Giáo án môn Tin học 10 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (tiết 2)

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (tiết 2)

I. Mục đích, yêu cầu

- Các khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản;

- Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản;

- Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.

II. Nội dung cụ thể

1. Ổn định tổ chức lớp.

- Kiểm tra sĩ số: Tổng: Vắng: Có phép:

 Không phép:

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 7388Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2).
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Mục đích, yêu cầu
Các khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản;
Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản;
Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.
Nội dung cụ thể
ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số:	Tổng: 	Vắng: 	Có phép:
	Không phép:
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Câu 1: Hệ soạn thảo văn bản là gì? Hãy mô tả các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản?
Trả lời: 
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
Các chức năng chung của hệ soạn thảo:
+ Nhập và lưu trữ văn bản.
+ Sửa đổi văn bản: sửa đổi kí tự và từ, sửa đổi cấu trúc văn bản
+ Trình bày văn bản : khả năng định đạng kí tự, khả năng định dạng đoạn văn bản, khả năng định dạng trang văn bản.
- Một số chức năng khác: Tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, tự động sửa lỗi khi gõ sai.
Triển khai bài mới
Đặt vấn đề: ở các chương trước các em đã được làm quen với máy tính và được thực hành với HĐH Windows. Các em thấy rằng hầu hết các HĐH đều được viết bằng tiếng anh, và bàn phím máy tính được chế tạo không phải để gõ tiếng việt. Do đó chúng ta phải được trang bị thêm các công cụ phần mềm thì mới có thể gõ được tiếng việt. Quy ước trong việc gõ văn bản như thế nào?, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Bài 14. Khái niệm về soạn thảo văn bản (Tiết 2)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản.
a. Các đơn vị xử lí trong văn bản
- Kí tự (Character): Đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản.
VD: a, b, c, 1, 2, 3, +, -, *, /
- Từ (Word): Là tập hợp các kí tự nằm giữa hai dấu trống và không chứa dấu trống.
- Dòng văn bản (Line): Là tập hợp các từ theo chiều ngang trên cùng một dòng.
- Câu (Sentence): Là tập hợp nhiều từ kết thúc bằng một trong các dấu kết thúc câu: dấu chấm 
(.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!)
- Đoạn văn bản (Paragraph): Là tập hợp các câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, các đoạn được phân cách với nhau bởi dấu xuống dòng.
- Trang, trang màn hình: Toàn bộ văn bản được định dạng để in ra trên một trang giấy được gọi là trang, trang màn hình là phần văn bản được hiển thị trên màn hình tại một thời điểm.
b) Một số quy ước trong việc gõ văn bản
- Các dấu ngắt câu phải đặt sát từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó còn nội dung.
- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách, giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một làn Enter.
- Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Tương tự, các dấu đóng 
- GV: Ngày nay, chúng ta tiếp xúc nhiều với các văn bản được gõ trên máy tính, trong số đó cũng có những văn bản không tuân theo các quy ước chung của việc soạn thảo, gây ra sự không nhất quán và thiếu tôn trọng người đọc. Một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu học soạn thảo văn bản là phải tôn trọng các quy định chung này, để văn bản soạn thảo ra được nhất quán và khoa học. 
- Trong một số trường hợp vì lý 
ngoặc và các dấu đóng nháy phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. 4. Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản.
Xử lí chữ Việt trong máy tính
do thẩm mỹ người ta không theo quy tắc này 100%.
- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.
GV : Hiện nay đã có một số phần mềm xử lí được các chữ như : chữ Việt (quốc ngữ), chữ Nôm, chữ Thái, Để xử lí chữ Việt trên máy tính cần phân biệt một số công việc chính.
Gõ chữ Việt
Một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt phổ biến hiện nay: Vietkey, VietSpell, Unikey
Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay :
+ Kiểu TELEX ;
+ Kiểu VNI .
GV : Người dùng đưa văn bản vào máy tính, nhưng trên bàn phím không có một số kí tự trong tiếng Việt vì vậy cần có các chương trình hỗ trợ.
GV : Quy ước, ý nghĩa của các phím theo kiểu gõ TELEX :
f = huyền
s = sắc
r = hỏi
x = ngã
j = nặng
aa = â
aw = ă
ee = ê
oo = ô
w. uw, ] = ư
ow, [ = ơ
dd = đ
z = khử dấu (xoá dấu)
c. Bộ mã chữ Việt
GV: Hiện nay có rất nhiều bộ mã và font khác nhau không 
Bộ mã Unicode đang ngày càng được dùng phổ biến trên thế giới, nhất là cho những hoạt động xử lý thông tin toàn cầu. Và Việt Nam chúng ta đang chuyển sang dùng bộ mã Unicode và thống nhất mọi việc xử lý chữ việt.
 Bên cạnh bộ mã Unicode ở VN còn 2 bộ mã thông dụng là TCVN3(ABC) và VNI.
thống nhất. Do vậy văn bản chữ việt soạn từ máy tính này gửi sang máy khác lại không đọc được.
GV: Nếu chỉ có bộ gõ tiếng việt và bộ mã hỗ trợ cho tiếng việt không thôi thì không thể hiển thị và in ra chữ Việt được. Chúng ta cần bộ font chữ Việt tương ứng với từng bộ mã.
d.Bộ font chữ việt.
Để dùng được tiếng việt trong soạn thảo văn bản chúng ta cần có: chương trình gõ tiếng việt, bộ mã hỗ trợ tiếng việt và bộ font chữ việt tương ứng.
VD: Bộ mã TCVN3(ABC): VnTime, VnArial
GV: Để máy tính có thể thực 
e.Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt.
Hiện nay đã có nhiều phần mềm chuyên dụng giúp xử lý tiếng Việt: kiểm tra chính tả, nhận dạng chữ Việt, nghe và phát âm chữ Việt..
hiện các thao tác xử lý khác có liên quan tới chữ Việt chúng ta cần dùng các fần mềm xử lý được các đặc thù của chữ Việt.
4. Củng cố dặn dò.
+ Học kỹ bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới.
+ Đặc biệt là phải học thuộc ít nhất 1 trong 2 kiểu gõ Telex và Vni.
III. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docKN ve soan thao van bantiet 210.doc