Giáo án môn Tin học 10 - Trường THPT Cà Mau

Giáo án môn Tin học 10 - Trường THPT Cà Mau

I. Mục tiêu

 Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

 Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.

 Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.

 Biết được một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

 Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

 Gv: SGK, giáo án.

 Hs: SGK, đọc bài trước ở nhà.

III. Nội dung

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Bài mới: Tin học là một ngành khoa học

 

doc 70 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1718Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Trường THPT Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01. Tiết CT: 1
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
§ 1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
Mục tiêu
Biết Tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
Biết được sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.
Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
Biết được một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Gv: SGK, giáo án.
Hs: SGK, đọc bài trước ở nhà.
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài mới: Tin học là một ngành khoa học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv: Đặt vấn đề: Chúng ta nhắc đến Tin học nhưng nó thực chất là gì thi ta chưa được biết và những hiểu biết về nó là rất ít. Vậy ta sẽ tìm hiểu về nó thông qua bài 	
“ Tin học là một ngành khoa học”
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của tin học.
Gv: Khi ta nói đến tin học thì ta sẽ nghĩ ngay đến cái gì? 
Hs: Ta nghĩ ngay đến máy vi tính.
Gv: Hiện nay, một số người cứ hiểu nôm na học tin học là học cách sử dụng máy vi tính. Hiểu như vậy có đúng không?
- Vậy thì tin học là gì? Trước tiên ta xem sự phát triển của tin học trong một vài năm gần đây như thế nào?
Gv: Giới thiệu sơ lược về 3 nền văn minh nhân loại: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh thông tin.
Dẫn dắt đến sự hình thành và phát triển của tin học.
Hs: lắng nghe.
Gv: Em biết lịch sử ra đời của ngành công nghệ thông tin?
Hs: Năm 1950 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật của Minneapolis đưa ra ERA 1101, máy tính thương mại đầu tiên.
Năm 1973 máy tính thương mại hoá đầu tiên Micral do Trương Trọng Thi là tổng chỉ huy làm ra.
Hoạt động 2: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
Gv: Cho hs thảo luận nêu lên một số đặc tính của máy tính và cho ví dụ.
Gv: Hãy nêu vai trò của máy tính điện tử đối với đời sống của con người?
Hs: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Gv: Có thể nói ngành tin học là ngành máy tính được không. Giải thích?
Hs: Ta không thể đồng nhất tin học với máy tính và càng không thể đồng nhất việc học tin học với việc sử dụng máy tính vì máy tính chỉ là một công cụ do con người tạo ra để hỗ trợ một số công việc của con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thuật ngữ tin học và khái niệm tin học
Gv: Như chúng ta đã biết,Toán học là một ngành khoa học vì nó có: đối tượng, công cụ, pháp pháp, nội dung nghiên cứu cụ thể. Vậy theo em Tin học có là ngành khoa học không và những đặc trưng như đối tương, công cụ...là gì?
Hs: Máy tính điện tử là phương tiện giúp ngành Tin học đạt được mục đích nghiên cứu của mình, đồng thời cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của ngành này.
1. Sự hình thành và phát triển của ngành Tin học
Tin học hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. 
Tin học gắn liền với một công cụ lao động mới là máy tính điện tử. Mà máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
2/ Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
	a/ Đặc tính
Máy tính có thể làm việc 24/24 giờ.
Tốc độ xử lí thông tin nhanh.
Là thiết bị có độ chính xác cao.
Lưu được nhiều thông tin trong một không gian hạn chế.
Giá thành rẻ → tính phổ biến cao.
Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính với nhau → khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.
	b/ Vai trò
Lưu trữ, tìm kiếm và xử lí thông tin một cách có hiệu quả. 
Hỗ trợ công việc cho con người.
3/ Thuật ngữ “Tin học”
Một số thuật ngữ Tin học được sử dụng là:
Informatique
Informatics
Computer Science
Khái niệm “Tin học”: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Củng cố và dặn dò:
Củng cố
Các đặc tính của máy tính điện tử. Gọi HS nêu lại một số ưu việt của máy tính và khái niệm về tin học? 
Từ những kiến thức đã học GV nhắc nhở và nhấn mạnh cho các em hiểu rằng muốn hoà nhập với thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì các em phải tìm tòi, khám phá bộ môn này. 
Dặn dò
Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 6.
Chuẩn bị bài mới: Thông tin và dữ liệu.
Nhận xét, rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Kí duyệt, tuần 01 , ngày .... tháng......năm 20......
Tổ trưởng
Tuần: 01 Tiết CT: 02
§ 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
(Tiết 1/2)
Mục tiêu
Kiến thức:
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
Biết được các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hiểu đơn vi đo thông tin.
Biết được các hệ số đếm: hệ nhị phân, hệ thập phân, hệ cơ số mười sáu.
Kĩ năng:
- Mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy Bit.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
Gv: SGK, giáo án.
Hs: SGK, đọc bài trước ở nhà.
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi 1: Hãy cho biết một số thuật ngữ Tin học thường được sử dụng?
Câu hỏi 2: Nêu những đặc tính siêu việt khiến máy tính ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống của con người .
Bài mới: Thông tin và dữ liệu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Đặt vấn đề: Để biết về một đối tượng nào đó ta cần phải tìm hiểu các thông tin về nó. Vậy để biết được Thông tin là gì, Dữ liệu là gì, ta sẽ học bài “Thông tin và dữ liệu”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin và dữ liệu, đơn vị đo và các dạng thông tin trong máy tính.
Gv đặt vấn đề: Trong cuộc sống XH, sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác. 
VD: Lan sinh năm 1980 , tại Hà Nội , hiện nay cô sống tại Mỹ .
 Các em hãy cho biết thông tin về Lan ?
Hs: Trả lời câu hỏi, Năm sinh, nơi sinh , nơi ở hiện tại .
Gv: Thông tin là hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó.
Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng sự vật của thế giới khách quan và hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
Vậy để đưa được thông tin vào máy tính chúng ta cần làm gì ?
Hs: Suy nghĩ, trả lời.
Gv (Chuyển vấn đề): Muốn máy tính nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ những thông tin về đối tượng này. Có những thông tin luôn ở một trong hai trạng thái hoặc đúng hoặc sai. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit biểu diễn thông tin trong máy tính.
Gv: Ví dụ Tung ngẫu nhiên một đồng xu có hai mặt cân xứng , khả năng xuất hiện của mỗi mặt là như nhau. Kí hiệu một mặt là 0, mặt còn lại là 1 .Sau khi tung đồng xu cho ta thông tin là bit .
Gv: Cho hs đổi một số đơn vị đo lượng thông tin trong máy tính:
1GB = ? KB 
2048 KB = ? MB
Hs: đổi các đơn vị đo lượng thông tin và ghi bài
Gv: Thế giới xung quanh chúng ta rất đa dạng nên có nhiều dạng thông tin khác nhau nhưng máy tín chỉ ở một dạng chung - dạng nhị phân. Có thể phân thông tin thành loại số và loại phi số.
Gv: Hãy nêu một số dạng thông tin mà em biết.
Hs: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh....
Gv: Trong tương lai có thể còn nhiều loại thông tin khác nữa mà máy tính có thể thu thập lưu trữ và xử lí được. Ví dụ như hiện nay máy tính chưa thể nhận biết được mùi vị nhưng trong tương lai có thể máy tính sẽ nhận biết được.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mã hoá thông tin và biểu diễn nó.
Gv: Thông tin là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lí được, muốn vậy thì thông tin phải được chuyển đổi sang dạng kí hiệu mà máy tính có thể hiểu được và người ta gọi quá trình đó mà mã hoá thông tin.
Hs: Lắng nghe và ghi bài.
Gv: Có 8 bóng đèn xếp theo thứ tự sáng(s), tối(t) .
Stttssts Þ10001101Þmáy tính 
Gv: Tìm mã ASCII của kí tự “H”
Hs: Mã ASCII của kí tự “H”01001000
Gv: Bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256 (28) kí tự, chưa đủ để mã hoá đồng thời các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Do đó với mã ASCII, việc trao đổi thông tin trên toàn cầu còn khó khăn. Bởi vậy, người ta đã xây dựng bộ mã Unicode, sử dụng 16 bit để mã hoá. Với bộ mã Unicode ta có thể mã hoá được 65536 (= 216) kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã. Hiện nay, nước ta đã chính thức sử dụng bộ mã Unicode như một bộ mã chung để thể hiện văn bản hành chính.
Gv: Để con người có thể biết được thông tin gì lưu trữ trong máy, máy tính phải biến đổi thông tin đã mã hoá thành dạng quen thuộc mà con người hiểu được và đưa ra dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh
 Việc khôi phục thông tin ban đầu của dữ liệu mã hoá tương ứng trong máy tính được gọi là giải mã dữ liệu, đây là một quá trình ngược với quá trình mã hoá.
Hs: Nghe giảng và ghi chép.
Gv: Hãy tra mã ACII của 3, w, W, @ .
Hs : trả lời.
Gv: Nhận xét .
1/ Khái niệm thông tin và dữ liệu
* Thông tin: Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.
VD: Hồng cao 1m 45, nặng 45kg là thông tin về bạn Hồng.
* Dữ liệu: Muốn đưa thông tin vào máy tính , con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính .
2/ Đơn vị đo thông tin
Trong tin học, thuật ngữ Bit chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính dùng để lưu trữ, ta dùng một trong hai ký hiệu 0 và 1.
Ví dụ: Qui ước giới tính nam là (1) nữ là (0) nếu một bàn có các học sinh: nam nữ nữ nam thì sẽ được biểu diễn: 1001
Ngoài đơn vị bit còn có đơn vị byte: 
 1byte = 8 bit
Các đơn vị bội của byte:
Kí hiệu	Đọc là	Độ lớn
KB	Ki- lô - bai	1024 byte
MB	Mê-ga-bai	1024 KB
GB	Gi-ga-bai	1024MB
TB	Tê-ra-bai	1024GB
PB	Pê-ta-bai	1024TB
3/ Các dạng thông tin
Thông tin được phân thành 2 loại: loại số và loại phi số.
Một số dạng thông tin thường gặp:
Dạng số: Số nguyên, số thực,
Dạng văn bản: Sách, báo, tạp chí,
Dạng hình ảnh: tranh, ảnh , bản đồ , băng hình ,
Dạng âm thanh: tiếng nói , tiếng sóng , tiếng đàn ,  
4/ Mã hoá thông tin trong máy tính
Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin.
Vd: Có 8 bóng đèn xếp theo thứ tự sáng(s), tối(t) .
Stttssts Þ10001101Þmáy tính 
Để mã hoá thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hoá từng kí tự. Bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hoá kí tự. Trong bộ mã này ta mã hoá được 256 kí tự được đánh số từ 0 đến 255 và các số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
Ví dụ, mã ASCII của kí tự "A" là 01000001.
Bộ mã Unicode dùng 2 byte (16 bit) để biểu diễn một kí tự, vậy ta  ... ổi thực hành. Hướng dẫn HS: còn chưa thực hành được.
Yêu cầu: Về nhà HS nào có máy thì tiếp tục thực hành.
Nhận xét, rút kinh nghiệm	
Kí duyệt, tuần 16, ngày.... tháng......năm 20....
Tổ trưởng
Tuần: 16. Tiết CT: 32
KIỂM TRA MỘT TIẾT (THỰC HÀNH)
Mục tiêu
Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống;
Làm quen với các thao tác trên cửa sổ window.
Biết cách tạo thư mục.
Biết cách lưu một File vào máy tính.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: thực hành trực tiếp trên máy tính.
Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, phòng máy tính.
Hs: Ôn tập lại toàn bộ các bài đã học trong chương II
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài mới: Kiểm tra một tiết (Thực hành)
Nội dung đề kiểm tra
Câu 1: Tạo cây thư mục theo hình sau: (4đ)
Câu 2: Sao chép thư mục BAI_TAP vào thư mục HINH_HOC.(2đ)
Câu 3: Dùng chương trình NOTEPAD soạn nội dung sau (gõ không dấu) và lưu vào thư mục VAN_HOC với tên THO.txt (4đ)
NGAY XUA HOANG THI
	Em tan truong ve
	Duong mua nho nho
	Chim non dau mo
	Duoi coi hoa vang.
	Buoc em thenh thang
	Ao ta nguyet bach
	Om nghieng cap sach
	Vai nho toc dai
Củng cố và dặn dò
Nhận xét tiết kiểm tra.
Yêu cầu: ôn tập toàn bộ nội dung đã học trong học kì để ôn tập kiểm tra học kì I.
Nhận xét, rút kinh nghiệm	
Kí duyệt, tuần 16, ngày. tháng...năm 20....
Tổ trưởng
Hiệu phó
Tuần: 17. Tiết CT: 33
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Mục tiêu
Học sinh nắm được cấu trúc của máy tính.
Phân biệt được các thiết bị của máy tính
Phân biệt cách đặt tên tệp trong Windows và trong MS -Dos
Biết được các chức năng của hệ điều hành
Nắm được cách mô tả thuật toán thông qua các bài toán
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: vấn đáp. gợi mở, nêu vấn đề.
Phương tiện dạy học: SGK, giáo án.
Hs: Ôn tập lại toàn bộ các bài đã học trong chương I và II
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập
Bài mới: Ôn tập học kì I
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Tin học là gì ?
Hs: Trả lời
Gv: Thông tin và dữ liệu là gì ?
Hs: Nêu khái niệm thông tin và dữ liệu.
Gv: Để đo lượng thông tin người ta sử dụng đại lượng nào ?
Hs: bit, byte, KB, MB,
Gv: Có mấy dạng thông tin.
Hs: Trả lời.
Gv: Từ sơ đồ cấu trúc máy tính, hãy cho biết quá trình xử lí thông tin ?
Hs: Nhập dữ liệu, xử lí dữ liệu, xuất và lưu trữ dữ liệu.
Gv: Để giải một bài toán ta trãi qua mấy bước ?
Hs: Phải thực hiện 5 bước.
Gv: Hãy kể tên một số ứng dụng của tin học.
Hs: Nêu các ứng dụng tin học trong đời sống.
Gv: Cách đặt tên tệp trong hệ điều hành Ms Dos và Windows như thế nào ?
Hs: Gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng.
Gv: Đường dẫn của thư mục (tệp) có dạng như thế nào ?
Hs: Viết lại cấu trúc lên bảng.
Gv: Nêu cách nạp hệ điều hành?
Hs: Nêu cách nạp
Gv: Có mấy cách làm việc với hệ điều hành?
Hs: Có 2 cách: sử dụng các lệnh và sử dụng các bảng chọn, nút lệnh, cửa sổ chứa hộp thoại
Gv: Tại sao khi kết thúc phiên làm việc với hệ điều hành ta phải ra khỏi hệ thống?
Hs: Để hệ thống dọn dẹp các tệp trung gian, ngắt các kết nối, tránh hư hóng phần cứng và dữ liệu
§1. Tin học là một ngành khoa học
Khái niệm tin học: sgk 16
§2. Thông tin và dữ liệu
Khái niệm thông tin: hiểu biết về thực thể.
Dữ liệu: Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy.
Đơn vị đo lượng thông tin: bit, byte, KB, MB, GB, TB, PB.
Các dạng thông tin: dạng số và phi số.
§3. Giới thiệu về máy tính
Khái niệm hệ thống tin học.
Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.
Bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài.
® Nêu được chức năng và đặc điểm của các thành phần.
§4. Bài toán và thuật toán
Khái niệm bài toán, thuật toán.
§6. Giải bài toán trên máy tính
Các bước giải bài toán: Xác định bài toán. lựa chọn và xây dựng thuật toán, viết chương trình, hiệu chỉnh, viết tài liệu.
§8. Các ứng dụng của tin học
Một số ứng dụng của tin học: Giải toán, quản lí, truyền thông, soạn thảo, giáo dục, giải trí,
§10. Khái niệm về hệ điều hành
Khái niệm về hệ điều hành.
Nêu được 5 chức năng cơ bản và thành phần của nó.
§11.Tệp và quản lí tệp
Khái niệm tệp và thư mục
Cách đặt tên tệp trong hệ điều hành Ms Dos và windows: Nắm vững cấu trúc và các trường hợp không cho phép.
Các loại thư mục: thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con.
Hệ thống quản lí tệp: 5 đặc trưng và các thao tác.
§12.Giao tiếp với hệ điều hành
* Nạp hệ điều hành
Đĩa khởi động
Nhấn nút nguồn (hoặc Reset)
* Làm việc với hệ điều hành
Sử dụng các lệnh (command)
Sử dụng các bảng chọn, nút lệnh, cửa sổ chứa hộp thoại,.
* Ra khỏi hệ thống:
Shutdown (Turn Off)
Stand by
Hibernate
Củng cố và dặn dò
Nhận xét tiết ôn tập
Yêu cầu: học toàn bộ nội dung đã ôn tập để kiểm tra học kì I
Nhận xét, rút kinh nghiệm	
Kí duyệt, tuần 17, ngày.... tháng......năm 20...
Tổ trưởng
Tuần: 17. Tiết CT: 34
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Mục tiêu
Kiểm tra kiến thức căn bản của học sinh.
Khả năng vận dụng kiến thức đã được học.
Đánh giá quá trình học tập của học sinh trong học kì.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận.
Phương tiện dạy học: đề kiểm tra, giấy kiểm tra.
Hs: ôn tập kiến thức theo đề cương
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Đề kiểm tra (trang sau)
Đáp án (trang sau)
Nhận xét đề kiểm tra và rút kinh nghiệm
Kí duyệt, tuần 17, ngày.... tháng......năm 20...
Tổ trưởng
Hiệu phó
Tuần: 18. Tiết CT: 35
BÀI TẬP
Mục tiêu
Biết các thao tác nạp và ra khỏi hệ thống.
Phân biệt tên thư mục và tên tệp
Biết cách tạo thư mục và lưu trữ tên tệp trong thư mục
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: Phương pháp vấn đáp gợi mở là chủ yếu, kết hợp với tạo hình huống có vấn đề nhằm giúp học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
Phương tiện dạy học: SGK, giáo án.
Hs: Đọc trước bài và chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến bài học.
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài cũ: Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv: Ra bài tập và yêu cầu học sinh đọc kỹ câu hỏi
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét và đưa ra ý kiến.
Các câu hỏi bài tập
Câu 1: Em hãy cho biết quy tắt đặt tên tệp trong Windows. Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong windows?
 Câu 2: Có thể lưu 2 tệp với các tên Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được không? Giải thích?
Câu 3: Hãy nêu các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp
Câu 4: Trong hệ điều hành window, tên tệp nào sau đây là hợp lệ?
a) X.Pas.P;	b) U/I.DOC ;
c) A.A –C.D;	d) HY*O.D;
e) HUT.TXT – BMP;	f) HTH.DOC;
Củng cố và dặn dò
Củng cố
Phân biệt được tên thư mục và tên tệp
Biết cách tạo thư mục và tệp
Dặn dò
Chuẩn bị bài mới: Ôn các kiến thức đã học ở chương II để chuẩn bị cho bài thực hành số 3.
Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Nhận xét và rút kinh nghiệm
Kí duyệt, tuần 18, ngày.... tháng......năm 20....
Tổ trưởng
Tuần: 18. Tiết CT: 36
§13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG
Mục tiêu
Kiến thức:
Nắm được khái quát một số hệ điều hành thông dụng 
Các đặt trưng của hệ điều hành.
Kĩ năng:
Phân biệt được đặc trưng của từng hệ điều hành.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: Phương pháp vấn đáp gợi mở là chủ yếu, kết hợp với tạo hình huống có vấn đề nhằm giúp học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
Phương tiện dạy học: SGK, giáo án.
Hs: Đọc trước bài và chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến bài học.
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài cũ: 
Bài mới: Một số hệ điều hành thông dụng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ điều hành MS-DOS
Gv: Có rất nhiều hệ điều hành khác nhau được sử dụng rộng rãi. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số hệ điều hành phổ biến mà nước ta hay sử dụng.
Gv: Yêu cầu HS nhắc lại một số đặc điểm của hệ điều hành.
HS: Đứng tại chỗ trả lời
Gv: Việc giao tiếp với hệ điều hành thông qua các câu lệnh. Người đăng nhập hệ thống sẽ nhập vào các câu lệnh. Mỗi câu lệnh tương ứng với một yêu cầu nào đó. Chỉ một người được đăng nhập và mở lần lượt từng chương trình.
Tuy nhiên hiện nay các Môđun đã có thể cho phép người sử dụng thực hiện nhiều chương trình đồng thời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ điều hành Windows
Gv: Một em hãy cho biết HĐH windows có những ưu điểm gì so vơi hệ điều hành MS- DOS
HS: trả lời
 - Là HĐH đa nhiệm nhiều người đăng nhập vào hệ thống
 - Thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
Gv: Giới thiệu các đặt trưng của HĐH Windows so với HĐH MS- DOS.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 3: Giúp học sinh hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của hệ điều hành UNIX và hệ điều hành LINUX.
Gv: Một em hãy cho biết HĐH UNIX có những đặt trưng cơ bản nào mà phần lớn người đăng nhập vào hệ thống này
HS: trả lời trong SGK
Gv: Đặc biệt 90% các môđun của hệ thống được viết trên ngôn ngữ bậc cao C.có thể dễ dàng thay đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
 Gv: Gọi HS nêu ưu điểm và hạn chế của HĐH LINUX
1/ Hệ điều hành MS-DOS
Việc giao tiếp với hệ điều hành MS DOS thông qua các câu lệnh.
Là HĐH đơn giản, đơn nhiệm một người sử dụng. 
2/ Hệ điều hành Windows
Đặc trưng:
Chế độ đa nhiệm nhiều người dùng.
Có hệ thống giao diện để người dùng giao tiếp với hệ thống.
Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện đảm bảo khai thác nhiều dữ liệu khác nhau.
Đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường mạng.
3/ Các hệ điều hành UNIX và LINUX
a.UNIX:
Đặc trưng cơ bản:
Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.
Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả
Có hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.
b.LINUX:
Đặc trưng cơ bản:
Cung cấp cả chương trình nguồn cho toàn bộ hệ thống làm nên tính mở cao.
Có thể đọc hiểu các chương trình, sửa đổi, bổ sung và nâng cấp
Hạn chế: Có tính mở cao nên không có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất.
Củng cố và dặn dò
Củng cố
Biết được các HĐH thông dụng hiện nay là: MS-DOS, Window, Linux ,Unix . . .
Mỗi HĐH có ưu và nhược điểm, việc sử dụng HĐH nào là thuận lợi
Dặn dò
Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Nhận xét và rút kinh nghiệm
Kí duyệt, tuần 18, ngày.... tháng......năm 20....
Tổ trưởng
Hiệu phó
Tuần: 19. Tiết CT: *-*
ÔN TẬP THỰC HÀNH BỔ SUNG
Mục tiêu
Học sinh ôn tập lại các kiến thức đã học, đặc biệt là chương II để làm nền tảng học chương III và chương IV.
Thực hành để rèn luyện kĩ năng vận dụng của học sinh.
Giúp hs còn yếu kém thực hành nhiều hơn và ôn tập lại kiến thức tốt hơn.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp: Phương pháp vấn đáp gợi mở.
Phương tiện dạy học: SGK, giáo án.
Hs: SGK, vở ghi bài.
Nội dung
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Bài cũ: 
Bài mới: Ôn tập thực hành (bổ sung)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Củng cố và dặn dò
Củng cố
Nắm vững cách khai thác và sử dụng một cách căn bản Hệ điều hành Windows, tìm hiểu cách sử dụng các hệ điều hành khác, đặc biệt là hệ điều hành mã nguồn mở.
Khuyến khích học sinh sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở.
Dặn dò
Xem trước bài 14
Nhận xét và rút kinh nghiệm
Kí duyệt, tuần 19, ngày.... tháng......năm 20....
Tổ trưởng
Hiệu phó

Tài liệu đính kèm:

  • docTin hoc 10 HKI.doc