Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phương pháp thuyết minh

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phương pháp thuyết minh

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.

 - Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.

 + Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

 + Các yêu cầu và nguyên tắc chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.

 - Kĩ năng: + Nhận diện và phân tích hiệu quả của các phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

 + Lựa chọn, vận dụng và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 22628Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – Tiết 69: 11/ 02/ 2011. 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
 - Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
 + Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
 + Các yêu cầu và nguyên tắc chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.
 - Kĩ năng: + Nhận diện và phân tích hiệu quả của các phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
 + Lựa chọn, vận dụng và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Bài giảng:
 + Đặt vấn đề: Khi làm văn thuyết minh nắm chắc đối tượng, sưu tầm đầy đủ số liệu chưa phải là toàn bộ, mà để có một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh thì cần có một phương pháp thuyết minh cụ thể...
 + Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi thảo luận nhóm:
? Yêu cầu để viết một bài văn thuyết minh là gì?
? Muốn viết văn bản thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu thì còn cần điều kiện gì?
? Cần ghi nhớ điều gì về mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh?
? Ở chương trình ngữ văn THCS các em đã được học những PP thuyết minh nào? Hãy nêu và cho ví dụ minh họa?
- PP nêu định nghĩa và giải thích:
+ VD: Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của VN.
 Rắn là loại bò sát không chân.
+ Tác dụng: giúp cho người đọc hiểu về đối tượng.
- Phương pháp liệt kê:
+ VD: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000: Bao ni lông làm tắc nghẽn cống nước thải, làm chết các sinh vật, làm ô nhiễm thực phẩm, thải khí độc gây ung thư...
+ Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung thuyết minh.
- Phương pháp nêu ví dụ:
+ VD: Đặc biệt bao ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như: chì, ca đi mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư...
+ Tác dụng: thuyết phục người đọc
- P. pháp dùng số liệu:
+ VD: Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (Ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ 1 phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la...)
+ Tác dụng: tạo sự tin tưởng chắc chắn của cách thuyết minh.
- PP so sánh:
+ VD: Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS...nếu như đánh giặc như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn lá dâu...
+ Tác dụng: tăng sức thuyết phục và độ tin cậy
- PP phân tích, phân loại:
+ VD: 
Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển
Huế còn là công trình kiến trúc nổi tiếng...
Huế còn nổi tiếng với những món ăn.
+ Tác dụng: giúp người hiểu được từng mục của đối tượng...
? Cho biết trong các đoạn trích nêu trên các tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng?
? Ngoài những phương pháp thuyết minh nêu trên, theo em văn thuyết minh còn có phương pháp nào khác không?
- Thuyết minh bằng cách chú thích
VD: Ba- sô là tên hiệu, Ba-sô là tên chữ...
→ tác giả giải thích cho danh xưng của Ba- sô
- Thuyết minh giảng giải nguyên nhân- hệ quả:
GV: Yêu cầu HS đọc mục III sgk
? Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp thuyết minh?
? Mục đích của việc sử dụng phương pháp thuyết minh là gì?
I> Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh:
 1/ Bài văn thuyết minh cần đạt các yêu cầu sau:
 - Cung cấp thông tin về đối tượng một cách trung thực, chính xác và khách quan.
 - Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động.
 - Trình tự thuyết minh phải hợp lí, khoa học, nhất quán.
 2/ Muốn viết được văn bản thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu cần phải có những phương pháp thuyết minh phù hợp.
 M3/ ục đích thuyết minh thường được hiện thực hóa thành bài văn thông qua phương pháp thuyết minh, các P thuyết minh bao giờ cũng gắn liền với một mục đích thuyết minh cụ thể.
II> Một số phương pháp thuyết minh:
 1/ Ôn tập các PP thuyết minh đã học ở THCS:
 - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 - Phương pháp liệt kê.
 - Phương pháp nêu ví dụ.
 - Phương pháp dùng số liệu.
 - Phương pháp so sánh.
 - Phương pháp phân loại, phân tích.
 2/ Các phương pháp thuyết minh được vận dụng trong các đoạn trích:
* Đoạn văn a:
 - PP thuyết minh liệt kê, giải thích.
 - Mục đích: công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn.
 - Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục.
* Đoạn văn b:
 - PP thuyết minh: phân tích, giải thích.
 - Mục đích: lí do (nguyên nhân) thay đổi bút danh của Ba- sô.
 - Tác dụng: Cung cấp những hiểu biết mới, bất ngờ, thú vị
* Đoạn văn c: 
 - PP thuyết minh: nêu số liệu và so sánh
 - Mục đích: giúp người đọc hiểu về cấu tạo của tế bào
 - Tác dụng: gây ấn tượng và hấp dẫn.
* Đoạn văn d:
 - PP thuyết minh: Phân tích, giải thích.
 - Mục đích: giúp người đọc hiểu về một loại hình nghệ thuật.
 - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị.
 3/ Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:
 - Thuyết minh bằng cách chú thích.
 - Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả.
III> Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh:
 - Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn P thuyết minh.
 - Phương pháp thuyết minh không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng mà còn làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn...
Hướng dẫn tự học: Sưu tầm thêm một số văn bản thuyết minh và tìm hiểu các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các văn bản đó.
Dặn dò: Soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”.
 Yêu cầu: - Tìm hiểu thế nào là đoạn văn?
 - Điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tự sự và văn bản thuyết minh.
 - Cách viết đoạn văn thuyết minh?

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Phương pháp thuyết minh..doc