I. MỤC ĐÍCH:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí nghề trong xã hội;
- Biết thông tin cơ bản về nghề Tin học văn phòng;
- Có ý thức tìm hiểu nghề và định hướng nghề cho tương lai.
2. Kỹ năng:
Biết cách tìm kiếm thông tin về nghề Tin học văn phòng.
3. Thái độ:
Ý thức học tập nghiêm túc, ham tìm hiểu để có định hướng đúng về việc chọn lựa nghề phù hợp cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước SGK.
III. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG:
Tiết: 100 Ngày soạn: 28/9/2010 BÀI 34: TÌM HIỂU NGHỀ I. MỤC ĐÍCH: 1. Kiến thức: Biết được vị trí nghề trong xã hội; Biết thông tin cơ bản về nghề Tin học văn phòng; Có ý thức tìm hiểu nghề và định hướng nghề cho tương lai. 2. Kỹ năng: Biết cách tìm kiếm thông tin về nghề Tin học văn phòng. 3. Thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc, ham tìm hiểu để có định hướng đúng về việc chọn lựa nghề phù hợp cho bản thân. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, phiếu học tập. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước SGK. III. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÌM HIỂU NGHỀ: 1. Sự cần thiết phải tìm hiểu thông tin nghề nghiệp: - Chọn nghề là một quá trình lâu dài và đòi hỏi không ít nỗ lực của bản thân, gia đình và xã hội. - Thông tin cần tìm hiểu: Thông tin về nghề; Thông tin về đào tạo nghề; Sự phù hợp của nghề; Xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề. - Việc hiểu biết về nghề là để tìm ra nghề phù hợp với sở thích và năng lực sở trường của bản thân. 2. Một số nguồn thông tin nghề nghiệp: Sách báo; Các thông tin tuyển sinh; Trung tâm tư vấn; Cha, mẹ và người thân. Mạng internet. Các buổi tham quan, giao lưu, hội chợ việc làm. Hoạt động 1: Tìm hiểu nghề a. Mục tiêu: Giúp cho học sinh thấy được việc tìm hiểu các lĩnh vực nghề trước khi đi đến quyết định chọn nghề là rất cần thiết. b. Tiến hành: - Dẫn đề: Nêu lý do cần tìm hiểu nghề. - Giải thích bằng VD: “Muốn trở thành Bác sĩ phải mất 12 năm phổ thông + 4 năm đại học + 2 năm thực tập ở bệnh viện. Vượt qua hàng trăm kỳ thi, chi phí cho việc học, sách vở, quần áo, ăn ở, đi lạikhông thể tính được.” - GV cho HS thấy tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp. Ví dụ tin học có các ngành tin học văn phòng, sửa chữa máy tính, thiết kế đồ họa, kỹ xảo truyền hình, quảng cáo, thiết kế website, kinh doanh phần mềm - Hỏi: Trước khi quyết định chọn cho mình một nghề thì em cần tìm biết những thông tin gì? - Tại sao chúng ta cần tìm hiểu kỹ khi chọn nghề? Phân tích thêm. VD: Nghề Lái xe; đặc điểm và yêu cầu của nghề có sức khoẻ tốt, trình độ TN THCS; có lương tâm nghề nghiệp; điều kiện làm việc chịu áp lực cao, dễ kiếm việc làm, có thu nhập cao; chống chỉ định: có dị tật về mắt, tay, chân. Thông tin về nghề: Các trung tâm đào tạo GPLX của Bộ GTVT, Trung tâm dạy nghề QK 9, học phí 4-6 triệu, thời gian học 6-18 tháng tuỳ theo hạng bằng lái. - GV phát vấn: “Mục đích của việc hiểu biết về nghề nghiệp của mình là gì?” - Giải thích: nguồn thông tin là nơi cung cấp thông tin. - Hướng dẫn cách tìm các nguồn thông tin. c. Tiểu kết: - Việc tìm hiểu nghề một nghề trước khi đi đến quyết định chọn một nghề là rất cần thiết. - Biết lý do cần tìm hiểu nghề. - Nhận thức được chọn nghề cho bản thân. Nắm được mỗi lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi trình độ, chuyên môn nhất định. - Nhận thức được tính đa dạng, phong phú của nghề nghiệp. - Trả lời trong SGK: Thông tin về nghề; Thông tin về đào tạo nghề; Sự phù hợp của nghề; Năng lực bản thân để hiểu biết được phù hợp nghề. - Thông qua VD học sinh sẽ nhận thức được phải tìm các thông tin chi tiết về nghề. Nếu không nắm rõ thông tin sẽ rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang” mà không học được nghề. Trả lời: định hướng và chọn lựa nghề phù hợp với bản thân, sở thích - Biết được các kênh thông tin cần khai thác như thông qua sách báo, đài, TV, bạn bè, người thân II. ĐẶC ĐIỂM & YÊU CẦU CỦA NGHỀ: 1. Đối tượng và công cụ lao động của nghề: a. Đối tượng: Các chương trình ứng dụng trong CTVP Các loại VB hành chính, bảng biểu, bảng tính trong công việc văn phòng. Tài nguyên trên mạng b. Công cụ: Máy vi tính + Internet. Các thiết bị lưu trữ và lưu trữ dự phòng thông tin. Máy in, photocopy, điện thoại/fax 2. Nội dung lao động của nghề THVP: - Soạn thảo, lưu trữ các văn bản hành chính hoặc văn bản nội bộ cơ quan. - Lập bảng tính, thống kê, quản lý dữ liệu. - Quản lý và lưu trữ các công văn đi, đến. - Lập lịch công tác. - Tạo, quản lý các bài trình chiếu và trình diễn chúng. - Khai thác dữ liệu và tài nguyên trên mạng. 3. Điều kiện làm việc: - Làm việc trong nhà, trang bị máy điều hoà nhiệt độ và hệ thống chiếu sáng đầy đủ. - Công việc có ảnh hưởng đến thị lực, cột sống. 4. Yêu cầu của nghề: - Tốt nghiệp THCS, Ngoại ngữ A, hiểu biết nhất định về văn bản quản lý nhà nước, có óc thẩm mỹ, sáng tạo. - Sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng văn phòng thành thạo. - Làm việc cẩn thận, kiên trì, thận trọng và chính xác. - Có sức khỏe trung bình, không bệnh tật. 5. Triển vọng của nghề: - Nghề THVP luôn phát triển để phục vụ phát triển CNH, HĐH đất nước. - Tương lai của nghề luôn gắn liền với mọi lĩnh vực KT-CT-XH. - THVP có điều kiện phát triển ở thành thị lẫn nông thôn. 6. Những nơi đào tạo: a. Một số địa chỉ đào tạo: Ngắn hạn: Trung tâm dạy nghề huyện. Trung tâm KTTH-HN Các cơ sở dạy nghề tư nhân. Các trung tâm dạy nghề xã hội. Dài hạn: cao đẳng, đại học. b. Yêu cầu tuyển sinh: Ngắn hạn: TN THCS Dài hạn: TN THPT và đăng kí tuyển sinh đại học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu của nghề. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm bắt được đặc điểm, yêu cầu, triển vọng của nghề THVP. Tiến hành: Dẫn ý: Thế giới nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú, có hàng vạn nghề với những chuyên môn khác nhau. Ngành nghề nào cũng có những đối tượng, đặc điểm, yêu cầu và sử dụng công cụ, phương tiện khác nhau. Giả sử trong nghề dạy học thì đối tượng lao động chính là các học sinh; công cụ lao động là giáo án, sách vở, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, phấnHoặc nghề lái xe taxi có đối tượng lao động là hành khách; công cụ lao động là chiếc xe taxiVậy nghề THVP có đối tượng lao động là gì? Hỏi: Cô (thầy) văn phòng muốn làm việc hiệu quả thì cần những công cụ lao động hỗ trợ nào? GV giới thiệu sơ lược chức năng của các công cụ VP. Dẫn ý: Là một nhân viên mới, bạn tự hỏi: “Tôi phải bắt đầu từ đâu? cần làm những công việc gì? Và làm như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi này thì bạn đã xác định được nội dung lao động của nghề. - Hỏi: Ở trường ta, các em thường thấy công việc của cô (thầy) văn phòng làm gì? - Gọi HS khác. - Nhận xét và bổ sung ý kiến cho hoàn chỉnh. - Làm việc theo nhóm, phát phiểu học tập và yêu cầu HS điền vào. - Sau 3 phút, thu lại phiếu học tập, tổng hợp và phân tích. - Nhắc nhở học sinh về an toàn lao động của nghề THVP có ảnh hưởng đến thị lực, cột sống do phải tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Dẫn ý: Trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, kiến thức nhất định. Đối với nghề THVP thì phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào? Nhận xét và góp ý thêm cho hoàn chỉnh. Nhấn mạnh thêm: Văn phòng là đầu mối giao tiếp của cơ quan nên người làm công tác văn phòng cần có khả năng ứng xử lịch sự, nhẹ nhàng và mềm dẻo, có thái độ thân thiện và đặt nhiệm vụ phục vụ lên hàng đầu. Dẫn ý: Hiện nay, chính phủ đang rất nỗ lực cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho nhân dân, mà hiệu quả nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng. Vì thế, mà nghề THVP có rất nhiều triển vọng, rất dễ tìm kiếm cơ hội việc làm. - Giả sử thầy là một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, những thông tin mà các em muốn hỏi về nghề THVP là gì? Tư vấn và giới thiệu một số địa chỉ đào tạo nghề tin học văn phòng để sau này học sinh có thể liên hệ. - Sau khi TN THPT, các em cần phải đăng ký thi tuyển sinh đại học ở các trường CNTT và tham gia học phần “Tin học VP”, sau khi học xong trường sẽ cấp giấy chứng nhận nghề cho các em. Tiểu kết: Chọn nghề phải tìm hiểu kỹ thông tin về đặc điểm, yêu cầu của nghề. Chọn nghề phải chú ý đến triển vọng phát triển của nghề để dễ dàng có cơ hội tìm việc làm. Lắng nghe ví dụ gợi ý của GV và liên hệ đến đối tượng của nghề THVP. - Xem SGK và trả lời: Các chương trình ứng dụng trong công tác VP như Windows, Word, Excel Các văn bản, báo cáo Tài nguyên trên mạng Trả lời: Máy vi tính + internet, máy in, điện thoại/fax, photocopy. Trả lời những hiểu biết của em khi liên hệ công việc với văn phòng: Nhận, trả sổ đầu bài Đăng ký thi nghề Rút học bạ Xin giấy ra/vào lớp Chia nhóm thảo luận và điền vào phiếu học tập. Biết quý trọng sức khoẻ, làm việc khoa học và có thời gian thư giãn hợp lý. Trả lời: biết sử dụng vi tính; yêu nghề; sức khoẻ tốt HS sẽ nhận thức được triển vọng phát triển của nghề trong tương lai; dễ dàng tìm kiếm được cơ hội việc làm vì phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Hình thành ước mơ, hoài bão và phấn đấu học tập để biến ước mơ thành hiện thực. Hỏi: “Muốn học nghề THVP thì đăng ký ở đâu? Hình thức học như thế nào? Học phí ra sao? Thời gian?..” Học sinh sẽ có thông tin ban đầu về địa chỉ đào tạo, yêu cầu cơ bản hình thức đào tạođể có định hướng cho sự quyết định lựa chọn nghề cho bản thân. IV. CỦNG CỐ Sự thành công hay thất bại trong cuộc sống của bạn chính là sự quyết định đúng đắn, lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với năng lực thực sự và lòng yêu nghề; Trước khi đi đến quyết định chọn nghề bạn nhất thiết cần phải tìm hiểu thông tin cặn kẽ từ nhiều kênh thông tin như báo chí, internet, tư vấn tại các trung tâm,..Đặc biệt là người thân, cha mẹ đã từng trải qua những kinh nghiệm trong cuộc sống nên chắc chắn sẽ có những lời khuyên bổ ích cho bạn; Và bạn nên nhớ rằng, trong thành công của bạn luôn có 1% may mắn và 99% còn lại là nổ lực của bản thân. V. DẶN DÒ Để hiểu được một nghề cần chú ý đến những thông tin nào? Em hãy cho biết nội dung chủ yếu của nghề phổ thông? Nghề Tin học Văn phòng có triển vọng phát triển như thế nào? Muốn trở thành nhân viên văn phòng, em cần trang bị cho mình những hành trang gì? VI. PHỤ LỤC: (Phiếu học tập) Hãy đánh dấu (ü) vào ô trống ¨ những câu em cho là đúng về điều kiện làm việc của nghề Tin học Văn phòng. a. Làm việc ngoài trời ¨ b. Làm việc trong nhà ¨ c. Môi trường nguy hiểm ¨ d. Tiếp xúc với độc hại ¨ e. Ảnh hưởng thị lực ¨ f. Ảnh hưởng cột sống ¨
Tài liệu đính kèm: