Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 39 Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 39 Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự

Tiết 39: Làm văn:

TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp Hs:

- Nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

 - Có ý thức tóm tắt các văn bản tự sự dài để ghi nhớ.

B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:

- Sgk, sgv.

- Hs đọc trước sgk.

- Gv soạn thiết kế dạy- học.

C. Cách thức tiến hành:

 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi, hs thực hành làm bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 3545Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 39 Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/2009
Ngày dạy: 11/11/2009
Tiết 39: Làm văn:
tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học:
 	Giúp Hs:
- Nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
 	- Có ý thức tóm tắt các văn bản tự sự dài để ghi nhớ.
B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:
- Sgk, sgv.
- Hs đọc trước sgk.
- Gv soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi, hs thực hành làm bài tập.
D. Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè? Nêu vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua hai câu cuối?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động (thao tác) có tính phổ cập cao trong đời sống hàng ngày của con người. Trong nhà trường THCS, các em đã được rèn luyện việc tóm tắt văn bản tự sự theo cốt truyện. ở lớp 10, bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Gv ôn lại các kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự ở lớp 8 cho hs qua các câu hỏi:
? Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
- Mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự?
- Để tóm tắt văn bản tự sự cần phải làm những việc gì?
Hs trả lời.
? Vậy tóm tắt văn bản tự sự nói chung dựa vào yếu tố nào?
Hs trả lời.
Hs đọc phần I- sgk.
Hs đọc.
Gv yêu cầu: ? Hãy xác định:
- Nhân vật văn học là gì?
Hs trả lời.
- Thế nào là nhân vật chính?
Hs trả lời.
- Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?
Hs trả lời.
Yêu cầu Hs đọc lại văn bản “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”.
Hs đọc.
? Xác định các nhân vật chính của truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy?
? Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương?
+ Lai lịch nhân vật?(họ tên, cương vị?)
+ Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những nhân vật chính và diễn biến cốt truyện?
Hs xác định.
Yêu cầu 1-2 hs trình bày văn bản tóm tắt của mình.
? Qua việc tóm tắt văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy qua nhân vật chính An Dương Vương, em hãy cho biết muốn tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính, ta phải thực hiện những việc làm cụ thể nào?
Hs trả lời.
Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Hs đọc
Hs đọc yêu cầu, thảo luận làm các bài tập trong sgk.
I. Tóm tắt văn bản tự sự:
1. Khái niệm:
 -> Là dùng lời văn của mình để trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
2. Mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự:
- Mục đích: ghi lại nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết.
- Yêu cầu: phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt.
3. Cách tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ văn bản" hiểu đúng chủ đề văn bản.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
- Sắp xếp các nội dung theo một trật tự hợp lí" viết thành văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình, có thể trích dẫn nguyên văn một vài từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc.
" Dựa trên cốt truyện để tóm tắt văn bản tự sự nói chung.
II. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
1. Nhân vật văn học:
 Là hình tượng con người (loài vật, cây cỏ,... được nhân cách hóa) được miêu tả trong văn bản văn học, thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,... có quan hệ với những nhân vật khác và thường bộc lộ qua diễn biến của cốt truyện. 
2. Nhân vật chính:
 Là nhân vật giữ vai trò then chốt của câu chuyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm.
3. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
- Mục đích:
+ Nắm vững tính cách và số phận nhân vật chính.
+ Góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.
- Yêu cầu:
+ Đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản.
+ Trung thành với văn bản gốc.
+ Nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.
III. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
1. Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy theo nhân vật chính:
- Các nhân vật chính của truyện: An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.
- Nhân vật An Dương Vương:
+ Là vua nước Âu Lạc, họ Thục, tên Phán.
+ Các hành động, lời nói, việc làm chính:
 Quá trình xây thành khó khăn" được Rùa Vàng giúp.
 Được Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy nỏ thần" chiến thắng Triệu Đà.
 Nhận lời cầu hoà, cầu hôn của Triệu Đà" gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy và cho Trọng Thủy được ở rể.
 Trọng Thủy tráo nỏ thần" Triệu đà xâm lược lần 2" An Dương Vương thất bại, đem con gái chạy trốn.
 Rùa Vàng thức tỉnh" An Dương Vương chém con gái rồi theo Rùa Vàng xuống biển.
- Văn bản tóm tắt: An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán, xây thành ở đất Việt Thường nhưng lạ thay cứ đắp đến đâu lại lở đến đó. Vua bèn lập đàn, trai giới, cầu đảo bách thần. Được sự mách bảo của cụ già và sự giúp đỡ của Rùa Vàng, vua xây thành xong trong nửa tháng. Khi từ biệt, Rùa Vàng còn cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ giữ nước. Nhờ có nỏ thần, vua đã đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của Triệu Đà. Triệu Đà thua, liền bày mưu sâu kế hiểm cầu hòa và cầu hôn cho con trai Trọng Thủy lấy Mị Châu. Trọng Thủy đánh tráo lẫy thần, Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc. Mất nỏ thần, An Dương Vương thua trận, bèn cùng con gái lên ngựa chạy trốn về phía biển. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Hiểu rõ nguồn cơ, vua rút gươm chém Mị Châu, sau đó cầm sừng tê bảy tấc theo thần Rùa đi xuống biển. 
2. Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:
- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.
- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. 
- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật chính theo diễn biến của các sự việc đó bằng lời văn của mình (kết hợp với việc dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc)
* Ghi nhớ.
 Sgk – 121
III. Luyện tập:
1. Bài 1:
- VB (2) tóm tắt phần 1 của cốt truyện (từ lúc Trương Sinh đánh giặc trở về, hiểu lầm, nghi oan cho vợ, đến khi nghe lời đứa con mới hiểu rõ sai lầm của mình).
- Mục đích tóm tắt: VB (1)- làm rõ cốt truyện.
 VB (2)- ghi chép tài liệu để minh hoạ cho ý kiến.
- Cách tóm tắt:VB (1)- dựa theo nhân vật chính và diễn biến của sự việc"đầy đủ.
 VB (2)- dựa theo diễn biến sự việc" lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu để phục vụ minh họa ý kiến.
2. Bài 2:(BTVN)
4. Củng cố – Nhận xét:
	- Hệ thống nội dung: Theo yêu câu bài học.
	- Nhận xét chung.
5. Dặn dò:
 	Yêu cầu Hs:
- Học bài và hoàn thiện các bài tập còn lại.
 - Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp); Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39 Tom tat van ban tu su.doc