Tháng 4
Chủ đề:8 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
+Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất
nước và địa phương.
+ Kể được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.
+ Quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề cần phát triển.
II. Chuẩn bị:
- GV tìm hiểu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nơi trường đóng .
- Hs tìm hiểu một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
Kiểm tra sĩ số, tác phong
2. Bài cũ:
+ Hãy cho biết những nguyên tắc chọn nghề?
+ Hãy cho biết ý nghĩa của việc chọn nghề?
Tháng 4 Chủ đề:8 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ngày soạn: 01/4/2010 I. Mục tiêu: +Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. + Kể được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương. + Quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề cần phát triển. II. Chuẩn bị: GV tìm hiểu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nơi trường đóng . Hs tìm hiểu một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong Bài cũ: + Hãy cho biết những nguyên tắc chọn nghề? + Hãy cho biết ý nghĩa của việc chọn nghề? Bài mới: a. GV giới thiệu bài học. b. Tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG * Hoạt động 1: Nói chuyện về phương hướngvà chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương - Hãy kể một số nghề thuộc lĩnh vực kinh tế ở địa phương mà em biết? - Gv nêu kế hoạch phát triển, chỉ tiêu phát triểnkinh tế xã hội ở địa phương ở các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế và văn hoá I. Phương hướng và chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương: * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm của quá trìnhphát triển kinh tế xã hội ở nước ta. - Em hiểu như thế nào là công nghiệp hoá? - Hs trả lời - Là nền công nghiệp được trang bị bởi máy móc, thiết bị hiện đại làm cho sự phát triển kinh tế xã hội đạt tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơnvà bền vững hơn. Quá trình công nghiệp hoá tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh té. Sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương phải theo cơ cấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Gv nêu và phân tích một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. -Chốt ý ghi bảng. -Hãy nêu những biểu hiện về việc đề cao đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong lĩnh vực phát triển nền kinh tế thị trường? - Hs trả lời. - Gv kết luận và cho ghi. II. Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: 1. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: - Đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản phải trở thành một nước công nghiệp; tiến hành hiện đại hoá đất nước song song với công nghiệp hoá. Đó là ý tưởng tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn đẻ tạo ra những bước đi tắt, đón đầu sự phát triển ở một số lĩnh vực sản xuất - Công nghiệp hoá là một quá trình lâu dài, đầy khó khăn phức tạp; sự thành công của công nghiệp hoá phụ thuộc vào năng lực nội sinh và những điều kiện hoạt động khoa học và công nghệ của đội ngủ công nhân cán bộ kĩ thuật và cán bộ khoa học. Vấn đề trung tâm của công nghiệp hoá là chuyển giao công nghệ. - Mặt bằng dân trí và đỉnh cao trí tuệ là hai việc song hành và nhất thiết phải đạt tới trình độ tối thiểu thì mới đảm bảo tiến hành công nghiệp hoá. 2. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: - Phải đề cao đạo đức và lương tâm nghề nghiệp: + Không làm hàng giả, không tung ra thị trường những mặt hàng không đạt tiêu chuẩn do nhà nước qui định. + Tuân theo các luật về sản xuất kinh doanh, không lừa đảo, chèn ép người khác, không trốn tránh thuế, không bóc lột lao động * Hoạt động 3: Tìm hiểu 4 lĩnh vực công nghệ trọng điểm. - Gv giới thiệu 4 lĩnh vực công nghệ trọng điểm. - Yêu cầu hs nhắc lại 4 trọng điểm. - Các lĩnh vực này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế nước nhà? - Tạo ra những bước nhảy vọt về kinh tế, tạo điều kiện để đi tắt đón đầu trong các lĩnh vực. - Gv giải thích, kết luận, ghi bảng III. Các trọng điểm phát triển trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến: Bốn lĩnh vực công nghệ then chốt có tác dụng cho sự phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá hoà nhịp trào lưu thế giới là: + Công nghệ thông tin + Công nghệ vật liệu mới + Công nghệ sinh học + Công nghệ tự động hoá Củng cố: + Thông qua buổi sinh hoạt, em hãy cho biết vì sao chúng ta cần nắm được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước? Dặn dò: + Học bài + Tìm hiểu thêm một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.
Tài liệu đính kèm: