CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ
THUỘC CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ĐỊA CHẤT
I. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh nắm được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển, nu cầu lao động của một số nghề thuộc nghành giao thông vận tải và địa chất.
II. Phương pháp dạy học.
-Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất.
- Chuẩn bị cho học sinh mẫu điều tra thông tin một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất.
- Giáo viên giao trước cho học sinh tìm hiểu một số nghề cụ thể thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất. (do giáo viên chọn).
- Chuẩn bị một số bài hát về đề tài giao thông vận tải và địa chất.
Ngày soạn :. Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành giao thông vận tải và địa chất I. Mục đích, yêu cầu - Học sinh nắm được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển, nu cầu lao động của một số nghề thuộc nghành giao thông vận tải và địa chất. II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất. - Chuẩn bị cho học sinh mẫu điều tra thông tin một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất. - Giáo viên giao trước cho học sinh tìm hiểu một số nghề cụ thể thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất. (do giáo viên chọn). - Chuẩn bị một số bài hát về đề tài giao thông vận tải và địa chất. 2. Học sinh: - Chuẩn bị một số thông tin theo bản cấu trúc nghề do giáo viên giao - Chuẩn bị tổ chức các hoạt động cần thiết cho buổi học. - Chuẩn bị một số bài thơ, bài hát về đề tài giao thông vận tải và địa chất IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11CB3 32 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp Vị trí tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải và địa chất trong xã hội a. Vị trí của ngành giao thông vận tải trong xã hội. - Hệ thống giao thông quyết định sự phát triển của nền kinh tế xã hội. - Mạng lưới giao thông tạo điều kiện cho sự phát triển và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của toàn dân. - MLGT đóng góp vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước. b. Vị trí của ngành địa chất trong xã hội. - Ngành địa chât có vị trí, vài trò quan trọng trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, Ngoài ra ngành còn tiến hành điều tra cơ bản về địa chất môi trường, Tính đến nay, ngành địa chất đã có những thành quả đáng kể đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. A. Ngành giao thông vận tải I. Một số nét về lịch sử phát triển của ngành giao thông vận tải Việt nam. - Giao thông đường thuỷ sớm phát triển do có vị trí thuận lợi. - Giao thông đường bộ cũng sớm phát triển đặc biệt từ thời pháp thuộc. - Đường sắt, đường hàng không cũng có những bước phát triển mới II. Các nhóm nghề cơ bản của ngành giao thông vận tải. Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông. Nhóm nghề vận tải. Nhóm nghề công nghiệp giao thông vận tải. III. Đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành giao thông vận tải. 1. Đối tượng lao động: các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, các công trình cảng sông và cảng biển, các sân bay dân sự và quân sự, các phương tiện vận tải bằng đường bộ,đường thuỷ, đường hàng không. 2. Nội dung lao động: ví dụ nhóm ngành xây dựng các công trình GT 3. Công cụ lao động: tuỳ theo từng nghề, từng chuyên môn trong ngành sẽ có những công cụ khác nhau. 4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động - về kiến thức - về kỹ năng nghề nghiệp - Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp - Yêu cầu về tâm-sinh lý - Yêu cầu về sức khoẻ. 5.Điều kiện lao động: phụ thuộc vào loại hình lao động, vào môi trường của loại hình lao động đó. 6. Những chống chỉ định y học của nghề: những người mắc bệnh tim mạch, thần kinh, thấp khớp, viêm gan IV. Triển vọng phát triển của nghề Do yêu cầu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hoá, nhu cầu du lịch trong và ngoài nước tăng nên ngành giao thông vận tải sẽ phát triển mạnh. V. Một số thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh B. Ngành địa chất I. Một số nét về lịch sử phát triển của ngành địa chất Việt nam. - nhân dân ta đã biết khai thác và sử dụng khoáng sản từ hàng nghìn năm trước (trống đồng Đông Sơn, mũi tên đồng Cổ loa) - cuối thế kỷ 19, chính phủ Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng sản tại Việt nam. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ 20 thì ngành địa chất Việt nam mới bắt đầu phát triển. - nay ngành địa chất đã hoạt động đều khắp nước. II. Các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất III. Đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành địa chất 1. Đối tượng lao động: Cấu trúc địa chất Việt nam, những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt nam, các trường địa vật lý khu vực, các trường địa từ điạ chấn kiến tạo. 2. Nội dung lao động: điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất, 3. Công cụ lao động: các công cụ thiết bị chuyên ngành. 4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động - về kiến thức - về kỹ năng nghề nghiệp - Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp - Yêu cầu về tâm-sinh lý - Yêu cầu về sức khoẻ. 5.Điều kiện lao động: phụ thuộc vào loại hình lao động, vào môi trường của loại hình lao động đó. 6. Những chống chỉ định y học của nghề: những người mắc bệnh tim mạch, thần kinh, thấp khớp, viêm gan IV. Triển vọng phát triển của nghề Ngành địa chất Việt nam đang tiếp cận dần đến hội nhập vào khu vực và thế giới để phát triển. V. Một số thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh Giáo viên đưa câu hỏi: Nêu vị trí, tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong xã hội Học sinh thảo luận theo nhóm, đưa ra ý kiến. Giáo viên tập hợp các ý kiến. Nhận xét. Giáo viên đưa câu hỏi: Nêu vị trí, tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong xã hội Học sinh thảo luận theo nhóm, đưa ra ý kiến. Giáo viên tập hợp các ý kiến. Nhận xét. Giáo viên đưa câu hỏi: Em hãy cho biết lịch sử phát triển của ngành giao thông vận tải việt nam? Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày, giáo viên nhận xét ? Hãy nêu các nhóm nghề cơ bản của ngành giao thông vận tải? ? Đối tượng lao động của ngành giao thông vận tải? ?Nội dung lao động? ?Công cụ lao động? ?Yêu cầu của nghề đối với người lao động? ?Điều kiện lao động? ?Những chống chỉ định y học của nghề? ?Triển vọng phát triển của nghề? Giáo viên đưa ra thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh. Giáo viên đưa câu hỏi: Em hãy cho biết lịch sử phát triển của ngành địa chất việt nam? Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày, giáo viên nhận xét ? Hãy nêu các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất? ? Đối tượng lao động của ngành địa chất? ?Nội dung lao động? ?Công cụ lao động? ?Yêu cầu của nghề đối với người lao động? ?Điều kiện lao động? ?Những chống chỉ định y học của nghề? ?Triển vọng phát triển của nghề? Giáo viên đưa ra thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh. 4. Củng cố - Giáo viên củng cố những ý chính của bài 5. Bài tập về nhà.- Học sinh ôn tập vị trí, các nhóm nghề, đặc điểm lao động, và triển vọng pháp triển của ngành giao thông vận tải và địa chất trong xã hội Ngày soạn :.. Chủ đề 2: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ I. Mục đích, yêu cầu - Học sinh nắm được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm yêu cầu, nhu cầu lao động, nơi đào tạo, triển vọng phát triển của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. - Tìm hiểu được thông tin về một nghề hoặc chuyên môn lĩnh vực naỳ, liên hệ bản thân để chọn nghề - Học sinh hứng thú tìm hiểu các nghề kinh doanh, dịch vụ trong giai đoạn hiện nay và cơ sở đào tạo các nghề đó II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ - Chuẩn bị cho học sinh mẫu điều tra thông tin một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. - Giáo viên giao trước cho học sinh tìm hiểu một số nghề cụ thể thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. (do giáo viên chọn). 2. Học sinh: - Chuẩn bị một số thông tin theo bản cấu trúc nghề do giáo viên giao - Chuẩn bị tổ chức các hoạt động cần thiết cho buổi học. IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11CB3 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc học bài cũ và sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp I. Kinh doanh và dịch vụ trong xã hội ngày nay Công việc kinh doanh dịch vụ của nước ta đã bắt đầu từ lâu và đầu thế kỷ XX đã có những tấm gương điển hình. Trên thế giới đã có không ít các nhà kinh doanh đã thành công trên nhiều lĩnh vực kinh doanh Khái niệm: Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi - Dịch vụ là những công việc được các doanh nghiệp tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu của người khác. Khái niệm kinh doanh của ngành dịch vụ bao gồm nhiều kiểu, loại. Dựa theo tính chất, người ta phân ra thành dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ kinh doanh và tài chính, dịch vụ khách sạn và du lịch, dịch vụ cá nhân II.Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ 1. Đối tượng lao động: đối tượng lao động là sản phẩm, hàng hoá, nhưng nhu yếu phẩm mà nhà kinh doanh tung ra thị trường. 2. Nội dung lao động: nội dung lao động của những người làm nghề kinh doanh dịch vụ là thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và sở thích của khách hàng. 3. Công cụ lao động: công cụ lao động của người làm nghề kinh doanh, dịch vụ rất đa dạng, nhất là trong thời đại các phương tiện thông tin đã phát triển. a. Nhóm nghề Người- người b. Nhóm nghề người-kỹ thuật 4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động - Luôn luôn học hỏi, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng - Có thái độ hoà nhã, vui vẻ, ân cần trong giao tiếp, làm sao để “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” - Thu lượm thông tin: hãy xem mỗi khách hàng là một nguồn thông tin có ích, qua đó tìm hiểu được nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng. - Nắm vững bí quyết xem xét, tìm kiếm và giữ chân khách hàng. - Nhạy cảm trong giao tiếp, biết thu hút sự chú ý, kích thích ước muốn, phát triển mối quan tâm , tạo ra sức thuyết phục đối với khách hàng. - Sẵn sàng đón nhận những khiếu nại của khách hàng, xem đó là cơ hội học hỏi cải thiện công việc kinh doanh của mình, từ đó tìm ra được điều mà khách hàng thật sự mong muốn 5.Điều kiện lao động: những người làm nghề kinh doanh dịch vụ thường không phải làm việc ngoài trời, đại bộ phận làm việc trong các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, văn phòng, trủ sở công ty, nơi giao dịch 6. Những chống chỉ định y học của nghề: những người bị dị dạng, khuyết tật, người nói ngọng, nói nhịu, nói lắp, người mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, bệnh phổi, người mắc các bệnh ngoài da như ghẻ, lở, nấm vảy nến, người thần kinh không ổn định, không cân bằng, dễ nổi nóng, người tính tình thô lỗ, ứng xử thiếu văn hoá III. Phương hướng phát triển các nghành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở nước ta, phương hướng phát triển trong thời gian tới là phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quộc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững. Tới năm 2010, tổng sản phẩm trong nước tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000, dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. Hiện nay n ... trường lao động dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng và thu hút một lực lượng lao động lớn. Theo tính toán, đến năm 2010, ngành dịch vụ chiếm 40 – 41% GDP Xã hội càng phát triển thì các ngành nghề dịch vụ càng trở nên cần thiết, thị trường lao động dịch vụ càng thu hút nhiều lực lượng trẻ tham gia. Lĩnh vực dịch vụ sẽ còn phát triển rất mạnh, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá, dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin 3. Thu thập thông tin nghề nghiệp Trước khi quyết định chọn nghề, học sinh phải tìm hiểu kĩ và nắm vững thông tin về nghề nghiệp, bao gồm ba nội dung sau Tình hình nghề nghiệp trong xã hội đào tạo nghề và bồi dưỡng chuyên môn Thông tin về giới nghề nghiệp Học sinh có thể tìm hiểu thông tin qua các nguồn sau Thu thập thông tin qua sách báo đọc kỹ cuốn quy chế tuyển sinh và những điều cần biết về tuyển sinh do bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thu thập thông tin qua mạng Thông qua tư vấn của các trung tâm Thông qua cha mẹ và bạn bè Thông qua thực tiễn xã hội, qua các buổi giao lưu và thực hành Giáo viên gợi ý học sinh phát biểu về mối quan hệ khăng khít giữa quyết định chọn nghề và thị trường lao động, đồng thời nhắc nhở học sinh muốn sau này có việc làm cần biết điều chỉnh ý thích chọn nghề phù hợp với nh cầu của xã hội Giáo viên khái quát về sự tiến bộ cảu khoa học kỹ thuật va công nghệ cao và xu thế hội nhập - Giáo viên và học sinh trao đổi về nhu cầu của thị trường lao động trong nước: thị trường lao động nông – lâm, ngư nghiệp, thị trường lao động công nghiệp và thị trường lao động dịch vụ - giáo viên và học sinh trao đổi và tâm sự về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường Giáo viên trình bày cho học sinh thấy rõ nu cầu xã hội thực tế là vấn đề thông tin nghề nghiệp, đồng thời là căn cứ quan trọng của quyết định chọn nghề giáo viên trình bày các con đường thu thập thông tin 4. Củng cố - Giáo viên củng cố những ý chính của bài 5. Bài tập về nhà. - Học sinh viết nhận thức của mình qua chủ đề vừa học, tóm tắt ra phiếu điều tra Ngày soạn :.. Chủ đề 7: tôi muốn đạt được ước mơ I. Mục đích, yêu cầu Phân tích được những khó khăn, hạn chế của bản thân để nỗ lực phấn đấu và rèn luyện nhằm đạt được những ước mơ nghề nghiệp Nêu được những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề. điều chỉnh được bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai cho phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và yêu cầu xã hội Tinh tưởng vào sự rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Gợi ý cho học sinh một số nội dung thảo luận để các em suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến thảo luận Yêu cầu học sinh nhớ lại những nội dung của các chủ đề trước (kể cả các chủ đề đã học ở lớp 10) Có thể mời cha mẹ học sinh hoặc một gương học sinh tiêu biểu đang công tác để cùng tham gia ý kiến với các em. Chuẩn bị một số câu hỏi để đưa ra trong quá trình học sinh thảo luận 2. Học sinh: Mỗi học sinh đều phải xem lại bản kế hoạch thực hiện dự định chọn nghề đã xây dựng từ năm lớp 10, có thực tế không, có phù hợp với năng lực bản thân không Các em học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến của mình một cách chi tiết để phát biểu trong giờ thảo luận, có thể viết thành bài nói Cán bộ lớp xây dựng chương trình thảo luận, cử người dẫn chương trình, cử thư ký ghi chép các ý kiến thảo luận Chuẩn bị một số giấy khổ to, bút dạ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ nói về một số ngành nghề mà em thích IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp 1. Nghề dự định lựa chọn và năng lực bản thân dự đinh chọ nghề bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú nghề nghiệp, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế-xã hội và thị trường lao động Sau khi tốt nghiệp THPT, các em sẽ tiếp tục theo học một hình thức đào tạo nào đó, hoặc tham gia lao động sản xuất. Trong trường hợp thứ hai, các em vẫn có ý định đi học thì các em vừa làm vừa học để khi có điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục việc học của mình a/ Hướng thứ nhất: tiếp tục đi học Sau khi tốt nghiệp thpt, một số em sẽ trúng tuyển vào các trường cao đẳng đại học Một số đông các em theo các trường trung câp chuyên nghiệp Một số khác theo các trường đào tạo công nhân kỹ thuật b/ Hướng thứ hai: trực tiếp tham gia lao động sản xuất Tham gia lao động nông nghiệp cùng với gia đình Trực tiếp tham gia lao động tại một cơ sở sản xuất hoặc một công trường xây dựng, một xí nghiệp. Tham gia làm kinh tế gia đình: may mặc, dịch vụ ăn uống Dù có tiếp tục đi học hay tham gia lao động sản xuất, học sinh đều phải tính đến năng lực sở trường của mình. Việc tiếp tục đi học hay tham gia lao động đề cần đến sự nỗ lực học hỏi của cá nhân. yếu tố quan trọng để con người có đuợc năng lực là phải có ý chí, lóng quyết tâm, ý thức vươn lên. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch chọn nghề - Khó khăn xét từ năng lực bản thân - Khó khăn từ phía gia đình - Khó khăn từ phía xã hội 3. Làm thế nào để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp - Phải biết được những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch chọn nghề để phát huy những thuận lợi đó, tạo đà cho nỗ lực bản thân vươn lên thực hiện đến cùng ước mơ nghề nghiệp - Phải biết được những thuận lợi và khó khăn, xác định được đâu là khó khăn từ chính bản thân, từ phía gia đình hoặc từ xã hội. Từ đó vạch ra những việc làm cụ thể để chủ động vượt qua những khó khăn đó - Khi giải quyết những khó khăn, có thể tham khảo ý kiến người lớn để tranh thủ sự giúp đỡ của họ. - Cũng có trường hợp vì hoàn cảnh không cho phép phải từ bỏ ước mơ này, xây dựng ước mơ khác. tuy nhiên đây chỉ là quyết định bất đắc dĩ. Nếu có ý chí vươn lên thì khó khăn đến mấy cũng có thể vượt qua để thực hiện được mơ ước chọn nghề của mình Giáo viên gợi mở cho học sinh thảo luận về dự định lựa chọn nghề theo mơ ước và theo năng lực của bản thân. Học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên lắng nghe đóng góp ý kiến ? Sau khi tốt nghiệp thpt, học sinh có thể tham gia những hình thức học nào ? sau khi tốt nghiệp thpt học sinh có thể tham gia lao động sản xuất ở những loại hình nào Giáo viên và học sinh thảo luận những khó khăn khi thực hiện kế hoạch chọn nghề Học sinh thảo luận theo nhóm : làm thế nào để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp? Giáo viên hướng dẫn, lắng nghe, góp ý với học sinh 4. Củng cố - Giáo viên đánh giá kết quả đạt được sau thảo luận 5. Bài tập về nhà. - Học sinh chuẩn bị tìm hiểu thực tế một trường đại học (hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại địa phương Ngày soạn :.. Chủ đề 8: tìm hiểu thực tế một trường đại học (hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại đại phương I. Mục đích, yêu cầu Biết được các yêu cầu tuyển sinh, điều kiện học tập của sinh viên trong một trường đại học (hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại địa phương Viết được bản thu hoạch về trường Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Xin phép ban lãnh đạo trường Liên hệ với lãnh đạo cơ sở đến tham quan để họ chủ động chuẩn bị kế hoạch đón học sinh Làm những thủ tục cần thiết Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ và số điện thoại Có thoả thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường Làm thủ tục bảo hiểm cho học sinh Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho chuyến đi, kế hoạch làm việc, các dụng cụ và một số loại thuốc khi cần cấp cứu, Mẫu phiếu bản thu hoạch cho học sinh Giáo viên cung cấp trước cho học sinh một số câu hỏi để các em có thể trả lời được qua việc điều tra nghiên cứu trong chuyến tham quan Nếu có điều kiện, giáo viên có thể đem theo máy ảnh để chop làm tư liệu và kỷ niêm chuyến tham quan 2. Học sinh: Tìm hiểu mục đích tham quan Xin phép cha mẹ Biết thời gian, địa điểm và một số thông tin khác của buổi tham quan Nắm nội quy của buổi tham quan Biết cách tìm hiểu và ghi chép thông tin của buổi tham quan Chuẩn bị mẫu phiếu bản thu hoặch dưới sự hướng dẫn của giáo viên Cùng giáo viên chuẩn bị chu đáo cho buổi tham quan đạt kết quả tốt IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp 1. Sự cần thiết của việc tổ chức tham quan trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp tham quan là một trong những hoạt động giảng dạy sinh động. Quan tham quan, học sinh học tập được nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia, thông qua trao đổi, tranh luận, phát biể được những vấn đề thực tế cần thiết và bổ ích qua tham quan một trường đại học (hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) tại địa phương, các em có cách nhìn nhận thực tế hơn trong việc chọn trường, tự định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình sau khi tốt nghiệp thpt 2. Lựa chọn địa điểm tham quan: dựa trên những cơ sở sau - Mục đích của buổi tham quan - Lựa chọn trường tham quan: + Trường đại học cao đẳng + Trường trung cấp chuyên nghiệp + Trường dạy nghề ở địa bàn huyện Thanh Ba, có thể lựa chọn thăm các trường Đại học Hùng Vương, Cao đẳng y, Cao đẳng kỹ thuật, trung cấp quốc phòng Việc lựa chọn truờng tham quan cần chú ý xem xét đến các hình thức đào tạo + đào tạo tập trung + đào tạo tại chức + đào tạo liên thông + đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn 3. Nội dung tham quan - tham quan toàn bộ khung cảnh của trường học - tham quan phòng học, phòng thực hành - tham quan ký túc xá sinh viên - giao lưu, nghe báo cáo, trao đổi với một số cán bộ, sinh viên của trường Sauk hi tham quan, mỗi học sinh phải làm một bản thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên Tiến trình tổ chức tham quan Hoạt động 1: Tổ chức đi tham quan Giáo viên tập hợp lớp Chia lớp ra thành nhóm Giao nhiệm vụ cho nhóm và phân công nhóm trưởng Tổ chức đi đến cơ sở tham quan Hoạt động 2: Tìm hiểu những thông tin chung về trường Cán bộ trường giới thiệu một số nét chung, khái quát về truyền thống, quy mô đào tạo Trả lời một số thắc mắc của học sinh Phổ biến nội quy tham quan cho học sinh Hoạt động 3: tham quan trường Cán bộ nhà trường hướng dẫn học sinh tham quan Trong quá trình tham quan, học sinh ghi chép chụp ảnh một số cảnh học tập lao động của sinh viên Hoạt động 4: giao lưu trao đổi với một số cán bộ sinh viên trong trường tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến với một số cán bộ sinh viên trong trường nội dung giao lưu được thiết kế trước hình thức giao lưu nên phong phú: cán bộ trường nói chuyện, giao lưu với sinh viên, kết hợp trò chơi, biểu diễn văn nghệ Hoạt động 5: Tổng kết buổi tham quan giáo viên tổng kết, nhận xét, đánh giá giáo viên và đại diện học sinh cảm ơn nhà trường 4. Củng cố - Giáo viên đánh giá kết quả đạt được 5. Bài tập về nhà. - Học sinh viết thu hoạch sau tham quan và nộp cho giáo viên
Tài liệu đính kèm: