I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI GIẢNG
- Học sinh biết được khái niệm về hệ điều hành.
- Học sinh biết được các chức năng và thành phần của hệ điều hành.
- Học sinh biết được các loại hệ điều hành,
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
III. NỘI DUNG
1. Ổn định tổ chức lớp (1)
Lớp Tổng số Vắng
2. Bài mới.
Bài 10. Khái niệm về hệ điều hành Ngày soạn: 02/10/2008 Ngày dạy : 20/10/2008 Người soạn:Nguyễn Trung Quyết GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường Lớp:Tiết: I. Mục đích và yêu cầu của bài giảng - Học sinh biết được khái niệm về hệ điều hành. - Học sinh biết được các chức năng và thành phần của hệ điều hành. - Học sinh biết được các loại hệ điều hành, II. Phương tiện dạy học - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. III. Nội dung 1. ổn định tổ chức lớp (1’) LớpTổng sốVắng 2. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh T.gian GV: Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết phần cứng máy tính là một hệ thống vô cùng phức tạp với rất nhiều thành phần. Do vậy việc quản lí và điều khiển máy là rất khó khăn. ở thời kì đầu phương thức khai thác máy là trực tiếp theo đó chương trình được viết trên ngôn ngữ máy và người sử dụng có thể can thiệp trực tiếp vào mọi quá trình làm việc của máy. phương thức làm việc như vậy rất kém hiệu quả. để khắc phục nhược điểm đó thì HĐH đã được thiết kế với mục tiêu dùng máy tính để quản lí chính nó. Vậy thì HĐH là gì? Chức năng và thành phần của nó như thế nào? Để biết được điều này thì chúng ta đi vào bài hôm nay? GV: Ghi tên đầu bài lên bảng. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm hệ điều hành: GV: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hệ điều hành. Định nghĩa trong SGK là một trong số đó đứng về phương diện của người sử dụng. Bây giờ một em hay đứng dậy đọc định nghĩa trong SGK cho thầy. GV: Nêu lại định nghĩa và cho học sinh ghi bài. GV: Như vậy “HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống”. Nhưng hệ thống ở đây là gì? Nó chính là sự kết hợp giữa hệ điều hành và các thiết bị kĩ thuật hay nói cách khác là sự kết hợp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi. GV: Nếu như không có hệ điều hành thì chúng ta không thể giao tiếp được với máy tính và máy tính cũng không thể hoạt động được. GV: Hệ điều hành thường được lưu trữ dưới dạng các môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài như đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD GV: Hãy kể tên một số hệ điều hành mà em biết: GV: Nhận xét câu trả lời và tổng hợp: Hiện nay có rất nhiều HĐH được sử dụng thông dụng như: MS-DOS, Windows, Unix, Linux,HĐH mạng... GV: Mặc dù vậy thì chúng ta cũng có thể cài nhiều HĐH trên cùng một máy tính, tuỳ thuộc vào cấu hình máy hiện có và tuỳ thuộc nhu cầu của công việc của chúng ta. Có rất nhiều HĐH như vậy nhưng chức năng và thành phần của chúng là tương đối giống nhau. Để biết được chức năng và thành phần của hệ điều hành như thế nào thi chúng ta đi vào phần 2 của bài. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu chức năng và thành phần của hệ điều hành. GV: Qua theo dõi SGK em nào hay cho thầy biết chức năng chính của HĐH là gì? GV: Như vậy HĐH có 5 chức năng chính đó là: + Tổ chức giao tiếp giữa người dùng với hệ thống. + Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. + Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin. + Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện hiệu quả. + Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống. GV: Giải thích rõ hơn về từng chức năng. GV: Để đảm bảo được các chức năng này, HĐH phải có các môđun chương trình tương ứng, các môđun này hợp lại thành nhóm theo chức năng, các nhóm này chính là các thành phần của HĐH. GV: Như vậy HĐH gồm có các thành phần sau: + Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng với hệ thống + Quản lí tài nguyên bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên. + Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí. GV: Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì ngày càng có nhiều HĐH khác nhau để giúp người dùng khai thác máy tính dễ dàng hiệu quả hơn. Do đó việc phân loại HĐH là việc cần thiết cho quá trình sử dụng máy tính của chúng ta. 3. Hoạt động 3: Giới thiệu các HĐH GV: Hiện nay HĐH có 3 loại chính: Đơn nhiệm một người dùng, đa nhiệm một người dùng và đa nhiệm nhiều người dùng. GV: Nêu và giải thích từng loại HĐH: + Đơn nhiệm một người dùng: Trong HĐH này các chương trình được thực hiện lần lượt, mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng nhập vào hệ thống. Việc này cũng giống như việc xếp hàng mua vé: sau khi người này mua vé xong thì mới đến lượt người kia mua. MS-DOS chính là HĐH thuộc loại này.việc sử dụng HĐH hành loại này thường không đòi hỏi cấu hình máy phải quá cao. + Đa nhiệm một người dùng: HĐH này chỉ cho phép một người dùng được đăng nhập vào hệ thống nhưng lại có thể thực hiện được nhiều công việc cùng một lúc.Đối với HĐH loại này chúng ta có thể vừa nghe nhạc vừa thực hiện công việc đánh văn bản.VD: HĐH Windows 95. HĐH loại này đã đòi hỏi máy phải có cấu hình tương đối cao. + Đa nhiệm nhiều người dùng: HĐH loại này cho phép nhiều người dùng được đăng nhập vào hệ thống và hệ thông có thể thực hiện đồng thời nhiều công việc. VD: HĐH Windows XP, Windows 2000 Server. HĐH này đòi hỏi máy phải có cấu hình cực cao. GV: Với các chức năng và công dụng của các HĐH như vậy thì theo em HĐH nào sử dụng thuận tiện dễ dàng hơn trong việc thực hiện các công việc đòi hỏi cần nhiều người thực hiện? GV: Đúng vậy với HĐH này thì chúng ta có thể tiết kiệm thời gian một cách đáng kể trong việc thực hiện các công việc. Và đây cũng chính là phương hướng phát triển của các công ty sản xuất HĐH ngày nay. Và tất nhiên chúng ta sẽ có càng nhiều cơ hội để sử dụng những HĐH còn hiện đại hơn những HĐH mà ta đang sử dụng. HS: Nghe giảng HS: Ghi bài HS: Đọc bài HS: Nghe giảng và ghi bài. HS: Nghe giảng và ghi chép. HS: Nghe giảng và ghi bài HS: Ghi bài HS: MS-DOS, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows XP HS: Ghi bài. HS: Nghe giảng và ghi chép HS: Trả lời câu hỏi. HS: Nghe giảng và ghi bài. HS: Nghe giảng. HS: Nghe giảng. HS: Ghi bài. HS: Nghe giảng. HS: Nghe giảng. HS: Nghe giảng và ghi bài. HS: HĐH đa nhiệm nhiều người dùng. HS: Nghe giảng 4’ 14’ 1’ 10’ 5’ 7’ 4. Củng cố. (2’) - Nhắc lại khái niệm về HĐH. - Các chức năng và thành phần chính của HĐH. - Các loại HĐH. 5. Dặn dò. (1’) - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc bài đọc thêm: “Lịch sử phát triển HĐH” - Đọc trước bài 11. IV. Rút kinh nghiệm sau bài giảng.
Tài liệu đính kèm: