Giáo án môn Tin học lớp 10 cả năm

Giáo án môn Tin học lớp 10 cả năm

Tuần 01 - Tiết 01

Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng,nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.

- Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu vùa là công cụ.

- Biết sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội

- Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính

- Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong đời sống

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các thành phần của máy tính

3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của tin học đối với xã hội, vị trí môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông, có thái độ thích thú học môn tin học.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.

- Học sinh: SGK, vở, bút, đọc trước bài học.

 

doc 134 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1708Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học lớp 10 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2014	Ngày dạy: 25/08/2014 
Tuần 01 - Tiết 01
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:	
Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng,nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.
Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu vùa là công cụ.
Biết sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội
Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính
Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong đời sống
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần của máy tính
3. Thái độ: 
- Nhận thức được tầm quan trọng của tin học đối với xã hội, vị trí môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông, có thái độ thích thú học môn tin học.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: SGK, vở, bút, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học và tìm hiểu tại sao tin học là một ngành khoa học
GV: Thuyết trình về lịch sử cuộc cách mạng công nghiệp, đánh dấu những thành tựu khoa học kỹ thuật.
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Em hãy nêu một số ứng dụng của tin học?
HS: Trả lời
Công nghiệp chế tạo máy
Lưu trữ thông tin trong trường học
Quản lý thư viện...
GV: Ngoài những ứng dụng trên, hãy nêu những ứng dụng khác?
HS: trả lời.
1. Sự hình thành và phát triển của tin học:
- Sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra sự bùng nổ về thông tin – một dạng tài nguyên mới => máy tính điện tử xuất hiên 
- Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập có nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng.
- Tin học có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.VD: thư viện, giáo dục, ngân hàng
- Ngành tin học gắn liền với việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc tính, vai trò của máy tính điện tử
GV: Dựa vào sự hình thành và phát triển của tin học cũng như những ứng dụng của tin học em đã biết, em hãy trình bày vai trò của MTĐT?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
- Lúc đầu máy tính điện tử là công cụ lao động nhằm để đáp ứng nhu cầu tính toán thuần tuý; lưu trữ, xử lí thông tin, đơn giản.
- Ngày nay, máy tính xuất hiện khắp nơi và có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội.
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Nêu đặc tính của MTĐT?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
- Máy tính có thể “làm việc không mệt mỏi” suốt trong 24 giờ / ngày;
- Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao;
- Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao;
- Máy tính có thể lưu trữ một lương lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế;
- Giá thành máy tính ngày càng hạ và được sử dụng phổ biến;...
GV: Nhận xét, tổng hợp
HS: Lắng nghe, ghi chép
2. Đăc tính và vai trò của máy tính điện tử:
a) Vai trò:
- Lúc đầu máy tính điện tử là công cụ lao động nhằm để đáp ứng nhu cầu tính toán thuần tuý; lưu trữ, xử lí thông tin, đơn giản
- Ngày nay, máy tính xuất hiện khắp nơi và có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội.
b) Đặc tính:
- Máy tính có thể “làm việc không mệt mỏi” suốt trong 24 giờ / ngày;
- Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao;
- Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao;
- Máy tính có thể lưu trữ một lương lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế;
- Giá thành máy tính ngày càng hạ và được sử dụng phổ biến;
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng;
- Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng máy tính lớn.
=>Tuy nhiên máy tính chỉ là một công cụ phát triển tin học do đó con người cần có kiến thức về tin học.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thuật ngữ “Tin học”
GV: Giới thiệu các thuật ngữ Tin học. Đưa ra một số thuật ngữ của các nước sử dụng
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Hãy cho biết tin học là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử
3. Thuật ngữ “Tin học”:
* Một số thuật ngữ “Tin học” được sử dụng:
- Tiếng Pháp:Informatique
- Tiếng Anh: Informatics
- Theo người Mĩ :Computer Science.
 * Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
4. Củng cố:
 - Sự hình thành và phát triển của tin học. Các đặc tính, vai trò của máy tính điện tử.
 - Thuật ngữ Tin học.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 6.
- Đọc trước bài 2. Tiết sau học lý thuyết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/08/2014	Ngày dạy: 
Tuần 01 - Tiết 02
Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:	
- Biết khái niệm thông tin, dữ liệu.
- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính 
- Biết khái niệm mã hóa thông .
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được thông tin và dữ liệu.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo lượng thông tin.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện tính tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: SGK, vở, bút, học bài cũ và đọc trước phần 5 bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Trình bày sự hiểu biết của em về sự hình thành và phát triển của tin học?
Câu 2: Nêu đặc tính và vai trò của máy tính điện tử?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin và dữ liệu
GV: Đặt vấn đề: Trong cuộc sống, ta biết rất nhiều thông tin của một sự vật, sự việc nào đó. 
GV: Lấy VD về thông tin mà em biết?
HS: Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời.
Hôm nay lớp chúng mình học môn Tin.
Bạn Lan rất duyên dáng.
GV: Từ ví dụ trên em hãy khái quát thông tin là gì?
HS: Lắng nghe, theo dõi, trả lời, ghi chép
Khái niệm thông tin và dữ liệu
- Thông tin là những hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xữ lí được.
- VD: thông tin về bác hồ, lễ quốc khánh,
=> Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị đo lượng thông tin trong máy tính
GV: Thông tin được đưa vào máy tính thành dữ liệu nên người ta nghĩ ra cần có đơn vị để đo thông tin trong máy tính.
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Em hãy cho biết đơn vị đó là gì? 	
HS: Suy nghĩ, trả lời. Là bit
GV: Tổng hợp, giảng bài 
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Ngoài bit ra còn có những đơn vị nào người ta dùng để đo lượng thông tin? 
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
Byte, KB, MB, GB, TB, PB.
GV: Hãy đổi 2 MG = ? KB
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
	2MG = 2.1024 KB = 2048 KB
Đơn vị đo lượng thông tin
- Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bít: là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trang thái với khả năng xuất hiện như nhau
- VD: tung ngẩu nhiên đồng xu.thì khả năng xuất hiện của mỗi mặt là như nhau, sau khi tung cho ta lượng thông tin là bít
- Trong tin học, bit dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính (là đơn vị nhỏ nhất dùng để đo thông tin trong máy tính) sử dụng số 0 và 1 để biểu diễn thông tin trong máy tính.
VD: + biểu diễn chữ A (65) 01000001
	+ a (97): 01100001 
- Đơn vị đo thường dùng là byte. 1byte = 8 bit
VD: SGK, ngoài ra còn dùng:
Kí hiệu
Đọc là
Độ lớn
KB
Ki-lô-bai
1024 byte
MG
Mê-ga-bai
1024 KB
GB
Gi-ga-bai
1024 MG
TB
Tê-ra-bai
1024 GB
PB
Pê-ta-bai
1024 TB
1 KB = 1024 Byte (210 Byte)
Hoạt động 3: Tìm hiểu các dạng thông tin
GV: Em hãy cho biết thông tin có mấy loại? 
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
Có 2 loại là số và phi số 
GV: Loại phi số có những dạng nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
Đó là âm thanh, hình ảnh và văn bản.
GV: Tổng hợp và phân tích.
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Thông tin có nhiều dạng xong nó đều được lưu trữ trong máy tính dưới dạng mã nhị phân 
HS: Lắng nghe, ghi chép
Các dạng thông tin: 
- Có nhiều dang nhưng có thể phân thành 2 loại:
	+ Loại số: Số nguyên, số thực...
	+ Loại phi số: văn bản, hình ảnh, âm thanh...
a) Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi , ..
b) Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, ảnh, băng hình...
c) Dạng âm thanh: Tiếng nói, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót...
=> Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở 1 dạng chung là mã nhị phân
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc mã hóa thông tin trong máy tính
GV: Em hãy cho biết mã hóa thông tin là gì? 
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
Là chuyển các dạng thông tin thành dãy bit.
GV: Thông tin dạng văn bản sử dụng bộ mã nào để mã hóa?
HS: Suy nghĩ, trả lời. 
Sử dụng bộ mã ASCII, các kí tự được đánh số từ 0 đến 255.
GV: Ngoài ra vì bộ mã ASCII chỉ mã hóa được 256 kí tự nên người ta đã sử dụng bộ mà Unicode sử dụng 16 bit để mã hóa thông tin
HS: Lắng nghe, ghi bài
Mã hóa thông tin trong máy tính
- Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải biến đổi thành một dãy bít cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.
VD: 8 bóng đèn biểu diển thành dãy 8 bít 
- Thông tin dạng văn bản gồm các kí tự liên tiếp, số, phép toán, các dấu ngắt câu..để mã hoá ta chỉ cần mã hoá các kí tự => Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa 
- Các kí tự được đánh số từ 0 đến 255
- Bộ mã ASCII chỉ mã hóa được 256 (=28) kí tự.
VD: SGK T169
- Bộ mã Unicode sử dụng 16 bít để mã hóa, có thể mã hóa được 65536 (=216) kí tự
4. Củng cố:
 - Khái niệm thông tin và dữ liệu. Đơn vị đo lượng thông tin.
 - Các dạng thông tin và việc mã hóa thông tin trong máy tính.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 17.
- Đọc trước phần 5 còn lại của bài. Tiết sau học tiếp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................ ... h trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào ?
* Bài 22
- Các khái niệm: Siêu văn bản, trang Web, Website, trang chủ, Web tĩnh, Web động ?
- Khái niệm trình duyệt Web? Các trình duyệt Web thông dụng?
- Cách tìm kiếm thông tin trên Internet ?
- Cách đăng kí, đọc, soạn thư điện tử.
4. Củng cố
	- Nhắc lại các kiến thức vừa ôn tập 
5. Bài tập về nhà
	- Ôn lại các kiến thức đã học.
Ngày soạn: 15/04/2015	Ngày dạy: 
Tuần 37 - Tiết 70
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:	
- Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh trong học kỳ II.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện tạo bảng, Tạo được danh sách số thứ tự.
- Phân biệt được các phương tiện truyền thông trong mạng Internet.
.- Các kiến thức về địa chỉ IP và tên miền.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc khi làm bài.
III. MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Cộng
1. Một số chức năng soạn thảo văn bản
Lý thuyết liên quan tới định dạng kiểu danh sách hoặc Lý thuyết liên quan tới ngắt trang – đánh số trang hoặc Lý thuyết liên quan tới in văn bản
Tạo được danh sách liệt kê dạng ký hiệu hoặc số thứ tự
Số câu 02
Số điểm 2.0
Tỉ lệ 20 %
Số câu 01
Số điểm 
 1.0
Số câu 01
Số điểm 
 	1.0
Số câu 02
 2.0 điểm 
= 20 %
2. Tạo và làm việc với bảng
Tạo được bảng
Thực hiện được các thao tác trên bảng
Số câu 02
Số điểm 04
Tỉ lệ 40 %
Số câu 01
Số điểm 
 	2.0
Số câu 01
Số điểm 
2.0 
Số câu 02
4.0 điểm 
= 40%
3. Mạng máy tính
Lý thuyết liên quan tới mạng máy tính hoặc lý thuyết về giao thức
Phân biệt được các phương tiện truyền thông trong mạng máy tính hoặc Hiểu các kiểu bố trí mạng máy tính hoặc Hiểu tiêu chí để thiết kế một mạng máy tính hoặc Hiểu phân loại mạng máy tính
Số câu 02
2.0 điểm 
= 20 %
Số câu 02
Số điểm 02
Tỉ lệ 20 %
Số câu 01
Số điểm 
 1.0
Số câu 01
Số điểm 
 1.0
Số câu 02
2.0 điểm 
= 20 %
4. Mạng thông tin toàn cầu Internet
Lý thuyết liên quan tới Internet
Hiểu cách kết nối Internet hoặc Hiểu giao thức TCP/IP hoặc Hiểu tên miền, địa chỉ IP
Số câu 02
Số điểm 02
Tỉ lệ 20 %
Số câu 01
Số điểm 
 1.0
Số câu 01
Số điểm 
 1.0
Số câu 02
2.0 điểm 
= 20 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ 100%
Số câu 03
Số điểm 3.0
30 %
Số câu 02
Số điểm 2.0
20 %
Số câu 02
Số điểm 3.0
30 %
Số câu 02
Số điểm 2.0
20 %
Số câu 09
Số điểm 10
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
Đề 1:Câu 1 (2đ): Cho văn bản được trình bày như hình 1:
Các thuộc tính định dạng đoạn văn:
Căn lề
Vị trí lề
Khoảng cách đến đoạn trước và sau
Định dạng dòng đầu tiên
Khoảng cách giữa các dòng
Các thuộc tính định dạng đoạn văn:
Căn lề
Vị trí lề
Khoảng cách đến đoạn trước và sau
Định dạng dòng đầu tiên
Khoảng cách giữa các dòng
Hình 1
a) Theo em, trình bày phần văn bản trên dưới dạng gì?
b) Nêu các bước định dạng kiểu danh sách như hình 1?
Câu 2 (4đ): Cho bảng sau: 
Địa phương
Xã Ngũ Hùng
Xã Chi Bắc
Xã Tứ Cường
Nhiệt độ (0C)
Thấp nhất
30
20
10
Trung bình
32
26
15
Cao nhất
35
29
18
a) Nêu các bước để tạo ra bảng với khung như trên?
b) Em hãy nêu một số định dạng văn bản trong ô để bảng trở nên đẹp hơn?
Câu 3 (2đ): a) Nêu một số lợi ích của mạng máy tính?
b) Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa mạng không dây và mạng có dây?
Câu 4 (2đ): a) Internet là gì?
b) Bố mẹ em có nhu cầu kết nối Internet cho máy tính để bàn. Em hãy tư vấn cho gia đình nên chọn cách kết nối nào? Giải thích ngắn gọn cho bố mẹ hiểu?
Đề 2: Câu 1 (2đ): Cho văn bản
Công việc một ngày của học sinh
Học ở nhà và lao động giúp gia đình
Học trên lớp
Tập thể thao
Làm bài tập ở nhà
Công việc một ngày của học sinh
Học ở nhà và lao động giúp gia đình
Học trên lớp
Tập thể thao
Làm bài tập ở nhà
	Hình a	Hình b
a) Theo em, trình bày phần văn bản trên dưới dạng gì?
b) Nêu các bước định dạng kiểu danh sách như hình a?
Câu 2 (4đ): Cho bảng sau: 
Nhiệt độ (0C)
Địa phương
Cao nhất
Trung bình
Thấp nhất
Thanh Miện
30
20
10
Gia Lộc
35
26
15
Tứ Kỳ
32
29
18
a) Nêu các bước để tạo ra bảng với khung như trên?
b) Em hãy nêu một số định dạng văn bản trong ô để bảng trở nên đẹp hơn?
Câu 3 (2đ): a) Trình bày các thành phần của mạng máy tính?
b) Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa mạng LAN và WAN?
Câu 4 (2đ): a) Phát biểu khái niệm Internet là gì?
b) Bác có một chiếc Laptop và luôn phải di chuyển vị trí làm việc. Bác có nguyện vọng kết nối Internet. Em hãy tư vấn cho Bác nên chọn cách kết nối nào? Giải thích ngắn gọn cho Bác hiểu?
Câu 1 (2đ): 
a) Trình bày phần văn bản trên dưới dạng kiểu danh sách 	0,25 điểm
dạng số thứ tự	0,25 điểm
b) 
Bước 1: Chọn phần văn bản cần định dạng kiểu danh sách	0,25 điểm
Bước 2: Chọn Formatà 	0,25 điểm
Bullet and Numbering... 	0,25 điểm
Bước 3: Chọn thẻ Numbering	0,5 điểm
Bước 4: Chọn nút 	0,25 điểm
Câu 2 (4đ): Cho bảng sau: 
a) 
Sai không có điểm. Trả lời đúng thì:
Chọn Table à 	0,25 điểm
Insert à 	0,25 điểm
Table (Có thể dùng cách khác) 	0,25 điểm
Nhập số hàng là 4 ở number of row, 	0,5 điểm
Nhập số cột là 5 ở number of column	0,5 điểm
Nhấn OK	0,25 điểm
Sai không có điểm. Trả lời đúng thì:
Chọn 3 ô ở hàng 2,3,4	0,25 điểm
cột 1	0,25 điểm
Nhấn chuột phải, 	0,25 điểm
Chọn Merge Cell	0,25 điểm
b) Đưa ra được định dạng phù hợp được 1 điểm.
Câu 3 (2đ): 
a) Giúp trao đổi dữ liệu	0,25 điểm
và dùng chung thiết bị	0,25 điểm
b) Giống nhau: Đều cho phép trao đổi dữ liệu và dung chung thiết bị. 	0,25 điểm
 Khác nhau: 	0,75 điểm
Tiêu chí
Mạng có dây
Mạng không dây
Tốc độ
Cao hơn
Thấp hơn
Chi phí
Thấp
Cao
Địa điểm lắp đặt
Cố định
Không cố định
Số lượng máy tính tham gia
Nhiều hơn
Ít hơn
Câu 4 (2đ): 
a) Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và 	0,25 điểm
sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. 	0,25 điểm
Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, 	0,25 điểm
cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa. 	0,25 điểm
b) Sử dụng kết nối có dây của Viettel hoặc VNPT. 	0,25 điểm
HS giải thích phù hợp được
Đề 2
Câu 1 (2đ): 
a) Trình bày phần văn bản trên dưới dạng kiểu danh sách 	0,25 điểm
dạng liệt kê	0,25 điểm
b) 
Bước 1: Chọn phần văn bản cần định dạng kiểu danh sách	0,25 điểm
Bước 2: Chọn Formatà 	0,25 điểm
Bullet and Numbering... 	0,25 điểm
Bước 3: Chọn thẻ Bullet	0,5 điểm
Bước 4: Chọn nút 	0,25 điểm
Câu 2 (4đ): Cho bảng sau: 
a) 
Sai không có điểm. Trả lời đúng thì:
Chọn Table à 	0,25 điểm
Insert à 	0,25 điểm
Table (Có thể dùng cách khác) 	0,25 điểm
Nhập số hàng là 5 ở number of row, 	0,5 điểm
Nhập số cột là 4 ở number of column	0,5 điểm
Nhấn OK	0,25 điểm
Sai không có điểm. Trả lời đúng thì:
Chọn 3 ô ở hàng 1	0,25 điểm
cột 2,3,4	0,25 điểm
Nhấn chuột phải, 	0,25 điểm
Chọn Merge Cell	0,25 điểm
b) Đưa ra được định dạng phù hợp được 1 điểm.
Câu 3 (2đ): 
a) Mạng máy tính bao gồm ba thành phần: 	0,25 điểm
Các máy tính	0,25 điểm
Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau	0,25 điểm
Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính	0,25 điểm
b) Giống nhau: Đều là dạng kết nối có dây. 	0,25 điểm
 Khác nhau: 	0,75 điểm
Tiêu chí
Mạng LAN
Mạng WAN
Khoảng cách giữa các máy tính
Gần nhau
Khoảng cách lớn
Số lượng
Nhỏ hơn
Nhiều hơn (gồm nhiều các mạng LAN)
Phạm vi
Trong một phòng, một tòa nhà, một xí nghiệp, một trường học
Trong một quốc gia, một khu vực
Câu 4 (2đ): 
a) Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.	0,5 điểm
Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa. 0,5 điểm
b) Sử dụng kết nối không dây của Viettel hoặc VNPT. 	0,25 điểm
HS giải thích phù hợp được 
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Về xem lại bài làm xem làm có sai sót gì không?
Ngày soạn: 25/04/2015	Ngày dạy: 
Tuần 38 - Tiết 71
Bài tập và thực hành 11: THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN (T1/2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết chức năng của thư điện tử, tạo, gửi, nhận thư điện tử.
2. Kỹ năng:
 - Biết tạo được hộp thư điện thử trên một nhà cung cấp dịch vụ cấp phát.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học thích tìm hiểu
4. Định hướng phát triển năng lực
- Học sinh sử dụng được hộp thư điện tử và tìm kiếm được thông tin trên internet.
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Thực hành trên máy
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
 - Giáo án, sách giáo khoa,sách giáo viên, Phòng máy 
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
- Vở ghi,sách giáo khoa
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
 Thực hành dịch vụ: Thư điện tử.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của nội dung thực hành bài a ( SGK/155 ).
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài:
+ Đăng kí hộp thư qua địa chỉ: 
+ Đăng nhập hộp thư ( vừa đăng kí )
+ Sử dụng hộp thư ( Đọc thư, soạn thư và gửi thư )
- Yêu cầu học sinh thực hành theo yêu cầu vừa phân tích.
- Quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành và trả lời thắc mắc của học sinh.
Hoạt động 2.
Nhận xét, đánh giá, tổng kết thực hành.
- Đọc bài
- Nghe giảng
- Thực hành
- Nghe giảng
4. Củng cố
- Nhắc lại những thao tác vừa thực hành: 
Đăng kí hộp thư qua địa chỉ
Đăng nhập hộp thư 
Sử dụng hộp thư ( Đọc thư, soạn thư và gửi thư )
5. Bài tập về nhà
- Đọc trước phần b ( giờ sau thưc hành tiếp )
Ngày soạn: 25/04/2015	Ngày dạy: 
Tuần 38 - Tiết 72
Bài tập và thực hành 11: THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN (T2/2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết khởi động IE. Biết truy cập web,
2. Kỹ năng:
 - Sử dụng trình duyệt web IE . Thực hiện tìm kiếm thông tin
3. Thái độ
- Yêu thích môn học thích tìm hiểu
4. Định hướng phát triển năng lực
- Học sinh sử dụng được hộp thư điện tử và tìm kiếm được thông tin trên internet.
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Thực hành trên máy
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
 - Giáo án, sách giáo khoa,sách giáo viên
 - Phòng máy 
2. Chuẩn bị của Học sinh: 
- Vở ghi,sách giáo khoa
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1
Thực hành dịch vụ tìm kiếm google
-Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu bài
+Khởi động mở trang: 
+Sử dụng từ khoá tìm kiếm: gõ từ khoá tìm kiếm vào ô tìm kiếm liên quan đến các môn học như: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa... 
+Ấn enter hoặc nháy chuột nút tìm kiếm với google
+Yêu cầu học sinh thực hành theo yêu cầu vừa phân tích 
-Quan sát hướng dẫn học sinh thực hành và trả lời thắc mắc học sinh
 Hoạt động 2
	Nhật xét, đánh giá ,tổng kết tiết học
Đọc bài
- Nghe giảng
- Thực hành
- Nghe giảng
4. Củng cố
- Nhắc lại những thao tác vừa thực hành : 
5. Bài tập về nhà
- Khởi động mở trang:  để tìm kiếm: 
- Thực hành lại nếu có điều kiện

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Bai_toan_va_thuat_toan_ca_nam.doc