Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tóm tắt văn bản thuyết minh

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tóm tắt văn bản thuyết minh

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.

 - Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: Mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh.

 - Kĩ năng: + Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.

 + Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.

Tiến trình lên lớp:

 - Ôn định lớp:

 - Kiểm tra bài cũ:

 - Bài giảng:

 + Giới thiệu bài giảng: Vào bài trực tiếp.

 + Triển khai bài dạy:

 

doc 2 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 3341Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tóm tắt văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 - Tiết thứ 77: ( Làm văn). 24/ 02/ 2011. 
 TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH.
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
 - Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: Mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh.
 - Kĩ năng: + Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
 + Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Bài giảng:
 + Giới thiệu bài giảng: Vào bài trực tiếp.
 + Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Đọc mục I (SGK) và cho biết mục đích, yêu cầu khi tóm tắt văn bản thuyết minh?
Trong thực tế thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đọc nguyên văn một văn bản nào đó cho người khác nghe mà đôi lúc ta cần khái quát những thông tin chính để cho người nghe nắm bắt chính xác, nhanh chóng, đầy đủ, muốn vậy thì cần tóm tắt...
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản “nhà sàn”.
? Văn bản thuyết minh về đối tượng nào? Đại ý của văn bản?
? Văn bản có bố cục ntn? Nội dung của từng phần?
? Từ việc tìm hiểu văn bản, hãy cho biết các bước tóm tắt văn bản thuyết minh?
GV hướng dẫn HS làm Luyện tập: Tóm tắt một văn bản thuyết minh và trình bày bài tóm tắt đó.
- Bài 1: 
 a) Văn bản “Tiểu dẫn thơ hai- cư của Ba- sô”:
 + Tiểu sử.
 + Sự nghiệp thơ ca của Ba- sô.
 + Những đặc điểm của thơ Hai- cư.
 b) Bố cục của văn bản:
 c).
- Bài tập 2: Tóm tắt văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội”.
I> Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh:
 - Mục đích: Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh của văn bản đó.
 - Yêu cầu: chính xác, ngắn gọn, trung thành với văn bản gốc.
II> Cách tóm tắt văn bản thuyết minh:
 1/ Văn bản thuyết minh: Nhà sàn.
 - Đối tượng thuyết minh: 
Nhà sàn: là kiểu công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi.
 - Đại ý: giới thiệu: nguồn gốc, kiến trúc, giá trị sử dụng của nhà sàn.
 - Bố cục: Văn bản có thể chia làm 3 phần:
 + P 1: Định nghĩa và nêu mục đích sử dụng nhà sàn.
 + Phần 2: thuyết minh nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.
 + Phần 3: Khẳng định giá trị thẫm mỹ của nhà sàn.
 2/ Cách tóm tắt văn bản thuyết minh:
 - Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh.
 - Bước 2: Đọc kỹ văn bản gốc để nắm được định nghĩa, số liệu, tư liệu, nhận định, đánh giá về đối tượng TM.
 - Bước 3: Dùng lời văn của mình để viết văn bản tóm tắt.
 - Bước 4: kiểm tra, sửa chữa, bổ sung văn bản.
III> Luyện tập: Bài tập: 1,2 ( SGK)
 * Bài tập 1:
 a/ Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô là tiểu sử, sự nghiệp nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư.
 b/ Bố cục của văn bản:
 - Đoạn 1 (từ đầu đến M. Si-ki (1867 – 1902),...): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
 - Đoạn 2 (còn lại): Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư.
 c/ Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư. Phần này không khó, GV động viên HS tự làm bài.
 * Bài tập 2: Gợi ý sơ lược:
 a/ Văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh về một thắng cảnh. Nét khác các văn bản trước là ở đối tượng (thắng cảnh) và ở nội dung (vừa tập trung vào những đặc điểm kiến trúc, vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với một di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc).
 b/ GV có thể gợi ý HS viết đoạn tóm tắt như sau:
 Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp là ba chữ “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng này là hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc – nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
Hướng dẫn tự học: Tìm thêm văn bản thuyết minh và luyện tập tóm tắt. ( Mỗi HS tìm và tóm tắt 2 văn bản).
Dặn dò: Soạn bài “Hồi trống Cổ Thành” ( Trích “Tam quốc diễn nghĩa” – La Quán Trung).
 Yêu cầu: - Tìm hiểu về “Tam quốc diễn nghĩa”.
 - Phân tích nhân vật Trương Phi và Quan Công. Tìm dẫn chứng miêu tả lời nói, hành động, cử chỉ nhân vật, từ đó kết luận về tính cách nhân vật.
 - Trả lời câu hỏi 4 SGK.
 **********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Tóm tắt văn bản thuyết minh..doc