 - Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động 
 - So sánh để làm nổi bật sự việc
 - Kết hợp nhiều kiểu câu để bài văn thuyết minh không đơn điệu
 6a. Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
 - Xác định chủ đề
 - Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh.
 - Các câu trong đoạn văn đảm bảo tí nh liên kết về hình thức và nội dung.
 - Dùng từ ngữ trong sáng, đúng phong cách
6b. Yêu cầu lập dàn ý 
 - Mở bài : Giới thiệu đối tượng thuyết minh
 - Thân bài : Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu, phẩm chất về đối tượng.
 - Kết bài : Vai trò, ý nghĩa của đối tượng đối với con người và cuộc sống.
 IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học trong bài
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: ôn tập làm văn tiết 2
 VI. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 98 Ngày soạn: 25/4/2010
Tập làm văn
TÊN BÀI: ÔN TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học trong năm học về tiếng Việt.
 Luyện tập để nâng cao kỹ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn
 ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát, hệ thống kiến thức.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức của lớp 10 để tiếp thu kiến thức lớp 11.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Vấn đáp- hệ thống hóa kiến thức
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK
 * Học sinh: Vở bài soạn- sgk
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ ôn tập
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Giới thiệu bài trực tiếp
b.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
Câu 7 : Cách cấu tạo lập luận
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
Câu 8 : Cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh
HS: Làm việc cá nhân, hệ thống
GV: Nhận xét, bổ sung
Câu 9 : Cách viết kế họach cá nhân và quảng cáo
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, kết luận
Câu 10 : Cách trình bày một vấn đề?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Hệ thống hóa kiến thức.
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Thực hành, luyện tập.
I. Ôn tập lý thuyết (Tiếp) 
 7a. Cấu tạo của lập luận :
 - Luận điểm 
 - Các luận cứ :
 - Các phương pháp lập luận
 7b. Các phương pháp lập luận : Quy nạp, diễn dịch, phản đề, loại suy, ngụy biện.
 8a. 
 - Tóm tắt văn bản tự sự : Theo 2 cách
 - Tóm tắt theo cốt truyện
 - Tóm tắt theo nhân vật
 ( Phải tôn trọng nội dung cơ bản của tác phẩm)
 8b.. Tóm tắt văn bản thuyết minh
 - Giúp người nghe (đọc), đọc hiểu được những nội dung chính của văn bản
 - Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc
 9a. Lập kế hoạch cá nhân
 - Giúp chủ động tiến hành công việc để đạt kết quả
 - Nêu nội dung, thời gian tiến hành
 - Câu văn cần ngắn gọn
 9b. Quảng cáo :
 - Loại văn bản thông tin nhằm thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện dụng của sản phẩm để kích cầu.
 - Quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, trung thực, để tạo ấn tượng và tôn trọng pháp luật
 - Cần chọn nội dung độc đáo để trình bày
 10. 
 -Trình bày một vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng, thường xuyên được sử dụng trong xã hội và nhà trường 
II. Luyện tập
1. Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn: tự sự, thuyết minh.
2. Tóm tắt nội dung các bài: Khái quát VHVN, Truyện Kiều, Văn bản văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Ôn tập làm văn..doc