Giáo án môn Tin học 10 - Tiết 22 đến tiết 35 - Trường THPT Hàm Nghi

Giáo án môn Tin học 10 - Tiết 22 đến tiết 35 - Trường THPT Hàm Nghi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Biết khái niệm hệ điều hành.

 Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.

2. Kỹ năng:

 Hiểu biết được vị trí vai trò của hệ điều hành. Chỉ có hệ điều hành mới có thể sử dụng được máy tính.

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ, cẩn thận khi sử dụng hệ điều hành máy tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, Giáo án, tham khảo SGV

2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem trước SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sỹ số

2. Bài cũ:

 Không hỏi bài cũ

3. Bài mới:

 

doc 23 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1916Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Tiết 22 đến tiết 35 - Trường THPT Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 11/11/2007
CHƯƠNG II 	HỆ ĐIỂU HÀNH
Tiết: 22	§ 10. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết khái niệm hệ điều hành.
Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.
2. Kỹ năng:
Hiểu biết được vị trí vai trò của hệ điều hành. Chỉ có hệ điều hành mới có thể sử dụng được máy tính.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, cẩn thận khi sử dụng hệ điều hành máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, Giáo án, tham khảo SGV
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem trước SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: 
Không hỏi bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khái niệm hệ điều hành (HĐH)
B- KN: SGK 
? HĐH có mấy nhiệm vụ?
? HĐH được lưu trữ ở đâu?
B- HĐH là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và các chương trình trên máy
? Nếu không có HĐH máy tính có thể sử dụng được không?
B- Chỉ khi có HĐH mới có thể sử dụng máy tính
? Có MT nào có thể lưu 2 HĐH khác nhau không?
B- Có thể có nhiều HĐH tồn tại trên một máy tính
- Mọi HĐH đều có chức năng và tính chất như nhau.
2. Chức năng và thành phần của HĐH
B- Chức năng: 
+ Tổ chức giao tiếp giữa người dùng với hệ thống.
? Đối thoại giữa người dùng và máy tính có mấy cách?
+ Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức hoạt động cho các chương trình đó.
+ Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài
?Bộ nhớ ngoài gồm những thành phần nào?
+ Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi 
+ Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống
B- Thành phần chủ yếu của HĐH:
+ Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống khi tắt máy hay khởi động lại máy.
+ Các chương trình đảm bảo đối thoại giữa người và máy
+ Chương trình giám sát: Là chương trình quản lý tài nguyên , có nhiệm vụ phân phối thu hồi tài nguyên
+ Hệ thống quản lý tệp: là chương trình phục vụ cho việc tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xử lý
? Hệ thống quản lý tệp quản lý những gì?
+ Các chương trình điều khiển và chương trình tiện ích khác
3. Phân loại HĐH
B- HĐH có các loại chính sau:
+ Đơn nhiệm một người dùng: Các chương trình được thực hiện lần lượt và mỗi lần chỉ cho phép một người đăng nhập hệ thống.
? Đơn nhiệm là gì?
B+ Đa nhiệm một người dùng: Có thể thực hiện nhiều chương trình cùng lúc nhưng chỉ cho phép một người đăng nhập hệ thống
VD: Windows 98
B+ Đa nhiệm nhiều người dùng: Thực hiện nhiều chương trình cùng một lúc và cho phép nhiều người được đăng nhập vào hệ thống cùng lúc.
VD: Windows XP
? Vẽ bảng so sánh 3 loại HĐH đã học?
HS nêu khái niệm HĐH trong phần in nghiêng SGK
I- HĐH được lưu trữ trong ổ đĩa cứng.
?HS ghi chép, nghe giảng
IHS trả lời câu hỏi: có
?HS ghi chép, nghe giảng
IHS trả lời câu hỏi: có
?HS ghi chép, nghe giảng
?HS ghi chép, nghe giảng
IHS trả lời câu hỏi: có 2 cách:
+ Câu lệnh
+ Bảng chọn
IHS trả lời câu hỏi: Đĩa cứng, đĩa mềm, CD....
?HS ghi chép, nghe giảng
IHS trả lời câu hỏi: nhập, xuất, lưu trữ, tìm kiếm, xử lý thông tin
?HS ghi chép, nghe giảng
IHS trả lời câu hỏi: là một nhiệm vụ
?HS ghi chép, nghe giảng
IHS trả lời câu hỏi(là bài tập về nhà)
IV. ĐÁNH GIÁ, CỦNG CỐ CUỐI BÀI
Nhắc lại những khái niệm: Khái niệm, chức năng, thành phần của HĐH
Phân biệt được các loại HĐH: Đơn nhiệm, đa nhiệm một người dùng, đa nhiệm nhiều người dùng
Trả lời câu hỏi trong SGK trang 64.
Ngày 18/11/2007
Tiết: 23, 24	§ 11. TỆP VÀ QUẢN LÝ TỆP
I. MỤC TIÊU (Tiết 23)
1. Kiến thức:
Hiểu khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp.
Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục.
2. Kỹ năng:
Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
Đặt được tên tệp, tên thư mục. Viết được đường dẫn, đường dẫn đầy đủ
3. Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, Giáo án, tham khảo SGV
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem trước SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: GV gọi từng HS lên bảng trả lời câu hỏi:
? Nêu các chức năng của HĐH?
? Nêu các nhiệm vụ của HĐH?
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mở bài: Ở bài trước ta đã tìm hiểu các chức năng và thành phần của HĐH. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn một thành phần của HĐH.
1. Tệp và thư mục
Ba, Tệp và tên tệp:
- Khái niệm: SGK
- Tên tệp: 
+ Cú pháp: .
? Tên tệp được đặt như thế nào?
B+ Tên tệp được đặt theo quy tắc đặt tên của từng HĐH (gồm chữ, số và một số ký tự đặc biệt, không được sử dụng các ký tự: /, \, :, *, ?, , | )
* Đối với HĐH MS-DOS:
Phần tên dài không quá 8 ký tự, tên tệp không chứa dấu cách trống
Phần mở rộng: không nhất thiết phải có, nếu có thì không quá 3 ký tự
* Đối với HĐH Windows
Phần tên: không quá 255 ký tự
Trong HĐH MS-DOS và Windows, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
? Cho các tên tệp sau các tệp nào đúng, tệp nào đúng trong HĐH Windows, tên nào đúng trong HĐH MS-DOS?
Bantoi.mp3 , uocmovuontoimotngoi*.avi
Danh sach lop.doc, Anhhs.JPEG
Anh cao > hon em.sss, abcde
B- Các thuộc tính của tệp:
+ Read Only (Chỉ đọc)
+ Achive (Cho phép đọc và ghi dữ liệu)
+ Hiden (tệp ẩn)
b, Thư mục
- Thư mục là một hình thức sắp xếp trên đĩa để lưu trữ từng nhóm các tệp có liên quan với nhau
+ Mỗi ổ đĩa trong máy được coi như một thư mục gốc (ký hiệu: :\)
+ Có thể tạo thư mục trong thư mục gọi là thư mục con
+ Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ.
- Đường dẫn: định vị trí của thư mục, tệp ở trong máy
Đường dẫn có dạng:
:\Thư mục\thư mục con\... 
? VD: Cho cây thư mục như hình bên. Hãy xác định đường dẫn đến tệp:
Truong toi.mp3
Logo.clk
Thư mục BIN
Thư mục Bkav2006
?HS nghe giảng, ghi bài.
IHS trả lời câu hỏi
?HS nghe giảng, ghi bài.
?HS nghe giảng, ghi bài.
IHS trả lời câu hỏi
?HS nghe giảng, ghi bài.
IHS trả lời câu hỏi
 IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Nhắc lại cách đặt tên tệp và tên thư mục
Cách tạo thư mục và đường dẫn cho các thư mục
Làm bài tập 4, 6 trong SGK trang 71.
Ngày 18/11/2007
Tiết: 23, 24	§ 11. TỆP VÀ QUẢN LÝ TỆP
I. MỤC TIÊU (Tiết 24)
1. Kiến thức:
Biết nguyên lý hệ thống tổ chức lưu trữ tệp
Biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.
2. Kỹ năng:
Hiểu được hệ thống quản lý tệp là một thành phần của HĐH.
3. Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, Giáo án, tham khảo SGV, Tranh Sao chép (Copy) tệp.
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Xem trước SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
? Nêu cách đặt tên tệp trong Windows?
GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mở bài: Để quản lý tệp một cách hiệu quả cần tổ chức các thông tin một cách khoa học. Nói đúng hơn là cần có hệ thống quản lý tệp để tổ chức các tệp cung cấp cho HĐH đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
2. Hệ thống quản lý tệp
? Nhiệm vụ của hệ thống quản lý tệp là gì?
B- Nhiệm vụ: Tổ chức thông tin trên đĩa từ, cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể đọc ghi thông tin trên đĩa
- Đặc trưng:
+ Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao
+ Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin, giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lý.
+Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả
Tổ chức bảo vệ thông tin. Hạn chế ảnh hưởng của lỗi kỹ thuật hoặc chương trình.
? Hệ thống quản lý tệp cho phép ta thực hiện các thao tác gì với tệp và thư mục?
B- Tác dụng của hệ thống quản lý tệp:
+ Với người dùng: Có thể xem nội dung thư mục, tệp. Sao chép, di chuyển thư mục, tệp. Xóa, đổi tên thư mục, tệp
VD: Mở tệp có phần mở rộng .DOC => mở chương trình MS Word
Mở tệp có phần mở rộng .MP3 => Mở chương trình Windows Media
+ Đối với HĐH: 
Đảm bảo độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng bộ nhớ trên đĩa một cách hiệu quả
I HS tự nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
?HS nghe giảng, ghi bài
I HS trả lời câu hỏi
?HS nghe giảng, ghi bài
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Nhắc lại đặc trưng và tác dụng của hệ thống quản lý tệp.
Làm bài tập 4, 6 trong SGK trang 71.
Ngày 24/11/2007
Tiết: 25, 26, 27	§ 12. GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU (Tiết 25)
1. Kiến thức:
Biết được để máy tính làm việc được cần phải nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong.
2. Kỹ năng:
Hiểu được quy trình nạp hệ điều hành.
Thực hành được trên hệ điều hành cụa thể là WINDOWS.
3. Thái độ:
Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, tham khảo SGK, một máy tính tại phòng học để thao tác cho học sinh quan sát, nếu quan sát trên máy chiếu thì càng tốt. 
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Đọc trước SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: (Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi)
? Nêu quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành WINDOWS?
? Nêu nhiệm vụ và đặc trưng của hệ thống quản lý tệp?
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Mở bài: Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm hệ điều hành, chức năng và các vấn đề liên quan. Vậy để có thể làm việc được với hệ điều hành chúng ta phải thực hiện như thế nào?
Mời các em mở SGK trang 66 để tìm hiểu “Giao tiếp với hệ điều hành”
1. Nạp hệ điều hành.
? Nếu không có hệ điều hành thì máy tính có làm việc được không?
B- Để làm việc được với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong.
- Để nạp hệ điều hành ta cần có đĩa khởi động – đĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành.
? Hệ điều hành thường được lưu trữ (cài đặt) ở đâu? 
 B+ Thông thường ổ đĩa cứng là ổ đĩa khởi động. 
+ Có thể định dạng(Format) và cài đặt để đĩa mềm hoặc đĩa CD là đĩa khởi động.
- Thực hiện một trong các thao tác sau:
? Khi bắt đầu làm việc với máy tính thao tác đầu tiên ta cần làm là gì? 
B+ Bật nguồn(khi máy đang ở trạng thái tắt)
+ Nhấn nút Reset(Nếu máy đang hoạt động)
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete
* Phương pháp nạp hệ điều hành bằng cách bật nguồn áp dụng trong 2 trường hợp: 
+ Lúc đầu làm việc, khi bật máy lần đầu.
+ Khi máy bị treo, hệ thống không chấp nhận bàn phím và trên máy không có nút Reset.
* Phương pháp nạp hệ thống bằng nhấn Reset áp dụng trong trường hợp máy bị treo và trên máy không có nút Reset.
* Phương pháp nạp hệ thống bằng nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete áp dụng trong trường hợp máy bị treo mà bàn phím chưa bị treo(Phong tỏa).
? Sau khi thực hiện thao tác trên máy sẽ làm gì?
B- Các chương trình có sẵn trong ROM sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị với máy tính. Sau đó, tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, nạp chương trình khởi động vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó. Đó chính là thao tác nạp hệ điêu hành.
I- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
?HS nghe giảng, ghi chép bài
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép, nghe giảng.
IHS: Nhấn nút nguồn khởi động máy tính. 
?Học sinh ghi chép
IHS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
?HS nghe giảng và ghi chép.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
N ... ới hệ điều hành chuẩn bị cho giờ thực hành sau.
Ngày 08/12/2007
Tiết 30 	BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4
	 (Giao tiếp với hệ điều hành)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Làm quen với các thao tác cơ bản trong giao tiếp với hệ điều hành Windows.
2. Kỹ năng:
Thực hành tốt các thao tác với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn, các nút lệnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, tham khảo SGK, một máy tính tại phòng học để thao tác cho học sinh quan sát, nếu quan sát trên máy chiếu thì càng tốt. 
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Đọc trước SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: (Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi)
Câu hỏi 1: Nêu các cách giao tiếp với hệ điều hành
Câu hỏi 2: Nêu ưu và nhược điểm của cách giao tiếp sử dụng câu lệnh?
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
1. Màn hình nền (Desktop)
- Các biểu tượng: Giúp truy cập nhanh.
- Bảng chọn Start: Chứa các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và những công việc thường dùng khác.
- Thanh công việc Taskbar: Chứa nút Start, các chương trình đang hoạt động.
2. Nút Start.
- Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống.
- Kích hoạt các cửa sổ như My Computer, My Documents
- Xem thiết đặt máy in, bảng cấu hình hệ thống Control Panel.
- Trợ giúp tìm kiếm tệp/thư mục.
- Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống.
3. Cửa sổ.
- Nhận biết các thành phần chính của cửa sổ.
- Thay đổi kích thước cửa sổ:
 + Sử dụng các nút điều khiển cửa sổ.
 + Sử dụng chuột.
- Di chuyển cửa sổ.
4. Biểu tượng.
- Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng.
- Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng.
- Thay đổi tên (nếu được).
- Di chuyển: Chọn biểu tượng rồi kéo thả chuột.
- Xoá: Chọn biểu tượng rồi nhấn phím Delete.
- Xem thuộc tính của biểu tượng.
5. Bảng chọn.
- File: Chứa các lệnh như tạo mới, mở, đổi tên, xoá, tìm kiếm tệp và thư mục ...
- Edit: Chứa các lệnh sao chép, di chuyển, dán ...
- View: Chọn cách hiển thị các biểu tượng trong cửa sổ
6. Tổng hợp.
- Chọn lệnh Start ® Control Panel ® nháy đúp biểu tượng Date and Time để xem ngày, giờ hệ thống.
- Chọn lệnh Start ® All Programs ® Accessories ® Calculator, mở tiện ích Caculator và tính một số biểu thức.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu giới thiệu các thành phần và thực hiện các thao tác với cửa sổ.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
IV. CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP
Nhắc những học sinh có máy tính về nhà thực hành thêm
Ngày 15/12/2007
Tiết 31, 32 	BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5
(Thao tác với tệp và thư mục)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Làm quen với hệ thống quản lí tệp trong Windows 98, Windows Xp ;
2. Kỹ năng:
Thực hiện một số thao tác với tệp, thư mục.
Khởi động được một số chương trình dã cài đặt trong hệ thống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, tham khảo SGK, một máy tính tại phòng học để thao tác cho học sinh quan sát, nếu quan sát trên máy chiếu thì càng tốt. 
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Đọc trước SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: (Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi)
? Nêu các cách giao tiếp với hệ điều hành
? Nêu ưu và nhược điểm của cách giao tiếp sử dụng câu lệnh?
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
1. Xem nội dung đĩa/thư mục.
- Kích hoạt My Computer hoặc Windows Explorer
+ Xem nội dung đĩa:
 Nháy đúp chuột vào ổ đĩa cần xem
+ Xem nội dung thư mục:
 Nháy đúp chuột vào thư mục cần mở xem nội dung bên trong
2. Tạo thư mục mới, đổi tên tệp/thư mục.
- Tạo thư mục mới:
+ B1: Mở ổ đĩa hoặc thư mục sẽ chứa thư mục mới.
+ B2: Nháy nút phải chuột tại vùng trống trong cửa sổ thư mục ® đưa trỏ chuột tới New ® chọn Folder ® làm xuất hiện New Folder ® gõ tên cho thư mục mới.
- Đổi tên tệp/thư mục:
+ B1: Nháy nút phải chuột vào tệp/thư mục cần đổi tên.
+ B2: Chọn Rename rồi gõ lại tên cho tệp / thư mục.
3. Sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục.
- Thực hiện các thao tác đánh dấu:
 + Đánh dấu một tệp/thư mục.
 + Đánh dấu tất cả tệp/thư mục.
 + Đánh dấu nhiều tệp/thư mục liên tiếp nhau.
 + Đánh dấu nhiều tệp/thư mục không liên tiếp.
- Sao chép tệp/thư mục:
 + B1: Chọn tệp/thư mục cần sao chép, nháy bảng chọn Edit ® chọn Copy.
 + B2: Nháy chuột vào thư mục sẽ chứa tệp/thư mục cần sao chép, nháy Edit ® chọn Paste.
- Di chuyển tệp/thư mục:
 + B1: Chọn tệp/thư mục cần di chuyển, nháy bảng chọn Edit ® chọn Cut
 + B2: Nháy chuột vào thư mục sẽ chứa tệp/thư mục cần di chuyển đến, nháy Edit ® chọn Paste.
- Xoá tệp/thư mục:
 + B1: Chọn tệp/thư mục cần xoá.
 + B2: nhấn phím Delete hoặc tổ hợp phím Shift+Delete.
4. Xem nội dung tệp và khởi động chương trình.
- Xem nội dung tệp.
 Để xem tệp, nháy đúp chuột vào tên tệp hoặc biểu tượng của tệp.
- Khởi động một số chương trình đã được cài đặt trong hệ thống.
- Nếu chương trình đã có biểu tượng trên màn hình thì nháy đúp chuột vào biểu tượng đó.
- Nếuchương trình chưa có biểu tượng thì nháy chuột vào nút Start ® Programs (hoặc All Programs) ® Nháy chuột vào tên chương trình ở bảng chọn chương trình.
5. Tổng hợp.
- Nêu cách tạo thư mục mới với tên là BAITAP trong thư mục My Documents.
- Có những cách nào để sao chép một tệp từ đĩa này sang một đĩa khác trong Windows.
- Có những cách nào để xoá một tệp trong Windows.
- Vào thư mục của đĩa C và tạo thư mục có tên là tên của em.
- Tìm trong ổ đĩa C một tệp có phần mở rộng là .DOC và xem nội dung tệp đó.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
IV. CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP
Nhắc những học sinh có máy tính về nhà thực hành thêm
Nhắc học sinh chú ý tiết sau là tiết kiểm tra
Ngày 22/12 /2008
Tiết: 34	 § 13. MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành.
Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay.
2. Kỹ năng:
Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và nghiên cứu về máy tính cũng như ngành khoa học Tin học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
Bài cũ:
?
Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
1. Màn hình nền (Desktop)
- Các biểu tượng: Giúp truy cập nhanh.
- Bảng chọn Start: Chứa các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và những công việc thường dùng khác.
- Thanh công việc Taskbar: Chứa nút Start, các chương trình đang hoạt động.
2. Nút Start.
- Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống.
- Kích hoạt các cửa sổ như My Computer, My Documents
- Xem thiết đặt máy in, bảng cấu hình hệ thống Control Panel.
- Trợ giúp tìm kiếm tệp/thư mục.
- Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống.
3. Cửa sổ.
- Nhận biết các thành phần chính của cửa sổ.
- Thay đổi kích thước cửa sổ:
 + Sử dụng các nút điều khiển cửa sổ.
 + Sử dụng chuột.
- Di chuyển cửa sổ.
4. Biểu tượng.
- Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng.
- Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng.
- Thay đổi tên (nếu được).
- Di chuyển: Chọn biểu tượng rồi kéo thả chuột.
- Xoá: Chọn biểu tượng rồi nhấn phím Delete.
- Xem thuộc tính của biểu tượng.
5. Bảng chọn.
- File: Chứa các lệnh như tạo mới, mở, đổi tên, xoá, tìm kiếm tệp và thư mục ...
- Edit: Chứa các lệnh sao chép, di chuyển, dán ...
- View: Chọn cách hiển thị các biểu tượng trong cửa sổ
6. Tổng hợp.
- Chọn lệnh Start ® Control Panel ® nháy đúp biểu tượng Date and Time để xem ngày, giờ hệ thống.
- Chọn lệnh Start ® All Programs ® Accessories ® Calculator, mở tiện ích Caculator và tính một số biểu thức.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu giới thiệu các thành phần và thực hiện các thao tác với cửa sổ.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
GV: Sử dụng máy chiếu để giới thiệu.
HS: thao tác theo sự hướng dẫn.
GV: Theo dõi và giúp học sinh thực hành.
 V. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Ngày 22/12/2007
Tiết: 35 	 ÔN TẬP
M ỤC TI ÊU
1. Về kiến thức
Học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm của môn Tin học 10 trong HK1
Học sinh biết cách xây dựng thuật toán, các ngôn ngữ lập trình và các ứng dụng của tin học trong đời sống của xã hội
Học sinh hiểu, biết các khái niệm về hệ điều hành, cách làm việc với Hệ điều hành
2. Về kỷ năng
Học sinh biết cách lập trình giải các bài toán cơ bản bằng cách xây dựng thuật toán.
Vận dụng thành thạo các kiểu dữ liệu vào chương trình.
3. Về Thái độ:
Xác lập phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II. PH ƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, sách giáo khoa
2. Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Nội dung bài giảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nội dung ôn tập
Chương I Tìm hiểu về máy tính
- Giới thiệu về máy tính
- Bài toán và thuật toán 
- Ngôn ngữ lập trình
- Giải bài toán trên máy tính
- Ngôn ngữ lập trình 
- Những ứng dụng của tin học
- Tin học và xã hội
Chương 2: Hệ điều hành
- Khái niệm hệ điều hành.
- Tệp và quản lý tệp 
- Giao tiếp với hệ điều hành 
- Một số hệ điều hành thông dụng
- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận xét
- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra kết luận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận
- Nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá
IV. CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP
Nhắc nhở học sinh cố gắng ôn tập tốt để làm tốt bài kiểm tra
Nhắc học sinh chú ý tiết sau là tiết kiểm tra học kỳ I 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong 2 Tin hoc 10.doc