Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học.
- Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
- Kiến thức: + Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
+ Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
- Kĩ năng: + Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
+ Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
VĂN BẢN VĂN HỌC Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học. - Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: + Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. + Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. - Kĩ năng: + Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. + Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 H: Trong những văn bản sau đây, văn bản nào thuộc văn bản VH, văn bản nào thuộc loại văn bản phi văn học? HS: Làm việc cá nhân, phân loại - Văn bản: 1, 2, 3, 4, 5 là văn bản VH - Văn bản 6, 7, 8 là văn bản phi văn học (Văn bản nhật dụng) - Các văn bản: 1,2 là văn bản viết ra nhằm mục đích chính trị nhưng vẫn được gọi là VBVH vì quan niệm trung đại: Văn- Sử- Triết bất phân. GV: Nhận xét, kết luận H: Vậy, văn bản văn học là gì? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu GV: Nhận xét, kết luận H: Nội dung được thể hiện trong các văn bản văn học? + Truyện Kiều? + Chinh phụ ngâm khúc? + Tam quốc diễn nghĩa? H: Các tác phẩm được xây dựng trên chất liệu nào? So sánh với các tác phẩm nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc? H: Phương thức thể hiện của văn bản văn học? HS: Thảo luận, phát biểu GV: Bổ sung, giảng rõ H: Từ việc phân tích các ví dụ, hãy nêu các tiêu chí của một văn bản VH? HS: Kết luận GV: Nhấn mạnh, giảng rõ Hoạt động 2 GV: Yêu cầu HS đọc đoạn thơ. H: Nội dung đoạn thơ? H: Nhận xét nhịp điệu? H: Thế nào là tầng ngôn từ? Vai trò? HS: Thảo luận, phát biểu GV: Nhấn mạnh, giảng rõ GV: Yêu cầu HS đọc câu ca dao H: Hình tượng được nêu lên trong câu ca dao? H: Tác giả xây dựng hình tượng bằng cách nào? H: Qua hình tượng đó tác giả muốn nói điều gì? H: Bài ca dao còn muốn đề cập đến vấn đề gì? H: Nhờ đâu ta nhận biết được điều đó? HS: Thảo luận, phát biểu GV: Nhận xét, giảng rõ Hoạt động 3 H: Các văn bản do nhà văn viết ra có phải là tác phẩm văn học không? H: Khi nào văn bản mới trở thành tác phẩm? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu GV: Kết luận Hoạt động 4 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: * Ví dụ: Chiếu dời đô(1), Hịch tướng sĩ(2), Bến quê (3), Sang thu(4), Tôi và chúng ta(5), Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000(6), Báo cáo chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam(7), Động Phong Nha(8). * Khái niệm: Văn bản văn học - Theo nghĩ rộng: là văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật. - Theo nghĩa hẹp: là những sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu sáng tạo. (Theo quan niệm của các nhà lí luận VH VN thì VBVH được sử dụng theo nghĩa hẹp) * Các tiêu chí chủ yếu của văn bản VH: - Là văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. - Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc → gợi liên tưởng, tưởng tượng → có ý nghĩa. - Xây dựng theo phương thức riêng → thuộc một thể loại nhất định. → sáng tạo tinh thần của nhà văn. II. Cấu trúc của văn bản văn học: 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: - Ngữ nghĩa của từ: nghĩa tường minh → hàm ẩn, nghĩa đen → nghĩa bóng. - Ngữ âm: âm thanh do ngôn từ tạo nên. → bước thứ nhất để đi vào chiều sâu văn bản. 2. Tầng hình tượng: Hình tượng được sáng tạo → những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng → khác nhau ở mỗi văn bản. → nhà văn xây dựng hình tượng để gửi gắm tình ý của mình với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa: - Tầng hàm nghĩa: ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản → tấc lòng nhà văn muốn ký thác cho đời. - Tầng ngôn từ → tầng hình tượng → tầng hàm nghĩa. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học: Nhà văn sáng tác văn bản văn học → hệ thống ký hiệu tồn tại khách quan → có người đọc → các giá trị của văn bản được tiếp nhận → tác phẩm văn học. IV. Luyện tập: Bài 1: - Bài thơ văn xuôi. Giống nhau: câu mở đầu và câu kết mỗi đoạn. - Nơi dựa ngược với thông thường →là nơi dựa tinh thần: nơi con người thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. →sống với tình yêu, với niềm hy vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ →phẩm giá nhân văn của con người. Bài 2: - Bài thơ chia hai đoạn + 4 câu đầu: sức tàn phá của thời gian. + 3 câu cuối: những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian. - Ý nghĩa: thời gian xóa nhoà tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Chỉ có văn học nghệ thuật và kỷ niệm về tình yêu là có sức sống vĩnh hằng. Bài 3: - 2 câu đầu: mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn →quan hệ tương thông và tương đồng → người viết tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc. - 2 câu cuối: văn bản nhà văn → tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc: tái tạo lại, tưởng tượng thêm. IV. Củng cố: - Học sinh trình bày phần ghi nhớ. - Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Thực hành các phép tu từ; phép điệp và phép đối. + Tìm hiểu phép điệp, phép đối. + Luyện tập phép điệp. + Luyện tập phép đối. VI. Rút kinh nghiệm: ..
Tài liệu đính kèm: