Giáo án môn Tin học lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính

Giáo án môn Tin học lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính

I- MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

- Biết được khái niệm về hệ thống tin học và 3 thành phần của hệ thống tin học.

- Hiểu được cấu trúc chung của một máy tính.

- Nhận biết và hiểu tính năng của một số thiết bị chính trong máy tính, CPU và bộ nhớ.

 2. Về kĩ năng:

- Nhận biết được một số thiết bị chính trong máy tính và hiểu chức năng của nó đối với hoạt động của máy.

 3. Về thái độ:

Rèn luyện lòng say mê nghiên cứu tìm hiểu và tư duy khoa học. ía thức được việc muốn sư dụng tốt máy tính cần có sự hiểu biết về tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

II- CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị tranh vẽ, một só thiết bị máy tính đã tháo rời hoặc tốt hơn là một máy tính có thể mở nắp được.

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 15309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học lớp 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Tiết 5: Ngày soạn: 10/09/2008
Bài 3: Giới thiệu về máy tính
I- Mục tiêu:
	1. Về kiến thức:
- Biết được khái niệm về hệ thống tin học và 3 thành phần của hệ thống tin học.
- Hiểu được cấu trúc chung của một máy tính.
- Nhận biết và hiểu tính năng của một số thiết bị chính trong máy tính, CPU và bộ nhớ.
	2. Về kĩ năng:
- Nhận biết được một số thiết bị chính trong máy tính và hiểu chức năng của nó đối với hoạt động của máy.
	3. Về thái độ:
Rèn luyện lòng say mê nghiên cứu tìm hiểu và tư duy khoa học. ía thức được việc muốn sư dụng tốt máy tính cần có sự hiểu biết về tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II- Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh vẽ, một só thiết bị máy tính đã tháo rời hoặc tốt hơn là một máy tính có thể mở nắp được.
	2. Học sinh:
- Sách giáo khoa và máy tính ở nhà nếu có.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ổn định lớp:
Bài cũ:
? Nguyên lí mã hoá nhị phân trong máy tính là gì?
Bài mới:
Hoạt động 1:
Cho học sinh có cái nhìn tổng quan về hệ thống tin học:
- Phát vấn: Hệ thống tin học là gì?
- Một hệ thống tin học có mấy thành phần?
GV chốt lại kiến thức:
Hệ thống tin học gồm có 3 thành phần cơ bản:
Phần cứng (Hard ware)
Phần mềm (Soft ware)
Sự quản lí và điều khiển của con người.
Để học sinh hiểu rõ hơn về vai trò các thành phần trong hệ thống tin học, giáo viên có thể phát vấn học sinh trình bày hiểu biết phần cứng và phần mềm và mối quan hệ giữa các thành phần trên.
- Phần mềm là gì? phần cứng là gì?
- Trong 3 thành phần của máy tính, thành phần nào quan trọng nhất?
Trên cơ sở đó của học sinh, giáo viên tổng hợp lại để các em có cái nhìn tổng quát về hệ thống tin học.
Hoạt động 2: 
Giới thiệu chi tiết các thành phần cơ bản của một máy tính, trên cơ sở đó hoàn thiện dần sơ đồ cấu trúc máy tính.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
- Máy tính có các bộ phận nào?
- Thông tin muốn đưa vào máy tính thông qua những thiết bị nào?
Giáo viên: Đó chính là các thiết bị vào (INPUT DEVICE).
- Thông tin đưa ra thông qua các thiết bị nào?
Đó chính là các thiết bị ra (OUTPUT DEVICE)
- Để xử lí thông tin đưa vào nhờ thiết bị nào?
- CPU gồm các thành phần nào?
- Để lưu thông tin thông qua thiết bị nào?
- Vậy sơ đồ cấu trúc chung máy tính đựơc vẽ như thế nào?
Giáo viên nhận xét và bổ sung nếu có.
Hoạt động 3:
Giới thiệu thành phần chính của máy tính là bộ xử lí trung tâm (CPU):
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
- Bộ xử lí trung tâm có các chức năng gì?
- CPU có các thành phần như thế nào?
- Ngoài 2 bộ phận chính trên CPU còn có bộ phận nào nữa không?
GV chốt lại kiến thức:
CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính. Đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình
HS báo cáo sĩ số,
Suy nghĩ và trả lời
Suy nghĩ và trả lời:
Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
Thảo luận và trả lời:
Phần cứng
Phần mềm
Học sinh ghi bài.
Thảo luận và trả lời:
- Phần cứng: gồm các máy tính và các thiết bị liên quan.
- Phần mềm: gồm các chương trình chỉ dẫn để máy tính thực hiện.
Thảo luận và trả lời:
Cả 3 thành phần đều quan trọng nhưng quan trọng nhất là:
- Sự điều khiển và quản lí của con người.
Nghiên cứu SGK và trả lời:
Bàn phím
Chuột
CPU
Màn hình
Máy in
Thảo luận và trả lời:
Bàn phím
Web cam
Máy quét,.
Thảo luận và trả lời:
Màn hình
Máy in..
- Dùng CPU
- Bộ xử lí trung tâm CPU gồm: Bộ điều khiển, bộ số học logic.
- Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận rồi trình bày.
Bộ nhớ ngoài
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Bộ nhớ trong
Bộ xử lí trung tâm
CU
ALU
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm trả lời.
- Bộ xử lí trung tâm là thành phần quan trọng nhất máy tính, đó là thiết bị thực hiện chương trình. Vùng nhớ đặc biệt của CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí.
- Gồm 2 thành phần chính:
+ Bộ điều khiển ( CU – Control Unit)
Điều khiển các bộ phận khác làm việc
+ Bộ số học logic (ALU – Arithmetic Unit)
Thực hiện các phép toán số học và logic.
- Ngoài 2 bộ phận trên CPU còn có:
+ Thanh ghi (Register): Dùng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí. Việc truy cập đến thanh ghi với tốc độ nhanh.
+ Bộ truy cập nhanh (Cache): Đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và thanh ghi, tốc độ truy cập nhanh sau thanh ghi.
 IV- Đánh giá cuối bài:
Nhắc lại những nội dung đã học:
Hệ thống tin học là gì? thành phần cơ bản của hệ thống
Sơ đồ cấu trúc chung của máy tính.
Bộ xử lí trung tâm, các bộ nhớ, thiết bị vào/ra.
Một số câu hỏi trắc nghiệm làm tại lớp:
Câu 1: Hệ thống tin học gồm các thành phần:
Người quản lí, máy tính và Internet
Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng, phần mềm.
Máy tính, mạng và phần mềm.
Máy tính, phần mềm và dữ liệu
Hãy lựa chọn phương án đúng nhất.
Câu 2: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm:
A- CPU và bộ nhớ trong	B- Thiết bị vào/ra	C- Màn hình và máy in
D- Bộ nhớ ngoài	E- A, B và C	F- A, B và D
Hãy lựa chọn phương án đúng nhất.
Câu 3: Hãy chọn phát biểu chính xác nhất về chức năng của CPU:
Thực hiện các phép tính số học và logic
Điều khiển phối hợp các thiết bị của máy tính thực hiện đúng chương trình đã định
Điều khiển các thiết bị ngoại vi
 A và B
A và C
V- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 3 cau truc may tinh.doc