Giáo án môn Ngữ văn 8

Giáo án môn Ngữ văn 8

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 

doc 100 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1992Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 ĐẦY ĐỦ CÁC KỸ NĂNG THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC 
 ( CẦN PHẢI GIẢI NÉN )
 ( giải nén 140 tiết) 
Tiết 1, 2
Văn Bản: TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh )
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
RÌn cho HS kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m, s¸ng t¹o, kÜ n¨ng ph©n tÝch, c¶m thô t¸c phÈm v¨n xu«i giµu chÊt tr÷ t×nh.
3. Th¸i ®é:
Gi¸o dôc HS biÕt rung ®éng, c¶m xóc víi nh÷ng kØ niÖm thêi häc trß vµ biÕt tr©n träng, ghi nhí nh÷ng kØ niÖm Êy.
III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
1.Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
2.Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học
3.Tự nhận thức :Trân trong kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
IV. Các phương pháp kĩ thuật dạy học 
1. Động não
2.Thảo luận nhóm
3. Viết sáng tạo
V. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
VI.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
ĐVĐ: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở đây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kỉ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
HS: Suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
 Nội dung ghi bảng
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Tìm hiểu chú thích:
 ( Sgk) 
 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
- Thể loại: Truyện ngắn
- Bố cục: 5 đoạn
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1.Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a) Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
Tiết 2:
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chỗ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kể và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chữ " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chữ trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV? Qua văn bản em hiểu được tâm trạng của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên như thế nào?
HS: Xung phong trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
GV? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong văn bản?
HS: Xung phong trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài.
GV: Củng cố bài, yêu cầu học sinh đọc bảng phụ khoanh tròn vào câu đúng. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của bản thân ngày đầu đến trường.
b)Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
c) Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng túng
d Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e. Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
III/- Tổng kết
* Ghi nhớ( Sgk)
IV. Luyện tập, củng cố
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- Câu 1: Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình B. Lời nói C. Tâm trạng D. Cử chỉ
- Câu 2: Hình ảnh thân thương, in đậm nhất đối với em bé trong buổi tựu trường đầu tiên là?
 A. Mẹ hiền B. Ngôi trường C. Con đường D.Con chim non
4. Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ:
- Nắm kĩ nội dung bài học.
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
*Bài mới: Soạn bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Hiểu rõ các cấp độ khái quát của nghĩa từ .
Liªn hÖ ®t : 0168.921.86.68
(có đủ giáo án ngữ văn 6,7,8,9 theo chuẩn kiến thức kỹ năng tích hợp đầy đủ 
 và có làm các tiết trình chiếu thao giảng giáo viên dạy mẫu, thi giáo viên dạy giỏi.sáng kiến kinh nghiệm và các bài giảng sinh động dễ sử dụng học sinh dễ hiểu ( trên máy chiếu Powerpoint)
Tiết 3:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
( Đọc thêm)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kỹ năng:
Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Th¸i ®é: Gi¸o dôc HS ý thøc tù häc
III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
1.Ra quyết định : Nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
IV. Các phương pháp kĩ thuật dạy học
1.Phân tích các tình huống
2. Động não 
3.Thực hành có hướng dẫn
V. Chuẩn bị
1/ GV: Bảng phụ, soạn giáo án.
2/ HS:Xem trước bài mới.
VI. Tiến trình tổ chức hoạt động dạv và học
1. Ổn định
2. Bài Cũ 
ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ nay.
3.Bài mới
* Hoạt động 1: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
GV cho HS quan sát sơ đồ trong bảng phụ
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
 I/ - Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
 1 Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 2: II/ - Luyện tập, củng cố 
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
- HS nhắc lại thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
II. Luyện tập, củng cố
- Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong một nhóm từ, ngữ cho trước
- Bài Tập 2: Tìm nghĩa của các từ ngữ sau
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
- Bài tập 3: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ, ngữ cho trước hoặc được bao hàm phạm vi nghĩa của từ cho trướ ... Hướng dẫn dặn dò:
*Bài cũ: 
- Học thuộc lòng bài thơ.
Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
*Bài mới:
Soạn bài: Câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6,7,8,9 SOẠN THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 
ĐẦY ĐỦ CÁC KỸ NĂNG THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC 
ĐT 0168.921.8668
Tiết 75
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
ÔNG ĐỒ
	 ( Vũ Đình Liên)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
- Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ : Giáo dục HS biết trân trọng giữ gìn những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc.
III. Chuẩn bị 
 1.GV : Soạn bài, tư liệu tham khảo, máy chiếu
 2.HS : Vở bài soạn
IV.Tiến trình tiết dạy
 1. ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
 3. Bài mới 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung 
GV: Yêu cầu hoc sinh quan sát lên máy chiếu và cho biết đây là hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, giải thích.
GV? Nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm
HS trình bày, GV chốt nội dung
HS đọc văn bản, hiểu chú thích 
Bố cục của văn bản ? 
Khổ 1,2 : Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
Khổ 3,4 : Hình ảnh ông đồ thời tàn
Khổ 5 : Tâm sự của tác giả
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm :
2. Đọc, hiểu chú thích
3. Bố cục :
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của văn bản
Danh từ ông đồ được giải thích như thế nào ?
Người dạy học chữ Nho xưa
? Tác giả gọi ông đồ là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn, điều này có liên quan như thế nào đến nội dung của bài thơ ?
Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản ? - Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
Liên quan đến ông đồ xưa và nay
HS đọc khổ 1,2
HS đọc khổ 1
Tác giả giới thiệu hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời điểm nào ?
Hình ảnh ông đồ gắn với thời điểm mỗi năm hoa đào nở , điều này có ý nghĩa gì ?
Hình ảnh thân quen như không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến.
Đọc khổ 2
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào ?
-Hoa tay....như .....rồng bay
? Nghệ thuật được sử dụng ? Tác dụng ?
So sánh, tài năng của ông đồ
Địa vị của ông đồ trong thời điểm này như thế nào ?
 - ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đồi tượng được mọi người ngưỡng mộ.
HS đọc khổ 3,4
Hình ảnh ông đồ trong 2 khổ thơ này có gì khác so với 2 khổ thơ đầu ?
Hình ảnh ông đồ buồn, tàn tạ
? Nỗi buồn được thể hiên qua chi tiết thơ nào ?
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu...
? Trong hai câu thơ ‘ ‘Giấy đỏ....sầu ’’, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?Tác dụng ?
 - Nhân hoá, sự buồn tủi lan cả sang những vật vô tri vô giác->Hình ảnh ông đồ buồn, tàn tạ, lạc lõng đáng thương.
HS đọc khổ cuối
? Đọc khổ cuối và khổ đầu có gì giống và khác nhau ?
-Giống : Thời điểm xuất hiện
- Khác : Có và không có hình ảnh ông đồ
? ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó ?
?Theo em có cảm xúc nào ẩn chứa sau cái nhìn đó của tác giả ?
? Tìm hiểu ý nghĩa của câu hỏi tu từ cuối bài thơ để hiểu rõ tâm trạng của nhà thơ ?( GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Thương cảm, nuối tiếc những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc đã đi vào lãng quên
 - H/ dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của văn bản, rút ra phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV? Bài thơ hay ở những điểm nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong bài?
HS: Xung phong phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ ( SGK)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu và chọn câu đúng.
- Câu 1: Hỉnh ảnh hoa đào nở được lặp lại ở đầu và cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
A. Thương cảm cho ông đồ
B. Miêu tả cảnh đẹp mùa xuân
C. Thể hiện hai hình ảnh của ông đồ thời đắc ý và thời tàn
Tả cảnh hoa đào nở ngày tết.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ?
A. So sánh điệp từ, nói quá
B. So sánh, điệp từ, nhân hóa, câu hỏi tu từ
C. So sánh ẩn dụ, hoán dụ
D. So sánh, liệt kê, câu hỏi tu từ
 II. Tìm hiểu nội dung văn bản 
1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý :
Mỗi năm............................ nở
................................................
Như Phượng ...................... bay.
- Thời gian: Mỗi khi tết đến, xuân về.
 Ông đồ viết câu đối tết.
- Nét bút: phượng múa, rồng bay.
- Thái độ mọi người: Tấm tắc ngợi khen
 Nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, nói quá 
-Hình ảnh thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng được mọi người ngưỡng mộ. 
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn :
Nhưng mỗi năm...................... vắng
.......
Ngoài đường ............................ bay
- Thời gian: Vẫn tết đến, xuân về
- Nét bút: 
 Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
-> Cảnh tượng vắng vẻ, thê lương
- Nghệ thuật : nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ 
-> Ông đồ đã hoàn toàn bị lãng quên hay là thú chơi chữ, nét văn hóa Tết đang mất dần đi trong buổi “văn minh”, “ Âu hóa”?
3. Tâm sự của tác giả
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
-> Thương cảm, nuối tiếc những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc đã đi vào lãng quên. 
III. Tổng kết
* Ghi nhớ : SGK
4. Hướng dẫn dặn dò :
* Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ; đọc kĩ, nhớ được một số đoạn trong bài thơ, tìm hiểu sâu sắc một vài chi tiết biểu cảm tong bài thơ.
- Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa nghệ thuật truyền thống. 
* Bài mới: Soạn bài: Nhớ rừng ; đọc bài, tìm hiểu một số nét về nội dung và nghệ thuật của bài. 
Tiết 76 
	 Ngày soạn: 
	Ngày dạy:
CÂU NGHI VẤN
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Lưu ý: học sinh đã học về câu nghi vấn ở Tiểu học.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
 3.Thái độ:
Giáo dục HS: - Nắm và biết sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp hoặc khi tạo lập văn bản với những chức năng khác nhau.
III.Chuẩn bị
1/ GV:Soạn giáo án, máy chiếu
2/ HS: vở soạn
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định:
2. Bài Cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: 
 Ở bậc tiểu học, các em đã làm quen với kiểu câu này. Hôm nay các em lại tiếp tục tìm hiểu về câu nghi vấn những ở mức độ sâu hơn. Vậy câu nghi vấn có những đặc điểm hình thức nào nỗi bật và nó có chức năng chính nào, chúng ta cùng đi vào bài học.
 Hoạt động 1: I/ - Đặc điểm, hình thức và chức năng chính
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tim fhiểu đặc điểm 
HS yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu đọc đoạn trích 
Trong đoạn trích đó, câu nào là câu nghi vấn? Sáng nay người ta đấm.....không? “ Thế làm sao......không ăn cơm”? hay là u...quá?
Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Nó có những từ ngữ nghi vấn nào?
Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
Em hãy đặt một số câu nghi vấn? 
HS đặt: các em khác nhận xét, giáo viên điều chỉnh.
Vậy câu nghi vấn là câu như thế nào?
Giáo viên gọi 2 HS đọc to rõ ghi nhớ
Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích?
Ngôn ngữ, đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát máy chiếu làm bài tập nhanh
Bài tập nhanh
Bài 1: Trong các câu sau câu nào không phải là câu nghi vấn:
A. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”
B. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
C. Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng ở giữa sân thì nó hỏi rằng: 
 - Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?
D. Non cao đã biết hay chưa,
 Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Bài 2: Câu nghi vấn nào sau đây không dùng mục đích để hỏi:
A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
B. Ai là tác giả của bài thơ này?
C. Trời ơi! sao tôi khổ thế này?
D. Bao giờ bạn đi Hà nội?
I/ - Đặc điểm, hình thức và chức năng chính
1.Ví dụ
2. Nhận xét:
* Xác định câu nghi vấn:
-Đặc điểm hình thức: có ...không-> sao, hay (là)-> từ nghi vấn và kết thúc câu có dấu?
- Chức năng: Để hỏi.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2: II/ - Luyện tập:
HS đọc bài tập 1 - GV hướng dẫn HS thảo luận cặp trong 3 phút
HS: Thảo luận cặp trong 3 phút, sau 3 phút các nhóm thay phiên nhau nhận xét, bổ sung.
HS đọc nội dung bài tập 2:
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ “ hay”
Trong câu nghi vấn: “ hay” không thể thay thế bằng từ “ hoặc” -> vì câu sẽ biến thành một câu khác hoặc có ý nghĩa ngôn ngữ khác hẳn.
HS đọc nội dung bài tập 3 và thảo luận trong năm phút.
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu bài tập 4
Khác về hình thức: có......không; đã .....chưa.
Khác về ý nghĩa: câu 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ còn câu 1 thì không.
HS thảo luận bài tập 5:
Câu a: “ Bao giờ” đứng đầu câu-> hỏi về thời điểm của 1 hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu b: “ bao giờ” đứng cuối câu-> hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
* GV Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh cho biết thế nào là câu nghi vấn?
HS: Trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
II/ - Luyện tập:
Bài tập 1:
a). Chị khất tiền. Phải kkhông?
b). Tại sao:....như thế?
c). Văn là gì? Chương là gì?
d). “ Chú mình....vui không? đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù...đấy hả?
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Không thể thêm dấu chấm hỏi vì đó không phải là câu nghi vấn.
Bài tập 4:
Bài tập 5:
Câu a: “ Bao giờ” đứng đầu câu-> hỏi về thời điểm của 1 hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu b: “ bao giờ” đứng cuối câu-> hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
4. Hướng dẫn dặn dò :
* Bài cũ: - Nắm kĩ ghi nhớ. Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn, phân tích tác dụng.
 - Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày.
 - Làm bài tập 6.
*Bài mới:
Xem trước bài “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”
Chuẩn bị: Xem lại lý thuyết về văn thuyết minh, tìm đọc các văn bản thuyết minh, lưu ý cách xây dựng đoạn văn trong các văn bản đó.
 GIẢI NÉN
 TRỌN BỘ GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 CỰC HAY THEO SÁCH CHUẨN ĐẦY ĐỦ CÁC KỸ NĂNG ( 140 TIẾT ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8 CHUAN.doc