Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1 đến 14

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1 đến 14

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 I. Kiến thức:

- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng tình cảm, hành động, )

- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc)

- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

II. Kĩ năng: -Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu

III. Thái độ: Hiểu rõ các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và sử dụng đạt mục đích giao tiếp

 IV. Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực thẩm mĩ

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực hợp tác

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

 

docx 79 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 1 đến 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2: Văn học
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
 I. Tên bài học : Tổng quan văn học Việt Nam.
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tổng quan văn học Việt Nam.
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Nắm được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Nắm vững các thể loại văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được nền văn học dân tộc.
- Nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3.Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Chia lớp thành 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: Kể tên những tác phẩm văn học dân gian ở bậc THCS mà em yêu thích nhất?
 + Nhóm 2: Kể tên những tác phẩm văn học viết ở bậc THCS mà em yêu thích nhất?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS các nhóm tiến hành thảo luận nhanh 
Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm còn lại nghe và bổ xung ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét và đưa ra định hướng vào bài.
Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là:
- Truyện cổ tích Thạch sanh, Bánh trưng bánh dày; Truyền thuyết Thánh gióng, Sơn tinh – thủy tinh. 
- Các tác phẩm của văn học viết: bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
=>Đó là những tác phẩm thuộc văn học dân gian và văn học viết Việt Nam
Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là:
- Truyện cổ tích Thạch sanh, Bánh trưng bánh dày; Truyền thuyết Thánh gióng, Sơn tinh 
– thủy tinh. 
- Các tác phẩm của văn học viết: bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1:Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
-Hình thức: Làm việc cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn ? Đó là những bộ phận văn học nào?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: Hs trình bày
B4: GV chốt lại kiến thức
1: Tìm hiểu văn học dân gian: 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1: VHDG là gì ?
Nhóm 2: VHDG gồm những thể loại nào? 
Nhóm 3: Nêu đặc trưng của VHDG ?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại
2:Tìm hiểu văn học viết : 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1: Văn học viết là gì ?
Nhóm 2: Văn học viết được ghi lại bằng những thứ chữ nào ?
Nhóm 3: Nêu các thể loại của văn học viết?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại
Thao tác 2:Tìm hiểuquá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
GV cho HS đọc mục II
-Hình thức: Làm việc cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
? Văn học viết Việt Nam có mấy thời kì lớn? Đó là những thời kì văn học nào?
B2: HS suy nghĩ trả lời
B3: Hs trả lời cá nhân
B4: Gv chốt kiến thức
1: Tìm hiểu về văn học trung đại Việt Nam(từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1 : Trình bày bối cảnh xã hội,đặc điểm của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX ?
Nhóm 2 : Nêu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX ?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại ý chính.
2: Tìm hiểu về văn học hiện đại Việt Nam(từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1 : Trình bày bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến hết XX ?
Nhóm 2 : Nêu đặc điểm của văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến hết XX chia thành các giai đoạn nào?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại ý chính.
B1: Gv nêu câu hỏi
? Trình bày sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam ? (về tác gỉ, về đời sống văn học, về thể loại, về thi pháp)
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
Thao tác 3:Con người Việt Nam qua văn học:
B1: GV nêu câu hỏi
Hình ảnh con người Việt Nam được thể hiện trong văn học qua những mối quan hệ nào ?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
- Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học.
- Qua các mối quan hệ: Với thế giới tự nhiên, quốc gia, dân tộc, xã hội, và ý thức về bản thân.
Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ với tự nhiên ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm văn học ?
HS: suy nghĩ trả lời
HS: Trả lời cá nhân
GV: Chốt lại kiến thức
VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan), Thi vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Rằm tháng giêng của Bác.
B1: GV nêu câu hỏi
Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ với quốc gia, dân tộc ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm VH ?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
-Lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc. Các bài Nam quốc sơn hà (LTK), Hịch tướng sĩ (TQT), Bình Ngô đại cáo (NT), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ... chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn xuyên suốt của nền VHVN.
B1: GV nêu câu hỏi
Những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ xã hội ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm văn học ?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
- Thể hiện qua ý thức xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự chủ về lãnh thổ (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo...).
- Lòng yêu nước thể hiện qua tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc, niềm tự hào dân tộc, lòng tự trọng danh dự quốc gia (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo...)., lòng căm thù quân xâm lược (Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...). Khẳng định truyền thống văn hoá, quyền lợi của nhân dân... (Bình Ngô đại cáo)...
B1: GV nêu câu hỏi
Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua ý thức cá nhân ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm văn học?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
I . Các bộ phận hợp thành của VHVN:
Gồm hai bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.Văn học dân gian : 
- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Các tri thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
+ Gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo .
- Đặc trưng của VHDG là tính truyền miệng, tính tập thể, và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết :
- Khái niệm: Là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân. Tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
 - Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại chủ yếu bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ .
 - Thể loại:
 + Từ thế kỉ X -XIX có ba nhóm thể loại chủ yếu: 
* Văn xuôi ( truyện, kí tiểu thuyết chương hồi).
* Thơ ( thơ cổ phong đường luật, từ khúc).
* Văn biền ngữ ( phú, cáo, văn tế).
* Chữ Nôm có thơ Nôm đường luật, từ khúc, ngâm khúc, hát nói
 + Từ đầu thế kỉ XX đến nay: Loại hình thể loại văn học có ranh giới tương đối rõ ràng hơn: loại hình tự sự, trữ tình, kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước
- Có ba thời kì lớn:
 + Từ thế kỉ X đến XIX.
 + Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/ 1945
 + Sau CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại
- Hai thời kì sau (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) tuy mỗi thời kì có những đặc điểm riêng nhưng đều nằm chung trong xu thế phát triển văn học theo hướng hiện đại hoá nên có thể gọi chung là văn học hiện đại.
 1.Văn học trung đại: (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) :
+ XHPK hình thành ,phát triển và suy thoái,công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm 
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên nhưng đến thế kỷ X khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập, văn học viết mới thực sự hình thành .
- Văn học thời kì này được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm do ảnh hưởng chủ yếu văn học trung đại Trung Quốc (Phong kiến xâm lược). Văn học chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Lão Tử. Sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại của văn học Trung Quốc. Văn học Chữ Nôm phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý thức xây dựng 1 nền văn học độc lập của dân tộc ta.
- Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
 + Chữ Hán.
 + Chữ Nôm.
=> Sự phát triển chữ Nôm và văn học chữ Nôm luôn gắn với những truyền thống của dân tộc: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện thinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao
2.Văn học hiện đại : (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) :
* Bối cảnh lịch sử: Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học để đổi mới. Đặc biệt là tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nền văn học Âu – Mĩ, làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cách nói của người Việt Nam.
* Chia 4 giai đoạn: 
+ Từ đầu XX đến năm 1930
+ Từ 1930 đến năm 1945
+ Từ 1945 đến năm 1975
+ Từ 1975 đến nay
* Đặc điểm chung:
- Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.
* Sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam: 
- Về tác giả: Đã xuất hiện nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ là nghề nghiệp.
- Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học  ... i, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
+ Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy, trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được làm quen với phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm. Để củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học, đồng thời, giúp các em vận dụng phương thức biểu cảm và miêu tả để viết bài văn tự sự, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.
+ Phần văn bản trên là một đoạn văn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc
+ Các yếu tố miêu tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi; khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
+ Các yếu tố biểu cảm: những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt; thơm tho lạ thường.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 
 - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. 
- Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. 
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc nhóm
- Các bước thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV nêu vấn đề:
Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học,em hãy cho biết thế nào là miêu tả ?Thế nào là biểu cảm? 
Nhóm 2: So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?
Nhóm 3: Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức. 
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS trả lời câu hỏi.
HS khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
B1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sgk/ tr 74
B2: H/s suy nghĩ để trả lời câu hỏi
B3: Hs trả lời câu hỏi
B4: gv nhậnxét, bổ sung
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. 
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. 
- Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép. 
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.
- Các bước thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1 - 2: Làm bài tập số 1, rút ra kết luận.
Nhóm 3 - 4: Làm bài tập số 2, rút ra kết luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ. 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày. 
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức,
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
1. Miêu tả, biểu cảm:
- Miêu tả là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc người nghe hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh
- Biểu cảm : Là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... của mình trước 1 sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống
2. Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm:
. Nếu như miêu tả cho hay, cho rõ là mục đích của bài văn miêu tả. Trong văn tự sự miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện thêm cụ thể, sinh động, lí thú hơn.
- Biểu cảm trong văn biểu cảm làm cho bài văn dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là phương tiện để biểu hiện, dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự.
3. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
- Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng đến những yếu tố bất ngờ.
- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách bày tỏ tư tưởng của tác giả.
4. Miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích Những vì sao của A. Đô-đê:
- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
+ Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao với hai người đang thức.
+ Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhỏ.
-> Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối vớiviệc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:
1. Bài tập:
(1) Chọn và điền từ:
 a. Điền từ “liên tưởng”
 b. Điền từ “quan sát”
 c. Điền từ “tưởng tượng”
(2) Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát đối tượng mà còn phải biết liên tưởng, tưởng tượng mới gây được những cảm xúc.
- Ví dụ: Trong đoạn trích ở tác phẩm Những vì sao, tác giả đã liên tưởng chú mục đồng nhà trời khi nhìn cô gái, tới đàn cừu lớn khi ngắm cuộc hành trình của ngàn sao
(3) Trong quá trình tự sự, những cảm xúc rung động được nảy sinh từ sự quan sát tinh tế, sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và từ những sự vật sự việc khách quan lay động trái tim người kể chứ không phải chỉ từ bên trong trái tim người kể chuyện.
2. Kết luận:
- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Nó giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm.
- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời phải chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hs đọc và làm bài tập 1 sgk/ tr 76
Nhóm 1: Câu a
Nhóm 2: Câu b
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ. 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày. 
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đoạn văn kể lại cuộc chiến đấu giữa Đam Săn với Mtao Mxây trong sử thi Đam Săn là một đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể nói nhờ các yếu tố này mà khung cảnh cũng như diễn biến của cuộc chiến hiện ra cụ thể sinh động tới từng chi tiết trong sự hình dung của người đọc. Các yếu tố miêu tả (những hình ảnh so sánh ví von) và biểu cảm (cảm xúc của các nhân vật cũng như của cộng đồng) đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên hoành tráng và dữ dội. Cũng từ đó mà hình ảnh người anh hùng cũng được nâng bổng hơn lên.
b. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã "kể chuyện" bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suy ngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...". Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đến cho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lí thú hơn.
Hoạt động 4 : Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 4 nhóm thực hiện
Em rất xúc động khi được gặp lại một người thân sau nhiều ngày xa cách (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,). Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc gặp gỡ ấy trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm ?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận,trả lời câu hỏi.
- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ. 
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày. 
Gợi ý:
- Kể:
+ Cuộc gặp gỡ mở đầu, diễn ra, kết thúc ra sao? (thời gian, địa điểm,)
+ Nhân vật: gồm những ai?
+ Lời kể: theo ngôi thứ nhất - “tôi” hoặc “em”.
- Tả: khung cảnh gặp gỡ; hình dáng, cử chỉ của người thân,
- Biểu cảm: cảm xúc của em, cảm xúc của người thân,
Phải biết kết hợp khéo léo giữa ba yếu tố trên.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảm và miêu tả kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (Hs làm ỏ nhà)
Bước 3: Báo cáo kết quả (Tiết học sau)
 Tham khảo bài viết dưới đây (kể về một lần về quê nội).
Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3, 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
 Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_1_den_14.docx