Giáo án môn Tin học 10 - Bài 30: Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 30: Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức: - Biết vai trò của biểu đồ trong biểu diễn dữ liệu, khả năng tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu và các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ.

 - Biết các bước cần thực hiện để lọc dữ liệu từ danh sách dữ liệu.

 Kỹ năng: - Tạo biểu đồ từ danh sách dữ liệu

 - Thực hiện các thao tác sửa đổi biểu đồ.

 Thái độ: - Vận dụng kiến thức vào các bài toán thống kê.

 - Làm việc có tính khoa học, tác phong công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động.

 - Ý thức tìm hiểu nghề tin học văn phòng.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: - Giáo án, Slide mô tả khái niệm, phiếu học tập, các câu hỏi trắc nghiệm, .

 - Các tập tin danh sách dữ liệu.

 Học sinh: Xem SGK

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 30: Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 85
Ngày soạn: 24/9/2010
BÀI 30. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU
@ Kiến thức: 	- Biết vai trò của biểu đồ trong biểu diễn dữ liệu, khả năng tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu và các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ.
	- Biết các bước cần thực hiện để lọc dữ liệu từ danh sách dữ liệu.
@ Kỹ năng:	- Tạo biểu đồ từ danh sách dữ liệu
	- Thực hiện các thao tác sửa đổi biểu đồ.
@ Thái độ:	- Vận dụng kiến thức vào các bài toán thống kê.
	- Làm việc có tính khoa học, tác phong công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động.
	- Ý thức tìm hiểu nghề tin học văn phòng.
II. CHUẨN BỊ
@ Giáo viên: - Giáo án, Slide mô tả khái niệm, phiếu học tập, các câu hỏi trắc nghiệm,.
	- Các tập tin danh sách dữ liệu.
@ Học sinh:	Xem SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠC ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1:Tìm hiểu biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ
-Biểu đồ là hình ảnh trực quan để biểu diễn dữ liệu.
- Có các dạng biểu đồ thường dùng phổ biến
* Biểu đồ cột: so sánh dữ liệu trong nhiều cột.
*Biểu đồ đường gấp khúc: so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng giảm của dữ liệu.
* Biểu đồ hình tròn: mô tả tỉ lệ của từng dữ liệu so với tổng dữ liệu.
Khi tạo biểu đồ cần lưu ý:
+ Xác định dữ liệu cần thiết để biểu diễn trên biểu đồ.
+ Xác định dạng biểu đồ phù hợp mục tiêu điểu diễn dữ liệu
Đặt vấn đề khi thực hành môn Địa lý các em dựa trên bảng số liệu đề bài cho và vẽ biểu đồ.
Vậy các em biết bao nhiêu cách vẽ biểu đồ?
Hãy nêu quy trình vẽ một loại biểu đồ mà em biết.
Làm thế nào để vẽ được một biểu đồ nhanh đẹp chính xác không ?
Học sinh trả lời dựa trên các kiến thức đã học ở môn địa.
Học sinh trình bày các loại biểu đồ và nêu quy trình vẽ.
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Quy trình tạo biểu đồ bằng bảng tính
j Chọn một ô trong bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
k Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ chuẩn.
l Thao tác từng bước để tạo các thông tin cần thiết đề xây dựng biểu đồ. (gồm 4 bước)
+ Bước 1: Chọn dạng biểu đồ
+ Bước 2: Xác định miền dữ liệu để vẽ biểu đồ.
+ Bước 3: Chọn các tùy chọn của biểu đồ.
+ Bước 4: Chọn vị trí đặt biểu đồ.
Yêu cầu học sinh mở SGK P212 nêu lên quy trình tạo một biểu đồ trên bảng tính.
Cho học sinh lên thao tác cho các bạn xem.
Giáo viên nhận xét.
Khi tạo xong biểu đồ ta cần chỉnh sửa lại cho phù hợp về số liệu, màu sắc ta phải làm như thế nào ?
Ví dụ như thay đổi màu tô, kích thước, vùng vẽ biểu đồ, dạng biểu đồ .
Đọc SGK và thảo luận
Đề cử đại diện nhóm lên trình bày.
Vừa trình bày vừa mô tả.
Học sinh ghi nhận nhận xét.
Học sinh gặp phải khó khăn khi nhập sai dữ liệu
Hoạt động 3: Chỉnh sửa biểu đồ
Nháy chuột trên biểu đồ cần chỉnh sửa làm xuất hiện thanh công cụ Chart. 
* Chọn và thay đổi các tính chất bằng cách nháy đúp lên biểu đồ.
* Thay đổi kích thước và vị trí đặt biểu đồ.
a. Vị trí:
 Nháy chuột lên biểu đồ và chọn Plot Are.
‚ Đưa trỏ chuột vào trong vùng biểu đồ và kéo đến vị trí mới.
b. Kích thước:
 Nháy chuột lên biểu đồ và chọn Chart Are.
‚ Kéo thả chuột tại nút (cạnh/góc) để thay đổi theo cạnh hoặc đồng thời hai kích thước vùng vẽ biểu đồ.
* Thay đổi dạng biểu đồ.
 Chọn biểu đồ và nháy vào mũi tên trong hình bên 
‚ Chọn dạng biểu đồ thích hợp.
Yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận để giải quyết vấn đề trên.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu rõ từng nutá lệnh trên thanh công cụ.
Hướng dẫn cho học sinh cách hiệu chỉnh biểu đồ.
Chỉ bằng lý thuyết qua các Slide trình diễn, sau đó vừa mô tả lại vừa làm trực tiếp trên bảng tính.
Học sinh đọc SGK và trả lời tình huống trên
Các nhóm làm việc và nêu ra từng bước để hiệu chỉnh biểu đồ lại cho phù hợp với những yêu cầu của giáo viên.
Học sinh ghi lại các quy trình hiệu chỉnh biểu đồ
Theo dõi quá trình thực hiện của giáo viên.
IV. CỦNG CỐ 
1. Nêu các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu.
2. Khi tạo biểu đồ, ngay từ bước 1 ta nháy Finish. Khi đó kết quả sẽ như thế nào?
3. Nêu các bước chung cần thực hiện để chỉnh sửa biểu đồ.
V. DẶN DÒ.
- Xem lại các quy trình tạo và hiệu chỉnh biểu đồ.
- Thực hiện ở nhà cho thuần thục thao tác.
- Xem lại toàn bộ các kiến thức về bảng tính để chuẩn bị cho tiết thực hành tổng hợp.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai:
	a.Mạng có dây kết nối các máy tính bằng cáp
	b.Mạng không dây kết nối các máy tính bằng sóng Radio, bức xạ hồng ngoại, 
	sóng truyền qua vệ tinh
	c.Mạng không dây không chỉ kết nối các máy tính mà còn cho phép kết nối các 
	điện thoại di động.
	d.Mạng có dây có thể đặc cáp đến bất cứ địa điểm và không gian nào.
Câu 2: Tìm phát biểu sai về mạng kết nối kiểu vòng nêu dưới đây:
	a.Các máy tính được nối trên một vòng cáp khép kín (không có đầu hở)
	b.Phương tiện kết nối đơn giản và dễ lắp đặc
	c.Mọi máy tính đều có nguồn truy cập mạng như nhau
	d.Dữ liệu truyền trên cáp theo hai chiều nhận và gửi ngược nhau.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mạng kết nối kiểu đường thẳng:
	a.Tất cả các máy tính kết nối vào một cáp trục do đó tiết kiệm cáp.
	b.Kết nối tương đối đơn giản
	c.Số máy tính trong mạng không ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docBai30 LT.doc