Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 27 - Tiết 95 đến tiết 99

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 27 - Tiết 95 đến tiết 99

A. MỤC TIÊU: Giúp hs hiểu:

1. Kiến thức: Khái niệm hành động nói . - Các kiểu hành động nói thường gặp.

2. Kỹ năng:

- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.

- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.

3. KNS:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng kiểu hành động nói .

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các kiểu hành động nói.

B. CHUẨN BỊ:

Gv: Bảng phụ, ví dụ; Nắm nội dung, phương pháp truyền đạt/ HS: Soạn bài ở nhà, xem trước bài tập

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp.

 2. Bài cũ:

- Cho biết đặc điểm hình thức vá chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ?

(Thực hành) cho biết câu sau có phải là câu phủ định không? Vì sao? Ý nghĩa của câu có phải để phủ định không? Người Việt Nam chúng ta, không ai là không biết Bác Hồ.

 3. Bài mới:

 - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)

 - Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 27 - Tiết 95 đến tiết 99", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 	Ngày soạn: 
Tiết 95 	 	 Ngày dạy:
HÀNH ĐỘNG NÓI
A. MỤC TIÊU: Giúp hs hiểu:
1. Kiến thức: Khái niệm hành động nói . - Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kỹ năng:
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3. KNS:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng kiểu hành động nói .
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các kiểu hành động nói.
B. CHUẨN BỊ:
Gv: Bảng phụ, ví dụ; Nắm nội dung, phương pháp truyền đạt/ HS: Soạn bài ở nhà, xem trước bài tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
- Cho biết đặc điểm hình thức vá chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ? 
(Thực hành) cho biết câu sau có phải là câu phủ định không? Vì sao? Ý nghĩa của câu có phải để phủ định không? Người Việt Nam chúng ta, không ai là không biết Bác Hồ.
 3. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu khái niệm Hành động nói
- Đọc ví dụ trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của Lí Thông ta khi phát ngôn? ắn có đạt được mục đích của mình không? Vì sao em biết rằng LT đã đạt được mục đích của mình? Vậy LT đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
 Vậy thế nào là hành động nói?
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
I. HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ?
 1. Bài tập: 
 Phát ngôn của Lí Thông: “con trănlo liệu” mục đích: đuổi Thạch Sanh đi để hưởng lợi. Mục đích đã đạt được. Một phát ngôn đạt được mục đích gọi là hành động nói.
2. Bài học (Ghi nhớ)
Hoạt động 2. HD tìm hiểu các kiểu Hành động nói
- Trong đoạn trích mục I ngoài câu đã phân tích mỗi câu còn lại trong lời nói của LT đều nhằm mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
Đọc các ví dụ tiếp theo ở mục II. 2. và cho biết các hành động nói được trình bày ở đây là gì?
Thảo luận và trình bày các kiểu hành động nói thường gặp trong cuộc sống?
Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK
II. MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP.
a. Bài tập 1: 
- Câu: “Con trăn ấy củalâu” à trình bày, báo tin.
- Câu: “ Nay em chết”àtrình bày, dự đoán và đe doạ.
- Câu: “ Thôi bây giờ đi” à điều khiển.
- Câu: “ Có chuyệnliệu” à hứa hẹn.
b. Bài tập 2: 
Lời của cái Tý:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (hỏi)/ U nhất định bán con đấy ư? (hỏi)/ U không cho con ở nhà nữa ư? (hỏi)/ Khốn nạn thân con thế này!(Cảm thán,BLCX)/ Trời ơi! (Cảm thán, BLCX)
Lời của chị Dậu:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài (báo tin)
c. Kết luận: Ghi nhớ sgk T63
Hoạt động 3. HD luyện tập
- Trần Quốc Tuấn viết bài HTS nhằm mục đích gì?
- Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở trong câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
* Cách giải? Học sinh chú ý đến nội dung chính của bài Hịch để xác định mục đích chính.
- Mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu, vai trò của câu đó?
BT2 : Đọc, nêu yêu cầu?
* Yêu cầu: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích. 
* Yêu cầu: Đoạn trích dưới đây có 3 câu chứa từ “hứa”. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.
III. Luyện tập
Bài tập 1
 - Mục đích chính của bài HTS:Kêu gọi họ chuyên cần học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ để giết giặc cứu nước, cứu nhà.
 Cụ thể: Ta thường tới bữa vui lòng
=> Đây là: Kiểu câu trần thuật. Hành động nói: Trình bày
Bài tập 2 (sgk trang 63)
a. Đoạn trích “Tắt đèn” :
- Bác trai đã khá rồi chứ? (hỏi)
- Cảm ơn cụ  mỏi mệt lắm (trình bày)
- Này, bảo bác ấy  tới giờ còn gì (hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc)
- Thế thì phải giục  kéo vào rồi đấy! (điều khiển)
b. Đoạn trích “sự tích Hồ Gươm”
- Đây là trời cố ý phó thác cho minh công làm việc lớn (trình bày)
- Chúng tôi nguyện  báo đền Tổ Quốc (hứa hẹn)
c. Đoạn trích “lão Hạc”
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! (trình bày)
- Cụ bán rồi? (hỏi)
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong() (trình bày)
- Thế nó cho bắt à? (hỏi)
- Khốn nạn  dốc ngược nó lên (bộc lộ cảm xúc, trình bày)
Bài tập 3
- Anh phải hứa với em  (điều khiển)
- Anh hứa đi. (điều khiển)/ Anh xin hứa (hứa hẹn)
 Như vậy, không phải câu nào có chứa từ “hứa” cũng là thực hiện hành động hứa hẹn. Hành động hứa hẹn chỉ được thực hiện khi người nói câu hứa đấy phải ở ngôi thứ nhất.
 4. Củng cố: phân biệt hành động nói với các kiểu câu: 
 - Cần phân biệt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) với các hành động nói.
+ Sự phân biệt các kiểu câu dựa theo mục đích nói được xác định trên cơ sở dựa vào hình thức cấu tạo (dấu câu, từ ngữ đặc trưng) và chức năng vốn có của từng kiểu câu này.
+ Còn sự phân biệt các hành động nói lại lấy mục đích để làm cơ sở xác định.
 - Trong hoạt động giao tiếp, khi có từ 2 người trở lên nói chuyện với nhau, ta phải xác định rõ: ai là người thực hiện hành động nói, ai là người thực hiện hành động nghe. Người nói và người nghe trong hoạt động giao tiếp thường có sự chuyển đổi lẫn nhau. Lúc này, một người thực hiện hành động nói (người nói), nhưng sau đó người ấy lại thực hiện hành động nghe (người nghe). Vì thế khi chúng ta nói đến hành động nói mà chưa xem xét (hay tạm bỏ qua) vai của người nghe.
 5. Dặn dò: Soạn bài Nước Đại Việt ta
*****************************************************
Tuần 26 	Ngày soạn: 
Tiết 96 	 	Ngày dạy:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5.
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh đánh giá lại năng lực viết văn của bản thân;
B. CHUẨN BỊ: Gv: Soạn dàn bài, chấm, sửa lỗi. HS: Nhận bài, sửa lỗi sai
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1:
Gv: Cho HS nhắc lại đề bài ở tiết 87, 88
Gv: Chép lại đề bài lên bảng
HS: Phân tích đề, tìm hiểu đề
? Bài viết làm cho người đọc nhận thức được rõ hơn những đặc điểm gì về đối tượng?
? Đề bài thuộc kiểu bài thuyết minh. Vậy đề tài thuyết minh là gì?
? Cần lập ý ntn?
HS: Lập ý theo trình tự quan sát từ xa đến gần
? Cần sử dụng phương pháp nào để thuyết minh?
HS: Sử dụng phương pháp: Nêu ĐN, giải thích, so sánh, liệt kê, nêu số liệu .. miêu tả, bình luận
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn lập dàn ý
HS: Dựa vào phần tìm ý để lập dàn ý (bài)
HOẠT ĐỘNG 3:
Gv: Nhận xét ưu – khuyết điểm
Nêu tên các bài làm tốt
Nêu tên bài làm chưa tốt
- Một số bài làm tốt
Gv: Nêu tên các bài làm chưa đạt yêu cầ
HOẠT ĐỘNG 4:
Gv: Hướng dẫn HS
Đọc bài văn hay và bình
Gv: Gọi 2 em đọc bài hay
 2 em đọc bài yếu
HOẠT ĐỘNG 5:
Gv: Trả bài cho HS
Yêu cầu: Các em trao đổi bài cho nhau đọc
Nhận xét: Nguyên nhân nào bài bị điểm yếu
I. ĐỀ BÀI Như tiết 88, 89
+ Tìm hiểu đề và tìm ý
- Bài viết giúp cho người đọc nắm được những đặc điểm của danh lam thắng cảnh của quê hương mình.
- Đối tượng thuyết minh là danh lam thắng cảnh
- Lập dàn ý theo trình tự quan sát
- Cần sử dụng các phương pháp thuyết minh
II. LẬP DÀN BÀI:
Theo dàn ý ở tiết 87,88
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung đa số các em xác định đúng kiểu bài (thuyết minh về một danh lam thắng cảnh)
- Biết vận dụng kiến thức thực tế vào bài viết
- Biết dẫn dắt chuyển ý, vào đề tốt
2. Tồn tại:
- Có sử dụng sách tham khảo nhưng chưa sáng tạo. Còn áp đặt, chép ý nguyên 
- Một số kiến thức còn sai, tư liệu chưa chính xác.
- Sử dụng phương pháp thuyết minh chưa nhuần nhuyển. Trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả
3. Đánh giá kết quả:
IV: ĐỌC VÀ BÌNH
V. TRẢ BÀI:
 	4. Củng cố: Cách làm bài văn thuyết minh.
Rút KN: ..
 	5. Dặn dò: Chuẩn bị bài Nước Đại Việt ta
**************************************************
Tuần 27 	Ngày soạn:
Tiết 97 	 	Ngày dạy:
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
 (Trích Bình Ngô Đại Cáo)
 Nguyễn Trãi	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể cáo.Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. KNS:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất .
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản .
- Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc .
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu; soạn giáo án. Học sinh soạn bài; thuộc lòng đoạn trích.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ: Đọc thuộc diễn cảm đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất.
 3. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)/ Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu tác giả và thể Cáo
- Cho HS nhắc lại vài nét về tác giả NT đã học ở lớp
- Dựa vào phần chú thích hãy nêu một vài nét về thể Cáo.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê ở làng Nhị Khê, Thường Tín , Hà Tây(Hà Nội). Ông đỗ tiến sĩ năm 1400, ra làm quan với nhà Hồ rồi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Là bậc đại anh hùng của dân tộc, NT là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, là Danh nhân văn hóa thế giới
2. Đặc điểm cơ bản của thể Cáo:
- Cáo: + Thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự việc để mọi người cùng biết. 
 + Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu. 
 + Cũng như Hịch, Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
Hoạt động 2. HD tìm hiểu vài nét về Bình Ngô đại cáo
- Cho biết văn bản này trích trong tác phẩm nào ? của tác giả nào ? - Vì sao Nguyễn Trãi lại viết văn bản này ?
à Dọc chú thích để trả lời các câu hỏi trên 
GV: Nguyễn Trãi không chỉ là tác giả những bài thơ nôm, bài phú tuyệt vời như: Cửa biển Bạch đằng, Thuật hứng 24, Cây chuối, Tùng, Bến đò xuân đầu chợ, Côn sơn ca, Phú nui Chí Linh mà ông còn là tác giả của Bình Ngô đại cáo (1428) – bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng được gọi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên toàn văn bài cáo khá dài, chương trình lớp 8 chỉ học đoạn đầu.
- Thể loại của văn bản này là gì ?
3. Vài nét về Bình Ngô đại cáo:
- Hoàn cảnh ra đời: cuối năm Đinh Mùi (đầu 1428) khi quân Minh buộc phải rời khỏi đất nước ta sau 10 năm xâm lược. 
- BNĐC được Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi (Lê Thái Tổ) viết để ban bố cho nhân dân cả nước biết sự nghiệp Bình Ngô phục quốc thắng lợi, đất nước độc lập, hòa bình trở lại, một thời kì phục hưng bắt đầu.
- Kết cấu: BNĐC có 4 phần lớn:
 + Phần mở đầu: Luận đề chính nghĩa
 + Phần 2: Cáo trạng về tội ác của giặc Minh
 + Phần 3: Quá trình của khởi nghĩa Lam Sơn
 + Phần 4: Lời tuyên bố kết thúc, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc.
- Thể văn: biền ngẫu. PTBĐ: Nghị luận.
- Nhan đề: Bình_đánh dẹp, Ngô_ ... y là gì?
Gv: Giảng giải: Nhân nghĩa ở đây không phải chỉ quan hệ người với người rộng hơn là của dân tộc với dân tộc
- Qua việc phân tích 2 câu đầu em hiểu tư tưởng của Nguyễn Trãi được nêu trong bài BNĐC là gì?
Gv: Dẫn dắt chuyển ý: Tiếp theo văn bản Nguyễn Trãi đã chứng minh vấn đề gì? Cho HS đọc 8 câu tiếp
Gv: Sau khi nêu lên nguyên lý nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt ntn?
Gv: Giảng giải_ Cho học sinh nhớ lại bài “Sông núi nước nam” của Lý Thường Kiệt (học ở lớp 7)
 HS so sánh Nam quốc sơn hà – Bình Ngô Đại Cáo
? Đọc SNNN của LTK ở thế kỷ XI em thấy tác giả quan niệm về độc lập ntn? So với Nguyễn Trãi sau 4 thế kỷ em thấy có gì tiến bộ hơn? Vì sao?
HS: Trình bày_ Gv: Treo bảng phụ
NQSH
- Quan niệm về tổ quốc, chủ quyền độc lập dân tộc
- Lãnh thổ riêng, vua riêng
2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền
BNĐC
- Quan niệm về tổ quốc, chủ quyền dân tộc
- Lãnh thổ riêng, vua riêng
- Lịch sử
- Văn hiến
- Phong tục tập quán
- Mở rộng thêm các yếu tố: Lịch sử, văn hiến, phong tục tập quán
- Có thể xem đoạn văn NĐVT là bản TNĐL không?
Gv: Để làm sáng tỏ thêm sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về độc lập chủ quyền độc lập dân tộc Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng lịch sử nào? Các chứng cứ ấy có tác động ntn?
HS: Tìm chứng cứ ở đoạn: Lưu Cung à Ô Mã (tìm lược đồ lịch sử có liên quan)
à Các dẫn chứng minh được sức mạnh của NN_chân lí à Làm nỗi bật chiến công của ta và sự thất bại thảm khốc của kẻ thù.Đi ngược chân lí thì chuốc lấy thất bại
- Hai câu kết nói lên điều gì? Hãy nêu ý nghĩa. Qua việc phân tích em hãy cho biết tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Trãi
II. Phân tích:
1. Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa – Yên dânà đem lại cuộc sống yên ổn cho dân
- Điếu phạt – trừ bạoà Đánh kẻ có tội, làm hại dân
à Làm cho nhân dân được yên ổn, bình an, hưởng cuộc sống thái bình. Vậy muốn yên dân thì phải trừ bạo (đánh đuổi kẻ thù xâm lược)
 Nhân nghĩa được nâng lên thành lí tưởng: xã hội tốt đẹp, thịnh trị, lấy dân làm gốc.
2. Tám câu tiếp theo: chủ quyền dân tộc
- NQSH của Lí Thường Kiệt: 
 + Quan niệm về tổ quốc, chủ quyền độc lập dân tộc
 + Lãnh thổ riêng, vua riêng
 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền
- BNĐC: 
 + Quan niệm về tổ quốc, chủ quyền dân tộc
 + Lãnh thổ riêng, vua riêng
 + Lịch sử: Triệu- Hán ; Đinh- Đường; Lí- Tống; Trần- Nguyên Mỗi bên hùng cứ một phương
 + Văn hiến
 + Phong tục tập quán
- Mở rộng thêm các yếu tố: Lịch sử, văn hiến, phong tục tập quán
=> Cách nói của Nguyễn Trãi cụ thể hơn so với cách nói của LTK
 Có thể xem BNĐC là bản tuyên ngôn độc lập 2
Chứng cứ sống động cho sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần độc lập dân tộc từ xưa tới nay.
3. Đoạn cuối:sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền dân tộc
- Lưu Cung thất bại.
- Triệu Tiết tiêu vong.
- Toa Đô bị bắt sống.
- Ô Mã bị giết.
 Hai câu kết: NT luôn khẳng định quyền độc lập của nước ta. Luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Hoạt động 5. HD tìm hiểu nghệ thuật lập luận và tổng kết
- Hãy nêu khái quát trình tự lập luận của Nước Đại Việt ta? Tác dụng của cách lập luận đó?
- Đoạn văn “NĐV ta” thuộc phần đầu của bài cáo. Đây là phần nêu lên luận đề chính nghĩa là tư tưởng cốt lõi xuyên suốt toàn bộ bài. Nếu thiếu phần này, kết cấu của bài sẽ bị phá vỡ và các phần sau sẽ trở lên chông chênh, thiếu sức thuyết phục vì bài áo thiếu một tiền đề tư tưởng vững chắc. Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích “NĐV ta” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
GV: Đoạn văn mở đầu bài cáo không dài, tuy vậy nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lý luận cho toàn bài. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của “kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát”. Đoạn văn này có sức khái quát rất cao: biến những gì đã xảy ra thành quy luật vận hành. Người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận theo chiều hay ngược chiều với nó. Khép lại đoạn văn bằng 2 câu: “Việc xưa còn ghi”, Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành cái khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó. Bề nổi của lời văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thấm thía một đạo lý, một tư tưởng, một lẽ phải làm người: Nhân nghĩa.
5. Nghệ thuật lập luận:
- Nguyên lí nhân nghĩa
- Chân lí về sự tồn tại độc lập của dân tộc Đại Việt
- Sức mạnh của nhân nghĩa
III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK
 4. Củng cố: Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 2; - Trình tự lập luận.(HS lập sơ đồ)
 5. Dặn dò: Soạn bài Hành động nói (phần tiếp theo)
***********************************************************
Tuần 27 	Ngày soạn:
Tiết 99 	 	Ngày dạy:
HÀNH ĐỘNG NÓI (TT)
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kỹ năng:Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
3. KNS:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng kiểu hành động nói.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các kiểu hành động nói.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu soạn giáo án; HS: Tìm hiểu các ví dụ trong sgk trang 70
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ: Hành động nói là gì? Nêu các kiểu hành động nói? Lấy ví dụ minh họa?
 3. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu lí thuyết
Cho HS đọc ví dụ sgk
Treo bảng phụ lên bảng
HS: Đánh số thứ tự cho các câu
Trong đoạn trích (ví dụ) sgk T70
Bảng phụ:
HS: Đánh dấu (+) vào ô thích hợp
 (-) vào ô không thích hợp
HS: Thảo luận à kết quả
- Dựa vào kết quả phân tích em hãy rút ra điểm giống và khác ở các kiểu câu trên?
Kiểu câu nghi vấn thực hiện hành động gì?
Kiểu câu cầu khiến thực hiện hành động gì?
Bảng 2
- Thông qua bảng 2: các nhóm rút ra nhận xét phù hợp:
Các ví dụ trên đều là câu nghi vấn, tuy nhiên hành động được thự hiện lại không phải để hỏi.
à Thực hiện hành động nói gián tiếp bằng kiểu câu khác có chức năng phụ.
- Câu 1, 2, 3: là câu trần thuật => Trình bày
- Câu 4, 5: câu trần thuật => cầu khiến (điều khiển)
? Sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên?
- Đều là câu trần thuật
- Đều kết thúc bằng dấu chấm (.)
? Trong 5 câu đó có câu nào giống nhau về mục địch nói?
- Câu 1, 2, 3 có mục đích nói là trình bày
- Câu 4, 5 có mục đích nói là cầu khiến (điều khiển)
? Xác định hành động nói cho mỗi câu?
- Câu 1, 2, 3: Có mục đích nói: trình bày
- Câu 4, 5: Có mục đích nói: cầu khiến (điều khiển)
? Sau khi đã xác định được hành động nói của các câu trong đoạn văn trên, chúng ta thấy, cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau; Vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì?
- Cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động nói khác nhau.
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày, chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp (câu 1, 2, 3 ở trên)
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến, gọi là cách dùng gián tiếp (câu 4, 5 ở trên)
ĐỌC GHI NHỚ (SGK)
I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI:
Bài tập 1:
Đánh dấu thích hợp vào ô trống
 Câu 
MĐ
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Đ. khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
BLCX
-
-
-
-
-
Bài tập 2:
Stt
Kiểu câu
Chức năng chính
Ví dụ
Hành động nói được thực hiện
1 
Nghi vấn 
Hỏi 
Bạn Lan phải không? 
Hành động hỏi
2
Cầu khiến 
Đề nghị,  
Bạn đứng lên 
Điều khiển 
3
Cảm thán 
Bộ lộ cảm xúc 
Than ôi! 
Bộc lộ cảm xúc
4
 Trần thuật 
Kể, tả 
Trời nắng 
Trình bày
è Mỗi hành động nói có thể được thự hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với chức năng đó.
Stt 
Kiểu câu 
Các chức năng khác 
Ví dụ 
Hành động nói được thực hiện
1 
Nghi vấn 
Bộ lộ cảm xúc 
Những người muôn năm cũ bây giờ? 
Bộc lộ cảm xúc 
1
Nghi vấn 
Đe dọa 
Mày nóià? 
Đe dọa 
3 
Nghi vấn
Đề nghị
Bạn tắt thuốc đi được không?
Điều khiển
è Có thể một số hành động nói này được thực hiện bằng kiểu câu khác.
* Ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 2. HD luyện tập
- Tìm các câu nghi vấn trong bài “Hịch tường sĩ”
- Cho biết các câu đó thực hiện hành động gì?
? Đọc đề và nêu yêu cầu của đề bài?
Yêu cầu: - Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích
- Cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng ntn trong việc động viên quần chúng?
? Nêu yêu cầu của đề bài?
 Đọc và nêu yêu cầu đề bài?
Yêu cầu: Trong các cách hỏi đường dưới đây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?
? Nêu yêu cầu?
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Xác định hành động nói: 
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? câu nghi vấn, hành động khẳng định
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? câu nghi vấn, hành động phủ định
- Vì sao vậy? câu nghi vấn, hành động gây sự chú ý
- Nếu vậy, rồi đây, sau khi giặc dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? câu nghi vấn, hành động phủ định
-> Câu nghi vấn trong đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lý lẽ của tác giả/ Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết thục và động viên, khích lệ tướng sĩ/ Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
Bài tập 2
a/ Đoạn trích thứ nhất
- Hễ còn 1 tên xâm lược  quét sạch nó đi. Quân và dân  miền Nam ruột thịt.
b/ - Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
- Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng  cách mạng thế giới.(Di chúc)
* Tất cả các câu trần thuật trên đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi.
* Cách dùng gián tiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thiết thân của mỗi người.
Bài tập 3: Các câu có mục đích cầu khiến:
Dế choắt: 
- Song anh cho phép em mới dám nói
- Anh đã thương em như thế này thì hay là thì em chạy sang 
Dế Mèn:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thường ra nào.
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
* Nhận xét:
- Dế choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.
-Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.
Bài tập 4:
- Có thể dùng cả 5 cách hỏi đó/Cách b và e là nhã nhặn và lịch sự hơn cả (nên dùng)
Bài tập 5:
- Hành động a: Kém lịch sự/ Hành động b: Căn cứ vào nét mặt, cử chỉ chuyển lọ gia vị của người đưa (thực hiện hành động)
+ Nếu họ đưa với nét mặt tươi cười, hóm hỉnh, trêu đùa thì câu trả lời ấy nhằm vui đùa hóm hỉnh -> được – gây cười.
+ Nếu họ đưa với vẻ mặt lạnh lùng, thái độ khó chịu thì hành động đưa cộng với lời nói như vậy là không thoải mái, tỏ ra bắt bẻ, giễu cợt.
- Hành động c: là hợp lý nhất, lịch sự và vui vẻ.
 4. Củng cố: Hệ thống lại nội dung bài học. Cách thực hiện hành động nói ntn?
 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ôn tập về luận điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 20122013 full.doc