Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nghĩ tiếp về truyện Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nghĩ tiếp về truyện Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân

Có một nghịch lý thú vị trong công việc dạy văn là, các tác phẩm càng giá trị, càng hay thì càng khó giảng dạy cho thỏa mãn, nhất là thỏa mãn sự mong chờ đón đợi của người học. Dù vậy, ai cũng muốn tiếp cận và giảng dạy những tác phẩm hay, có giá trị.

Các tác phẩm của Nguyễn Tuân thuộc những tác phẩm như thế. Dù bao lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Chữ Người tử tù vẫn đứng vững, có vị trí quan trọng trong chương trình và tình cảm của giáo viên và học sinh.

Quen thuộc và yêu mến như thế, nhưng hiểu và chọn lựa một cách tiếp cận, thiết kế để giảng cho học sinh tiếp nhận sâu sắc Chữ người tử tù không hề dễ dàng và thấu đáo. Rất nhiều học sinh đều cho văn Nguyễn Tuân khó đọc, khó hiểu, không hấp dẫn như văn của Thạch Lam, Nam Cao hay Vũ trọng Phụng

 Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, xác định mục tiêu bài học là: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này. Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện : tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.Saùch giaùo khoa cũng xác định hai trọng tâm của bài học: -Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao.- Đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện.

Từ những yêu cầu mục tiêu và trọng tâm bài học trên, neáu khoâng caån thaän, chuùng ta thöôøng boû qua nhaân vaät Vieân quaûn nguïc-nhaân vaät maø học sinh rất ấn tượng và yeâu thích hơn cả nhân vật Huấn Cao. Và các đề thi Đại học cao đẳng cũng thường yêu cầu phân tích Vẻ đẹp của nhân vật viên quản ngục. Maët khaùc, hiểu được con người và vẻ đẹp của nhân vật Viên quản ngục mới thấy hết được vẻ đẹp của Huấn Cao. Rất nhiều khi, chuùng ta chỉ dừng lại ở việc phân tích nhân vật Huấn Cao chứ chưa chỉ ra quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân gửi gắm qua nhân vật và thiên truyện này. Sách giáo viên có yêu cầu nhưng thiếu những hướng dẫn cụ thể cần thiết.Thành ra, phân tích truyện Chữ người tử tù, nhieàu ngöôøi chỉ döøng laïi trong việc phân tích nhân vật Huấn Cao. Vaû laïi, theo hướng tiếp cận của sách giáo viên, Huấn Cao có vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Thế nhưng những dẫn chứng khẳng định cho vẻ đẹp này là chưa thuyết phục: “Chữ ông đẹp lắm và vuông lắm”,” Có tài bẻ khóa và vượt ngục”, “Văn võ đều có tài cả” dẫn chứng chỉ có thế, và tất cả đều ở dạng gián tiếp qua lời bình phẩm của viên quản ngục và thầy thơ lại.

 Rõ ràng cách chứng minh như thế là chưa ổn, ít nhiều

doc 214 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 1543Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nghĩ tiếp về truyện Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 NS: 8/ 8/ 2010.
Tuần 1: NG: 10. 10. 2010.
Tiết 1.2:
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Mức độ cần đạt:
 - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: VH dân gian và VH viết.
 - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết.
 - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của VHVN và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
 - Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nếu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của VH dân tộc.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Bài giảng:
 + Lịch sử VH của bất cứ dân tộc nào đều là LS của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về VH nước nhà, chúng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN. Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.
 + Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận?
- Văn học dân gian là gì? Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản về đặc trưng và thể loại của VHDG?
HS: Làm việc cá nhân tóm tắt những nét lớn.
- Khái niệm.
- Thể loại.
- Đặc trưng.
*VHDG còn có vai trò giữ gìn, mài dũa, phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn con người VN, tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của VH viết. 
- Phần 2 SGK đã giới thiệu và trình bày như thế nào về văn học viết?
GV: Định hướng
 + Chúng ta sử dụng thứ chữ nào để sáng tác VH?
 + Đặc điểm thể loại VH viết từ TK XX đến nay?
 + Về thể loại có đặc điểm gì cần lưu ý?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát theo sự gợi ý của 
- Nhìn từ góc độ thời gian và quan hệ VHVN được phân chia thành mấy thời kì?
HS: Đọc nhanh phần 2, khái quát.
- VHTĐ: + Thời gian: TK X → hết TK XIX.
 + Quan hệ: KV Đông Nam Á (TQ).
- VH hiện đại:
 + Thời gian: Từ TK XX → nay. 
 + Q/ hệ: giao lưu quốc tế (Âu- Mỹ).
- Từ TK X đến hết TK XIX nền VHVN có đặc điểm gì đáng lưu ý?
Tìm hiểu các thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam được trình bày trong phần II của SGK. Định hướng
- Nhìn tổng thể, văn học Việt Nam được phân kỳ như thế nào?
- Những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
- Những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX?
Gv giới thiệu khái quát về văn học đương đại.
GV hướng dẫn HS Tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học được trình bày trong phần III SGK theo định hướng: 
- Con người Việt Nam trong quan hệ với giới tự nhiên? 
- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc? 
- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội? 
- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân?
 Dặn dò: Đọc và soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ . 
 Yêu cầu: Đọc kĩ hai Ví dụ SGK/ 14, 15 và trả lời các câu hỏi SGK.
 Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Thế nào là hoạt động giao tiếp? 
I> Các bộ phận hợp thành của VH Việt Nam: Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
 - Văn học dân gian.
 - Văn học viết.
 1. Văn học dân gian:
 - Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. 
 - Thể loại:
 + Truyện cổ dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
 + Thơ ca dân gian: tục ngữ, ca dao, câu đố,vè, truyện thơ.
 + Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng, cải lương.
 - Đặc trưng: Tính truyền miệng. - Tính thực hành. - Tính tập thể.
 2. Văn học viết:
 - Khái niệm: VH viết là những s/tác của tầng lớp tri thức được ghi lại bằng chữ viết, là s/tạo của cá nhân, VH viết mang dấu ấn của tác giả.
 - Hình thức văn tự:VH viết dùng 3 thứ chữ: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, một số ít viết bằng tiếng Pháp.
 - Hệ thống thể loại: ( SGK).
ª Hai bộ phận này phát triển song song và có ảnh hưởng qua lại với nhau, thúc đẩy sự phát triển của Vh nước nhà.
II> Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
VH viết VN có 2 thời kì: VH trung đại, VH hiện đại.
 1/ Văn học trung đại: (TK X → hết TK XIX).
 - Đây là nền VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 - Hình thành và phát triển trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học vùng ĐNA, ĐA; có quan hệ giao lưu với nhiếu nền VH khu vực, nhất là Trung Quốc.
 - VH chữ Hán tồn tại suốt thời kì này. Sự phát triển của VH chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực, thể hiện ý thức dân tộc phát triển cao.
 2/ Văn học hiện đại: ( từ đầu TK XX- hết TK XX).
 - Xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
 - Nhờ báo chí và kỹ thuật in ấn, tác phẩm văn học phổ biến rộng rãi -> Đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn
 - Xuất hiện những thể loại mới: Thơ mới, tiểu thuyết tâm lý, kịch nói...
 - Chuyển sang hệ thống thi pháp hiện đại.
 - Trong hoàn cảnh chiến tranh: có tác dụng động viên cổ vũ mạnh mẽ.
 - Sau Đại hội VI của Đảng: đổi mới sâu sắc, toàn diện với phương châm: " nhìn thẳng, nói đúng sự thật".
III> Con người Việt Nam qua văn học:
 1/ Con người Việt Nam trong quan hệ với giới tự nhiên: yêu thiên nhiên tha thiết, coi thiên nhiên là phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người.
 2/ Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Lòng yêu nước, tự hào dân tộc, Biểu hiện:
 - Tình yêu thiên nhiên quê hương xứ sở.
 - Gắn bó với phong tục cổ truyền.
 - Yêu tiếng mẹ đẻ, tự hào về truyền thống.
 - Yêu nước găn liền với lòng nhân ái.
 3/ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Luôn ước muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp à Tiền đề hình thành nên chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo.
 4/ Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: 
 - Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm: đề cao ý thức cộng đồng.
 - Trong những hoàn cảnh khác: Đề cao con ng cá nhân.
 -Xu hướng chung: xây dựng đạo lý làm người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, nhân dân...
* Hướng dẫn tự học:
 - Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài học.
 - GV gọi HS lên bảng làm bài Luyện tập 1, 2, 3/ 13.
Định hướng câu 3: VH là nhân học. Đối tượng trung tâm của VH là con người. Nhưng không hề có cpn người trừu tượng mà chỉ có con người tồn tại trong 4 mối quan hệ cơ bản. Mối quan hệ này chi phối các nội dung chính của VH, có ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng VH. Cụ thể ...
	 Ngày soạn: 20/8/09
Tuần 1: NS: 9/ 8/ 2010.
Tiết 3, 5: NG: 11/ 8/ 2010.
 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Mức độ cần đạt:
 - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
 - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.	
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích và phương tiện.
 + Hai quá trình trong hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
 + Các nhân tố giao tiếp.
 - Kĩ năng: + Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
 + Những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
Tiến trình lên lớp:
 - Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
 - Kiểm tra bài cũ: Nêu hiểu biết của em về các bộ phận của văn học Việt Nam?
 - Bài giảng:
 + Lời vào bài: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì sẽ không có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Vậy HĐGT bằng ngôn ngữ là gì? ...
 + Triển khai bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: gọi HS đọc văn bản SGK. Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
? HĐGT được SGK ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ như thế nào với nhau?
? Các nhân vật giao tiếp thay đổi lượt lời như thế nào?
? Hoạt động gia tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào? (thời gian, địa điểm)
? HĐGT đó hướng vào nội dung gì? Mục đích của cuộc giáo tiếp? Cuộc giao tiếp đó có đạt được mục đích không?
? Em hãy vận dụng kết quả của hoạt động 1 để tìm hiểu bài: Tổng quan văn học Việt Nam?
? Qua việc tìm hiểu các ngữ liệu, em hãy rút khái niệm: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?
HS: Dựa vào kết quả phân tích ngữ liệu để trả lời.
II>
1/ Bài tập này thiên về hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương. Sáng tác và thưởng thức văn chương cũng là một hoạt động giao tiếp. vì vậy để thực hiện bài tập này các em cần phải thực hiện quá trình phân tích như một đoạn hội thoại, cụ thể:
- Nhân vật giao tiếp?
- Hoàn cảnh giao tiếp?
- Nội dung giao tiếp? Mục đích giao tiếp?
- Cách nói trong câu ca doa có phù hợp với nội dung giao tiếp không?
HS: Dựa vào những gợi ý để hoàn thành bài tập.
GV: Bổ sung: cách nói đó của chàng trai mang màu sắc văn chương, thuộc về p/c văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm, nên dễ đi vào lòng người, tác động tới tình cảm của con người.
HS đọc văn bản SGK, GV định hướng. gợi ý:
* NVGT đã thực hiện giao tiếp bằng hành động ngôn ngữ cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
* Các câu trả lời bằng hình thức câu hỏi. Mục đích có phải để hỏi không? Vậy mục đích thực sự là gì?
* Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
HS: Chuẩn bị cá nhân, hoàn thành bài tập.
* GV gọi HS đọc bài thơ. GV định hướng, gợi ý:
- ND- MĐ- P.tiện mà HXH giao tiếp với người đọc?
b) Dặn dò: Soạn bài “Văn bản”.
 Yêu cầu: Nghiên cứu kĩ những ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi. Từ đó cho biết các nội dung sau:
 - Khái niệm văn bản.
 - Đặc điểm của văn bản.
 - Phân loại văn bản.
I> Thế nào là hoạt động gia tiếp bằ ngôn ngữ:
 1/ Tìm hiểu ngữ liệu:
* Văn bản 1: “Hội nghị Diên Hồng”.
 - Nhân vật giao tiếp: Vua nhà Trần và các vị bô lão.
 + Vua là người đứng đầu triều đình (bề trên).
 + Các vị bô lão là thần dân (bề dưới)
 + Các nhân vật thay đổi lượt lời:
 + Lượt 1: Vua Trần nói- các vị bô lão nghe.
 + Lượt 2: Các vị bô lão nói- nhà vua nghe.
 + Lượt 3: Nhà Vua hỏi – các vị bô lão trả lời.
 + Lượt 4: Các vị bô lão trả lời- nhà vua nghe.
=> HĐGT có 2 quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội VB.
 - Hoàn cảnh giao tiếp: 
 + Địa điểm: tại điện Diên Hồng.
 + Thời gian: 1285, Quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2 (lần 1: 1257, lần 2: 1285, lần 3: 1288).
 - Nội dung giao tiếp: 
 + Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đang ở tình trạng khẩn cấp.
 + Đề cập đến vấn đề: nên hòa hay nên đánh.
 - Mục đích giao tiếp: bàn về kế sách đánh giặc bảo vệ đất nước.
 - Kết quả giao tiếp: thành công.
* Văn bản 2: Bài “ Tổng quan văn học Việt Nam”
 - Nhân vật giao tiếp: Tác giả + HS lớp 10 (nói riêng).
 - Hoàn cảnh giao tiếp: “quy phạm”.
 - Nội dung giao tiếp: lĩnh vực “lịch sử văn học”.
 - Mục đích giao tiếp: cung cấp+ lĩnh hội kiến thức về..
 - Cách thức, phương tiện giao tiếp: dùng nhiều từ ngữ thuộc lngành KHXH, chuyên ngành ngữ văn.  ...  Đề 1: HS đạt các ý sau.
Vài nét về khái niệm “thiên cổ hùng văn” (1 điểm)
Là áng văn hùng tráng của ngàn đời. (0,5 điểm)
Những lí do khiến “Bình Ngô đại cáo’’ được xem là “thiên cổ hùng văn”: (0,5điểm)
+ Hoàn cảnh: Sáng tác sau chiến thắng lẫy lừng của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
+ Nội dung: Là bản tổng kết chiến tranh, khẳng định chân lí về độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, tuyên ngôn về độc lập dân tộc.
+ Nghệ thuật: Là áng văn nghị luận mẫu mực: bố cục chặt chẽ, lời văn hùng hồn, giọng điệu linh hoạt, hình tượng đặc sắc.
Vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (5 điểm)
Sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập dân tộc của nước ta. (1,5 điểm)
Các phương diện: Văn hiến, lãnh thổ, lịch sử, nhân tài. (1 điểm)
Nhận xét: (0,5 điểm)
+ Sự khẳng định toàn diện, sâu sắc và tiến bộ.
+ Đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc, các triều đại của ta ngang hàng với các triều đại phương Bắc.
+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ.
Bản cáo trạng đanh thép: (1,5 điểm)
- Tố cáo tội ác của kẻ thù: (1 điểm)
+ Tố cáo tội tàn sát, hành hạ người vô tội của giặc Minh.
+ Gây hoạ chiến tranh.
+ Thuế khoá nặng nề. 
+ Bóc lột sức lao động, đẩy nhân dân vào chỗ hiểm nguy.
Nhận xét: (0,5 điểm)
+ Sự tố cáo hùng hồn, tội ác kẻ thù lên đến tận cùng, trời và người đều không thể dung tha.
+ Nghệ thuật: cụ thể, kết hợp với khái quát, liệt kê, sử dụng nhiều động từ mạnh, ngắt nhịp và sử dụng câu văn dài ngắn linh hoạt.
Bài ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: (2 điểm)
Những khó khăn ban đầu gắn liền với hình tượng người anh hùng Lê Lợi. (0,5điểm)
Giai đoạn phản công gắn liền với những chiến công liên tiếp: (1 điểm)
+ Nguyên nhân chiến thắng.
+ Những chiến công tiêu biểu
+ Khí thế của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Bài ca về tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. (0,5 điểm)
Âm vang của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (1 điểm)
Là tác phẩm tiêu biểu cho lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Trang bị thêm lí luận về chủ quyền dân tộc, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
Có tác động lớn đến các tác phẩm văn học sau này, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với thế hệ trẻ.
 IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm- thu bài
 V. Dặn dò: Chuẩn bị tư liệu để thực hành bài: Viết quảng cáo
 VI. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết thứ: 102 Ngày soạn: 9/5/2010
Tập làm văn
TÊN BÀI: VIẾT QUẢNG CÁO
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất 
 lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và
 sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết quảng cáo.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, độc lập trong tư duy, sáng tạo trong làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Diễn giảng- thực hành
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 * Giáo viên: Thiết kế giáo án- đề tài
 * Học sinh: Vở soạn và dụng cụ thực hành.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
-Thế nào là văn bản quảng cáo? 
-Tác dụng?
-Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo?
Hoạt động 2: Cách viết văn bản quảng cáo
- Nêu cách viết văn bản quảng cáo?
I. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢNG CÁO:
 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống: 
 Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
 Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mỹ tục.
 II. CÁCH VIẾT VĂN BẢN QUẢNG CÁO:
 - Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
 - Chọn hình thức quảng cáo.
 + Chọn phương pháp trình bày.
 + Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đồi, các kiểu câu khẳng định.
 + Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày. 
 IV. Củng cố: GV gọi HS đọc ghi nhớ để củng cố bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2: thực hành vẽ áp phích quảng cáo và viết văn bản quảng cáo
 VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 103 Ngày soạn: 9/5/2010
Tập làm văn
TÊN BÀI: VIẾT QUẢNG CÁO
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất 
 lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và
 sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết quảng cáo.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, độc lập trong tư duy, sáng tạo trong làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Diễn giảng- thực hành
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 * Giáo viên: Thiết kế giáo án- đề tài
 * Học sinh: Vở soạn và dụng cụ thực hành.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 3
GV: Chia nhóm HS
- Nhóm 1: Vẽ và viết quảng cáo về điện thoại di động.
- Nhóm 2: Vẽ và viết quảng cáo về lĩnh vực điện tử.
- Nhóm 3: Vẽ và viết quảng cáo về thời trang
- Nhóm 4: Vẽ và viết quảng cáo về du lịch
HS: Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét, cho điểm
III. Luyện tập:
Vẽ áp phích và viết văn bản quảng cáo
 IV. Củng cố: Nhận xét giờ thực hành và cho điểm
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: trả bài kiểm tra HKII
 VI. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 104 Ngày soạn: 10/5/2010
Tập làm văn
TÊN BÀI: TRẢ BÀI KIỂM TRA HKII
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình.
 Biết cách sửa chữa các lỗi trong bài văn, nắm chắc hơn cách viết bài văn nghị luận
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá, sửa lỗi.
3. Thái độ: Có ý thức xem lại và hoàn chỉnh bài viết của mình.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Nhận xét- đánh giá
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 * Giáo viên: Thiết kế giáo án- bài làm của HS
 * Học sinh: Vở soạn và dàn ý của đề ra
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn HS phân tích đề
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn HS lập dàn ý
HS: Làm việc cá nhân, lập dàn ý
Hoạt động 3
GV: Nhận xét- sửa lỗi
- Ưu điểm: nắm được kiến thức cơ bản để làm bài. Bài văn có cảm xúc chân thật, nêu được những kiến thức cơ bản.
 - Khuyết điểm: Chưa học bài kỹ cho nên kết quả chưa cao. Bài văn còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt, còn sử dụng văn nói vào bài viết, chưa khái quát vấn đề để nâng cao ý
I. Đề và phân tích đề:
Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày đặc điểm của Tiếng Việt thời Bắc thuộc? Nêu một số phương thức Việt hóa tiếng Hán? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2 (2 điểm) Cho bài thơ sau: 
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
 Câu 3: (6 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau
a. Đề 1: Trong văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Em hãy là rõ vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” đó?
 b. Đề 2: Hãy thuyết minh đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du?
 II. Lập dàn ý:
Đề 1: HS đạt các ý sau.
1. Vài nét về khái niệm “thiên cổ hùng văn” (1 điểm)
- Là áng văn hùng tráng của ngàn đời. (0,5 điểm)
- Những lí do khiến “Bình Ngô đại cáo’’ được xem là “thiên cổ hùng văn”: (0,5điểm)
+ Hoàn cảnh: Sáng tác sau chiến thắng lẫy lừng của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
+ Nội dung: Là bản tổng kết chiến tranh, khẳng định chân lí về độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, tuyên ngôn về độc lập dân tộc.
+ Nghệ thuật: Là áng văn nghị luận mẫu mực: bố cục chặt chẽ, lời văn hùng hồn, giọng điệu linh hoạt, hình tượng đặc sắc.
2. Vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (5 điểm)
- Sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập dân tộc của nước ta. (1,5 điểm)
- Các phương diện: Văn hiến, lãnh thổ, lịch sử, nhân tài. (1 điểm)
- Nhận xét: (0,5 điểm)
+ Sự khẳng định toàn diện, sâu sắc và tiến bộ.
+ Đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc, các triều đại của ta ngang hàng với các triều đại phương Bắc.
+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ.
- Bản cáo trạng đanh thép: (1,5 điểm)
- Tố cáo tội ác của kẻ thù: (1 điểm)
+ Tố cáo tội tàn sát, hành hạ người vô tội của giặc Minh.
+ Gây hoạ chiến tranh.
+ Thuế khoá nặng nề. 
+ Bóc lột sức lao động, đẩy nhân dân vào chỗ hiểm nguy.
- Nhận xét: (0,5 điểm)
+ Sự tố cáo hùng hồn, tội ác kẻ thù lên đến tận cùng, trời và người đều không thể dung tha.
+ Nghệ thuật: cụ thể, kết hợp với khái quát, liệt kê, sử dụng nhiều động từ mạnh, ngắt nhịp và sử dụng câu văn dài ngắn linh hoạt.
- Bài ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: (2 điểm)
- Những khó khăn ban đầu gắn liền với hình tượng người anh hùng Lê Lợi. (0,5điểm)
- Giai đoạn phản công gắn liền với những chiến công liên tiếp: (1 điểm)
+ Nguyên nhân chiến thắng.
+ Những chiến công tiêu biểu
+ Khí thế của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
- Bài ca về tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. (0,5 điểm)
3. Âm vang của áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”. (1 điểm)
- Là tác phẩm tiêu biểu cho lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Trang bị thêm lí luận về chủ quyền dân tộc, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
- Có tác động lớn đến các tác phẩm văn học sau này, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với thế hệ trẻ.
III. Nhận xét bài làm của HS:
 IV. Củng cố: Phát bài- vào điểm
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Hướng dẫn học hè.
 VI. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 10. Uy Lit Xo Tr_ V_.Giao An Van 10..doc