Giáo án môn Tin học 10 - Trường THPT Hàm Nghi

Giáo án môn Tin học 10 - Trường THPT Hàm Nghi

I. MỤC TIÊU (Tiết 57)

1. Kiến thức:

 Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.

 Biết khái niệm mạng máy tính và các yếu tố liên quan đến mạng máy tính.

2. Kỹ năng:

 Phân biệt được qua hình vẽ: + các kiểu bố trí máy tính trong mạng.

 + các mạng có dây và không dây.

 + một số thiết bị kết nối.

3. Thái độ:

 Có thái độ nghiêm túc trong học tập

 

doc 22 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1645Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Trường THPT Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 30/03 /2008
CHƯƠNG IV MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Tiết: 57, 58	 § 20. MẠNG MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU (Tiết 57)
1. Kiến thức:
Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính và các yếu tố liên quan đến mạng máy tính.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được qua hình vẽ: 	+ các kiểu bố trí máy tính trong mạng.
	+ các mạng có dây và không dây.
	+ một số thiết bị kết nối.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ:
?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Mạng máy tính là gì?
? Em biết gì về mạng máy tính mà em đã biết hoặc em hiểu?
B- Khái niệm: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
? Mạng máy tính gồm những thành phần nào?
- Thành phần
+ Các máy tính
+ Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối máy tính
+ Phần mềm thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính
? Mạng máy tính có chức năng gì?
B- Chức năng:
+ Trao đổi thông tin.
+ Sao chép 1 lượng lớn dữ liệu trong một thời gian ngắn.
+ Dùng chung dữ liệu, thiết bị, phần mềm
2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính.
? Phương tiện kết nối mạng truyền thông có mấy loại? Bao gồm những phương tiện nào?
a, Phương tiện truyền thông: có 2 loại:
* Kết nối có dây:
- Phương tiện:
+ Cáp truyền thông: cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang...
+ Vỉ mạng (Network card) được kết nối với cáp mạng nhờ giắc cắm(Jump)
+ Các thiết bị khác: bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, bộ khuyếch đại....
- Kiểu bố trí các máy tính trong mạng:
+ Kiểu đường thẳng (Bus)
+ Kiểu vòng (Ring)
+ Kiểu hình sao ( Star)
* Kết nối không dây:
? Phương tiện kết nối mạng không dây gồm những gì?
- Phương tiện:
+ Sóng vô tuyến điện từ.
+ Điểm truy cập không dây ( WAP)
+ Vỉ mạng không dây (Wireless NC)
+ Bộ định tuyến không dây (Wireless Router)
* Một số yếu tố liên quan đến sự lựa chọn kiến trúc mạng:
? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn kiến trúc mạng?
+ Số lượng các máy tính tham gia mạng
+ Tốc độ truyền thông qua mạng
+ Địa điểm lắp đặt
+ Khả năng tài chính
? Những chức năng khác của hệ soạn thảo văn bản trên máy tính khác so với cách soạn thảo truyền thống như thế nào
B Giao thức:
? Giao thức là gì? 
- Khái niệm: (SGK)
- Các máy tính trong mạng phải sử dụng cùng một giao thức.Giao thức truyền thông phổ biến hiện nay và được sử dụng trong mạng Internet là TCP/IP (Transmision Control Protocol / Internet Protocol)
I- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
?HS nghe giảng, ghi chép bài
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép, nghe giảng.
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép
IHS trả lời câu hỏi.
?HS nghe giảng và ghi chép.
IHS trả lời câu hỏi.
?HS nghe giảng, ghi chép bài
IHS trả lời câu hỏi.
?HS nghe giảng, ghi chép bài
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
- Nhắc lại các khái niệm về mạng MT và phương tiện truyền thông trong mạng máy tính.
Ngày 30/03 /2008
Tiết: 57, 58	§ 20. MẠNG MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU (Tiết 58)
1. Kiến thức:
Biết nhu cầu của mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính và các yếu tố liên quan đến mạng máy tính.
2. Kỹ năng:
Phân biệt được qua hình vẽ: 	+ các kiểu bố trí máy tính trong mạng.
	+ các mạng có dây và không dây.
	+ một số thiết bị kết nối.
3. Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: Giáo viên đưa ra câu hỏi và gọi học sinh trả lời:
? Nêu khái niệm, chức năng và thành phần của mạng máy tính?
? Nêu phương tiện truyền thông của mạng sử dụng kết nối có dây?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 3. Phân loại mạng máy tính
? Dựa vào đâu người ta có thể phân loại được mạng máy tính?
B- Dựa vào phạm vi địa lý người ta có thể phân chia mạng máy tính thành các loại sau:
a, Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network)
- Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau: 
trong một phòng, một tòa nhà, một xí nghiệp, một trường học
b, Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network)
- Là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn.
? Mạng cục bộ có thể kết nối thành mạng diện rộng được không ?
- Mạng diện rộng thường liên kết các mạng cục bộ.
c, Mạng toàn cầu (GAN - Global Area Network) - Là mạng máy tính kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
4. Các mô hình mạng:
? Dựa vào đâu người ta có thể phân loại được các mô hình mạng máy tính?
- Dựa vào chức năng của các máy tính trong mạng ta có thể chia mạng máy tính thành 2 loại:
a, Mô hình ngang hàng (Per - to - Per)
- Các máy tính bình đẳng với nhau.
- Các máy tính có thể sử dụng tài nguyên của máy khác và ngược lại.
- Thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ. 
- Độ bảo mật thông tin thấp
b, Mô hình khách chủ(Slient – Server)
? Mô hình khách chủ có gì khác so với mô hình ngang hàng?
B - Máy chủ cung cấp tài nguyên cho các máy khách
- Máy khách sử dụng tài nguyên của máy chủ
- Máy chủ có cấu hình mạnh, tốc độ và dung lượng lớn.
- Độ bảo mật thông tin cao
- Thích hợp trong các mô hình lớn
I- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
?HS nghe giảng, ghi chép bài
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép, nghe giảng.
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép
IHS trả lời câu hỏi.
?HS nghe giảng và ghi chép.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Phân loại mạng máy tính theo các yếu tố:
+ Phạm vi địa lý
+ Chức năng các máy tính trong mạng.
So sánh mô nình khách chủ và mô hình ngang hàng?
Ngày 06/04 /2008
Tiết: 59, 60	§ 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
I. MỤC TIÊU (Tiết 59)
1. Kiến thức:
Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính do Internet mang lại. 
Biết sơ lược về giao thức TCP/IP
Hiểu được khái niệm địa chỉ IP
2. Kỹ năng:
Biết được cách kết nối Internet và sử dụng Internet
3. Thái độ:
Có ý thức học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: Giáo viên đưa ra câu hỏi và gọi học sinh trả lời:
? Giao thức truyền thông là gì?
? Người ta căn cứ vào đâu để phân loại mạng máy tính? Có mấy loại mạng máy tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Internet là gì?
B- Khái niệm: (SGK)
- Người dùng ở khoảng cách xa vẫn có thể giao tiếp trực tiếp với nhau qua các dịch vụ của Internet.
? Hãy kể các dịch vụ của Internet mà em biết?
- Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, người dùng có thể nhận được 1 lượng lớn thông tin khổng lồ một cách đơn giản, chi phí thấp.
- Internet được nhiều người sử dụng nhất nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó.
2. Kết nối Internet bằng cách nào?
? Những cách kết nối Internet mà em biết?
- Kết nối Internet theo 2 cách:
a, Sử dụng modem qua đường điện thoại.
- Máy tính được cài đặt modem và kết nối qua đường điện thoại.
- Người dùng cần ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cung cấp quyền truy cập và mật khẩu.
? Sử dụng kết nối qua đường điện thoại có nhược điểm là gì?
 người dùng vừa phải trả tiền Internet vừa phải trả tiền điện thoại cho các cuộc gọi.
- Thích hợp với các cá nhân hoặc các tổ chức nhỏ vì chi phí kết nối thấp
b, Sử dụng đường truyền riêng
B- Người dùng thuê một đường truyền riêng.
- Một máy chủ kết nối với đường truyền riêng và và chia sẻ thông tin cho các máy khách trong mạng.
? Sử dụng đường truyền riêng có ưu điểm gì?
- Thích hợp với các đối tượng có nhu cầu làm việc liên tục, trao đổi thông tin với khối lượng lớn
C, Một số phương thức kết nối khác:
- Sử dụng đường truyền ADSL (Đường thuê bao bất đối xứng):
? Công nghệ ADSL có ưu điểm gì?
+ Tốc độ truyền dữ liệu rất cao.
+ Giá thành ngày càng hạ
- Sử dụng công nghệ không dây:
+ Wi – Fi là phương thức kết nối không dây thuận tiện cho máy tính xách tay, điện thoại di động.
- Sử dụng đường cáp truyền hình cáp
?HS nghe giảng, ghi chép bài
I- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
?HS nghe giảng, ghi chép bài
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép, nghe giảng.
I- Học sinh trả lời câu hỏi.
?Học sinh ghi chép
IHS trả lời câu hỏi.
?HS nghe giảng và ghi chép.
IHS trả lời câu hỏi
?HS nghe giảng và ghi chép
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Các phương thức kết nối mạng Internet:
+ Sử dụng Modem qua đường điện thoại
+ Sử dụng đường truyền riêng
+ Sử dụng đường truyền ADSL.
+ Sử dụng đường truyền hình cáp
Trả lời câu hỏi trong SGK trang 144
Các câu hỏi thảo luận:
+ Trong các cách kết nối trên em sẽ chọn cách kết nối nào?
+ Cách kết nối nào phù hợp với gia đình em?
Ngày 06/04 /2008
Tiết: 59, 60	§ 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
I. MỤC TIÊU (Tiết 60)
1. Kiến thức:
Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính do Internet mang lại. 
Biết sơ lược về giao thức TCP/IP
Hiểu được khái niệm địa chỉ IP
2. Kỹ năng:
Biết được cách kết nối Internet và sử dụng Internet
3. Thái độ:
Có ý thức học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của Học sinh: Vở ghi chép, Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
2. Bài cũ: Giáo viên đưa ra câu hỏi và gọi học sinh trả lời:
? Nêu khái niệm, chức năng và thành phần của mạng máy tính?
? Nêu phương tiện truyền thông của mạng sử dụng kết nối có dây?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?
B- Để các máy tính có thể giao tiếp với nhau, các máy tính trong mạng Internet sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP:
- Bộ giao thức TCP/IP cho phép 2 thiết bị truyền thông (máy tính) trong mạng kết nối với nhau và trao đổi các dòng dữ liệu, gồm 2 giao thức cơ bản:
*Giao thức TCP (Transmission Control Protocol)
- giao thức điều khiển truyền dữ liệu: 
- Chức năng: 
+ Phân chia thông tin thành các gói tin.
+ Đánh số thứ tự các gói tin, giám sát và điều khiển việc thực hiện đối thoại giữa máy gửi và máy nhận
+ Phục hồi thông tin từ các gói tin nhận được
+ Truyền lại các gói tin bị lỗi
? Tại sao phải phân chia dữ liệu thành các gói nhỏ mà không truyền thành một gói duy nhất?
- Nội dung gói tin gồm các thành phần: 
+ Địa chỉ nhận, địa chỉ gửi.
+ Dữ liệu, độ dài của gói tin.
+ Thông tin kiểm soát lỗi, thông tin khác.
* Giao thức IP (Internet Protocol) – giao thức tương tác trong mạng 
– Chức năng:
+ Định nghĩa cách đánh địa chỉ các máy tính trong mạng để xác định dữ liệu đến máy tính nào. ... Những cách để bảo mật thông tin trong mạng Internet
Ngày 04/09 /2007
Tiết: 63 - Bài tập:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- 
2. Kỹ năng:
-
3. Thái độ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Mở bài: 
1. 
* Hoạt động 1: 
- Mục tiêu hoạt động :
- Cách tiến hành:
- Kết luận
2 . 
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành nhóm
 + Giao bài tập cho các nhóm
 + Gợi ý dẫn dắt học sinh
- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận xét
- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra kết luận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận
- Nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Ngày 04/09 /2007
Tiết: 64, 65 - Bài tập và thực hành 10:
SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- 
2. Kỹ năng:
-
3. Thái độ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Mở bài: 
1. 
* Hoạt động 1: 
- Mục tiêu hoạt động :
- Cách tiến hành:
- Kết luận
2 . 
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành nhóm
 + Giao bài tập cho các nhóm
 + Gợi ý dẫn dắt học sinh
- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận xét
- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra kết luận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận
- Nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá
 V. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Ngày 04/09 /2007
Tiết: 66, 67 - Bài tập và thực hành 11:
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- 
2. Kỹ năng:
-
3. Thái độ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sỹ số
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Mở bài: 
1. 
* Hoạt động 1: 
- Mục tiêu hoạt động :
- Cách tiến hành:
- Kết luận
2 . 
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành nhóm
 + Giao bài tập cho các nhóm
 + Gợi ý dẫn dắt học sinh
- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận xét
- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra kết luận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận
- Nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá
 V. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
Ngày 04/09 /2007
Tiết: 68
BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH(1Tiết)
	(Vị trí bài kiểm tra trong chương trình: Sau khi học xong chương 1)
1. Mục tiêu cần đánh giá:
Đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và kết quả học tập sau khi học xong chương 1.
Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về các phần: Khái niệm về thông tin và dữ liệu, cấu trúc phần cứng máy tính, bài toán - thuật toán, khái niệm ngôn ngữ lập trình và phần mềm máy tính.
2. Mục đích và yêu cầu của đề:
- Về kiến thức: Kiểm tra khái niệm định lượng thông tin, khả năng biểu diễn, tính toán các số đơn giản trong hệ cơ số 2.
Kiểm tra các kiến thức các thiết bị vào, thiết bị ra, về ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, phần mềm máy tính.
- Về kỹ năng: Biết cách xác định bài toán, xây dựng thuật toán để giải bài toán đơn giản.
3. Ma trận đề:
 Mức độ KT
Đơn vị KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Thông tin và dữ liệu
Câu 1
0,5
Câu 2
0.5
Câu 9
2
1
2
Phần cứng máy tính
Câu3,4,5
0.5x3
1.5
Bài toán thuật toán
Câu 10
4
4
Ngôn ngữ lập trình 
Câu 6
0.5
Câu 7
0.5
1
Phần mềm máy tính
Câu 8
0.5
0.5
TỔNG
3
1
2
4
4
6
10
4. Nội dung đề kiểm tra.
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
	Chọn phương án đúng bằng cách khoang tròn các chữ cái A, B, C hoặc D 
Câu 1. Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin là:
	A. Byte	B. Bit	C. MB	D. KB
Câu 2. Để mã hoá 26 ký tự chữ thường tiếng Anh bằng 1 dãy bit, thì cần tối thiểu bao nhiêu bit?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 3. Các thiết bị sau là thiết bị vào:
Chuột, bàn phím, máy quét, loa, ...	B. Bàn phím, ổ đĩa, máy in, ...
C. Chuột, ổ đĩa, bàn phím, máy quét, ...	D. Bàn phím, màn hình, máy quét, chuột, ...
Câu 4. Các thiết bị sau có thể xem vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra:
	A. Bàn phím, chuột	B. Máy quét, ổ đĩa	C. Mô đem, ổ đĩa	D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Các thiết bị sau dùng làm bộ nhớ ngoài:
Đĩa mềm, đĩa Com-pắc, Rom	B. Đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa com-pắc
C. Đĩa CD, đĩa cứng, Rom	D. Ram, đĩa cứng, đĩa mềm
Câu 6. Ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được là:
	A. Ngôn ngữ máy	B. Hợp ngữ	C. Ngôn ngữ bậc cao	D. Tất cả đều sai
Câu 7. Chương trình dịch được dùng để:
	A. Dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao ra ngôn ngữ máy.
	B. Dịch các chương trình viết bằng hợp ngữ ra ngôn ngữ máy. 	C. Cả hai ý trên
Câu 8. Những phần mềm được viết để giải quyết các công việc hàng ngày hay hoạt động nghiệp vụ gọi là:
A. Phần mềm hệ thống	B. Phần mềm ứng dụng	C. Phần mềm tiện ích	D. Tất cả đều sai
PHẦN 2. 	TỰ LUẬN	(6 điểm)
Câu 9. Thế nào là lượng thông tin có số đo bằng 1 bit? Cho ví dụ. 	(2 điểm)
Câu 10. Cho n và dãy số a1, .., an. Hãy mô tả thuật toán tính tổng (Sum) của dãy số đó bằng sơ đồ khối và giải thích. (4 điểm)
5. Biểu điểm và đáp án.
 Phần 1: 4 điểm. Mỗi câu đúng được 0.5 điểm, sai 0 điểm
Đáp án: ...
 Phần 2: 6 điểm
Câu 1: 2 điểm
- Là lượng thông tin vừa đủ để xácđịnh trạng thái (hiện thời) của một sự việc/sự kiện có 2 trạng thái (0.5 đ) và khả năng xuất hiện là như nhau (0.5 đ).
- Ví dụ: (1 đ) Một bóng đèn chỉ có 2 trạng thái sáng/tối. Nếu ta quy định trạng thái sáng là 1 và trạng thái tối là 0 thì trạng thái của bóng đèn tại một thời điểm sẽ được biểu diễn bằng 0 hoặc 1. Như vậy 0 hay 1 mang thông tin về trạng thái của bóng đèn gọi là bit. (Nếu HS lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm).
Câu 2: 4 điểm
- Mô tả được bài toán dưới dạng Input, Out put	 (1 điểm)
- Trình bày được thuật toán (3 điểm.)
	Cụ thể: ...
Ngày 28/ 1/2007
Tiết: 69	 ÔN TẬP
Mục tiêu
*. Về kiến thức
Học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm của môn Tin học 11 trong HK1
- Học sinh biết các thao tác trong lập trình Pascal, hiểu được cú pháp và sự hoạt động của các câu lệnh trong NNLT Pascal.
Học sinh hiểu, biết các kiểu dữ liệu trong NNLT Pascal. 
*. Về kỷ năng
- Học sinh biết cách lập trình giải các bài toán cơ bản trên NNLT Pascal.
- Vận dụng thành thạo các kiểu dữ liệu vào chương trình.
*. Về Thái độ:
Xác lập phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
II) Phương tiện dạy học:
	Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, sách giáo khoa
	Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, vở ghi chép.
III) Phương pháp giảng dạy
	Sử dụng phương pháp giảng giải, minh hoạ.
IV) Tiến trình bài học.
*) Nội dung bài giảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Mở bài: 
1. Sự hình thành và phát triển của tin học.
* Hoạt động 1: 
- Mục tiêu hoạt động :
- Cách tiến hành:
- Kết luận
2 . 
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành nhóm
 + Giao bài tập cho các nhóm
 + Gợi ý dẫn dắt học sinh
- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận xét
- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra kết luận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận
- Nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá
Ngày 04/09 /2007
Tiết: 70 
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2(1Tiết)
	(Vị trí bài kiểm tra trong chương trình: Sau khi học xong chương 1)
1. Mục tiêu cần đánh giá:
Đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và kết quả học tập sau khi học xong chương 1.
Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về các phần: Khái niệm về thông tin và dữ liệu, cấu trúc phần cứng máy tính, bài toán - thuật toán, khái niệm ngôn ngữ lập trình và phần mềm máy tính.
2. Mục đích và yêu cầu của đề:
- Về kiến thức: Kiểm tra khái niệm định lượng thông tin, khả năng biểu diễn, tính toán các số đơn giản trong hệ cơ số 2.
Kiểm tra các kiến thức các thiết bị vào, thiết bị ra, về ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, phần mềm máy tính.
- Về kỹ năng: Biết cách xác định bài toán, xây dựng thuật toán để giải bài toán đơn giản.
3. Ma trận đề:
 Mức độ KT
Đơn vị KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Thông tin và dữ liệu
Câu 1
0,5
Câu 2
0.5
Câu 9
2
1
2
Phần cứng máy tính
Câu3,4,5
0.5x3
1.5
Bài toán thuật toán
Câu 10
4
4
Ngôn ngữ lập trình 
Câu 6
0.5
Câu 7
0.5
1
Phần mềm máy tính
Câu 8
0.5
0.5
TỔNG
3
1
2
4
4
6
10
4. Nội dung đề kiểm tra.
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
	Chọn phương án đúng bằng cách khoang tròn các chữ cái A, B, C hoặc D 
Câu 1. Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin là:
	A. Byte	B. Bit	C. MB	D. KB
Câu 2. Để mã hoá 26 ký tự chữ thường tiếng Anh bằng 1 dãy bit, thì cần tối thiểu bao nhiêu bit?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 3. Các thiết bị sau là thiết bị vào:
Chuột, bàn phím, máy quét, loa, ...	B. Bàn phím, ổ đĩa, máy in, ...
C. Chuột, ổ đĩa, bàn phím, máy quét, ...	D. Bàn phím, màn hình, máy quét, chuột, ...
Câu 4. Các thiết bị sau có thể xem vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra:
	A. Bàn phím, chuột	B. Máy quét, ổ đĩa	C. Mô đem, ổ đĩa	D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Các thiết bị sau dùng làm bộ nhớ ngoài:
Đĩa mềm, đĩa Com-pắc, Rom	B. Đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa com-pắc
C. Đĩa CD, đĩa cứng, Rom	D. Ram, đĩa cứng, đĩa mềm
Câu 6. Ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được là:
	A. Ngôn ngữ máy	B. Hợp ngữ	C. Ngôn ngữ bậc cao	D. Tất cả đều sai
Câu 7. Chương trình dịch được dùng để:
	A. Dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao ra ngôn ngữ máy.
	B. Dịch các chương trình viết bằng hợp ngữ ra ngôn ngữ máy. 	C. Cả hai ý trên
Câu 8. Những phần mềm được viết để giải quyết các công việc hàng ngày hay hoạt động nghiệp vụ gọi là:
A. Phần mềm hệ thống	B. Phần mềm ứng dụng	C. Phần mềm tiện ích	D. Tất cả đều sai
PHẦN 2. 	TỰ LUẬN	(6 điểm)
Câu 9. Thế nào là lượng thông tin có số đo bằng 1 bit? Cho ví dụ. 	(2 điểm)
Câu 10. Cho n và dãy số a1, .., an. Hãy mô tả thuật toán tính tổng (Sum) của dãy số đó bằng sơ đồ khối và giải thích. (4 điểm)
5. Biểu điểm và đáp án.
 Phần 1: 4 điểm. Mỗi câu đúng được 0.5 điểm, sai 0 điểm
Đáp án: ...
 Phần 2: 6 điểm
Câu 1: 2 điểm
- Là lượng thông tin vừa đủ để xácđịnh trạng thái (hiện thời) của một sự việc/sự kiện có 2 trạng thái (0.5 đ) và khả năng xuất hiện là như nhau (0.5 đ).
- Ví dụ: (1 đ) Một bóng đèn chỉ có 2 trạng thái sáng/tối. Nếu ta quy định trạng thái sáng là 1 và trạng thái tối là 0 thì trạng thái của bóng đèn tại một thời điểm sẽ được biểu diễn bằng 0 hoặc 1. Như vậy 0 hay 1 mang thông tin về trạng thái của bóng đèn gọi là bit. (Nếu HS lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm).
Câu 2: 4 điểm
- Mô tả được bài toán dưới dạng Input, Out put	 (1 điểm)
- Trình bày được thuật toán (3 điểm.)
	Cụ thể: ...

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong 4 Tin hoc 10.doc