Giáo án Ngoài giờ lên lớp 9 - Tháng 11 chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta

Giáo án Ngoài giờ lên lớp 9 - Tháng 11 chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta

Tháng 11

Chủ đề:3 THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA

I. Mục tiêu:

 + Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng

 và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.

 + Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.

 + Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng, phong phú của

 thế giới nghề nghiệp.

 + Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.

II. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan .

- Hs tìm hiểu về thông tin nghề.

 III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2. Bài cũ:

 + Nêu một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước trong

 thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước?

 

doc 2 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên lớp 9 - Tháng 11 chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 11
Chủ đề:3
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
Ngày soạn :19 /11/2009
Ngày giarng : 28/11/2009
I. Mục tiêu:
	+ Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng 
 và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
	+ Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.
	+ Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng, phong phú của
 thế giới nghề nghiệp.
	+ Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan .
Hs tìm hiểu về thông tin nghề.
 III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong
Bài cũ: 
 + Nêu một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước trong
 thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước?
Bài mới:
 a. GV giới thiệu bài học.
 b. Tổ chức các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
* Hoạt động 1: Tìmhiểu tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp.
- Hãy kể tên 10 nghề mà em biết?
- Hs kể tên nghề.
- GV kết luận về tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp => ghi bảng.
I. Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp: 
- Thế giới nghề nghiệp rát phong phú và đa dạng, thế giới đó luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. Do đó muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác. 
* Hoạt động 2: Phân loại nghề thường gặp
- Có thể gộp một số nghề có chung một số đặc điểm thành một nhóm nghề được không? Nếu được hãy lấy ví dụ
- Gv yêu cầu các tổ thảo luận ghi ra giấy
- Gv chốt ý và phân tích một số cách phân loại nghề => ghi bảng
II. Phân loại nghề thường gặp:
1. Phân loại nghề theo hình thức lao động:
 - Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo
 VD: + Lãnh đạo các cơ quan đảng
 + Lãnh đạo doanh nghiệp
 +Cán bộ kinh tế, y tế, văn hoá
- Lĩnh vực sản xuất
 VD: + khai thác mỏ dầu, than..
 + In, dệt, may mặt, vận tải
2.Phân loại nghề theo đào tạo:
- Nghề được đào tạo.
- Nghề không qua đào tạo.
3. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: Nhân viên văn phòng, kế toán, thư kí,
Những nghề tiếp xúc với con người : Giáo viên, thầy thuốc , hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán hàng,..
- Những nghề thợ: Lái xe, thợ dệt, thợ điện,
- Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật: Viết văn, sáng tác nhạc, vẻ tranh, 
- Nhưng nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu sinh
- Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên: Làm vườn, chăn nuôi,
- Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt: Du hành vũ trụ, lái máy bay thí nghiệm, thám hiểm,
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề.
- Gv giới thiệu những dấu hiệu cơ bản của nghề rồi yêu cầu hs nêu lại.
- Gv nêu nội dung của bản mô tả nghề .
III. Những dấu hiệu cơ bản của nghề,bản mô tả nghề:
1 Những dấu hiệu cơ bản của nghề:
 a. Đối tượng lao động.
 b. Nội dung lao động.
 c. Công cụ lao động.
 d. Điều kiện lao động.
 2. Nội dung bản mô tả nghề:
Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
Nội dung và tính chất lao đọng của nghề.
Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
Những chốnh chỉ định y học.
Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
Những nơi có thể theo học nghề.
Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
Củng cố:
 + Nêu các cách phân loại nghề?
Dặn dò:
 + Học bài
 + Tìm hiểu thêm một số nghề phổ biến ở địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANG11.doc